Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 95 - 112)

Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam

Qua những nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về mua, bán nợ tại các NHTM, giải pháp đƣợc đƣa ra để hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này cần phải có sự thống nhất ở nhiều phƣơng diện, trƣớc hết là những quy định liên quan tại BLDS, Luật Thƣơng mại và các quy định về mua, bán nợ tại các TCTD.

Với những quy định hiện hành về hoạt động mua, bán nợ tại các TCTD thì các chủ thể đƣợc tham gia mua, bán nợ ngoài các ngân hàng, công ty AMC trực thuộc ngân hàng còn có hai chủ thể lớn của Nhà nƣớc đó là DATC và VAMC. Hợp đồng mua bán nợ giữa các ngân hàng, các công ty AMC với nhau đƣợc thiết lập dựa trên những quy định chung, các bên thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng. Nhƣng chủ yếu hợp đồng mua bán nợ sẽ theo mẫu bên bán, do bên bán soạn thảo và bên mua nợ sẽ chấp nhận hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Còn hợp đồng mua bán nợ giữa các ngân hàng với DATC và VAMC thƣờng sẽ theo mẫu của các tổ chức này.

Qua thực tiễn áp dụng Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN có thể nhận thấy những bất cập trong các quy định pháp luật về hoạt động mua, bán nợ tại các NHTM. Do đó, bên cạnh hoàn thiện các quy định về luật chung thì các quy định tại luật riêng cũng cần đƣợc quy định cụ thể, có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn hoạt động mua, bán nợ tại Việt Nam. Các giao dịch mua bán nợ cần đƣợc tiến hành với mục tiêu lợi nhuận thì mới phát triển đƣợc thị trƣờng và thu hút đầu tƣ của các chủ thể khác.

Thứ nhất, xác định nguồn luật điều chỉnh cho hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại

Hoạt động mua, bán nợ cần đƣợc quy định tại Luật các TCTD, là một hoạt động của ngân hàng. Các thông tin về các khoản nợ đang có nhu cầu xử lý cần đƣợc

công khai nhằm đẩy nhanh việc thu hồi nợ. Với mục tiêu hình thành thị trƣờng mua, bán nợ trong tƣơng lai, hợp đồng mua bán nợ ngoài chịu sự điều chỉnh theo BLDS nói chung thì còn cần sự điều chỉnh của Luật Thƣơng mại, Luật các TCTD. Các quy định tại Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN đƣợc thay thế bởi Thông tƣ 09/2015/TT- NHNN điều chỉnh trực tiếp về hoạt động mua, bán nợ của các TCTD và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài cần đƣợc hoàn thiện hơn nữa, và cần có sự đánh giá dựa trên thực tiễn thi hành.

Thứ hai, Các quy định về đối tƣợng hợp đồng mua bán nợ

Các quy định về đối tƣợng hợp đồng mua bán nợ cần có sự sửa đổi đồng nhất tại luật chung cũng nhƣ tại những quy định tại các văn bản liên quan điều chỉnh hoạt động mua bán nợ của các TCTD.

Một là, quy định về quyền đòi nợ

Quyền đòi nợ có tính chất khá đặc biệt vì nó phản ánh việc một nghĩa vụ vừa là một mối quan hệ về mặt pháp luật, đồng thời lại là một loại tài sản, hay là một dạng quyền tài sản. Tuy nhiên, quy định hiện hành về tài sản nói chung và quyền tài sản nói riêng tại Bộ luật Dân sự năm 2005 chƣa thể hiện đƣợc bản chất của quyền đòi nợ. Nợ đƣợc nhắc tới trong các quy định hiện hành mang bản chất kinh tế, liệt kê nguồn gốc hình thành nợ chứ không nêu đƣợc bản chất pháp lý của nó. Do vậy, cần thiết phải có khái niệm, quy định trong luật chung về quyền đòi nợ thể hiện đƣợc tính chất đặc biệt của nó.

Hai là, điều kiện về khoản nợ được mua, bán

Với quy định tại Khoản 3 Điều 4 Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN về việc các bên không thực hiện mua, bán đối với các khoản nợ đã có thỏa thuận không đƣợc mua, bán, và Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN đã thay đổi điều khoản này bằng quy định: “Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ”. Nhƣng với quy định cũ hay mới đều khiến cho các chủ thể tham gia giao dịch lúng túng khi thực hiện. Xét thấy, để tạo điều kiện cho các bên mua bán nợ, thì thỏa thuận về việc cho phép chuyển nhƣợng khoản nợ hay không chỉ cần có sự thỏa thuận của các bên và đƣợc ghi nhận thành một điều khoản, hay lập thành một văn bản riêng đều đƣợc.

Ba là, phạm vi khoản nợ được mua, bán - quy định về trường hợp bán một phần khoản nợ

Đối với trƣờng hợp bán các khoản nợ có các biện pháp bảo đảm, việc chuyển giao các tài sản bảo đảm này đƣợc chuyển giao cùng với quyền sở hữu khoản nợ theo hợp đồng mua bán nợ. Tuy nhiên, đối với những khoản nợ đƣợc bán một phần thì các tài sản bản đảm sẽ đƣợc chuyển giao nhƣ thế nào?. Các bên có thể thỏa thuận về việc quy định một điều khoản trong hợp đồng mua bán nợ hoặc một quy định tại phụ lục đi kèm hợp đồng về việc:“các bảo đảm của khoản nợ được chuyển giao cho bên mua nợ để đảm bảo cho khoản nợ đã được mua bán một phần với giá trị bảo đảm tương ứng với phần nợ đã được mua, bán…”. Trƣờng hợp biện pháp bảo đảm cho khoản nợ là cầm cố, nếu bên mua nợ là hai chủ thể thì các bên có thể thỏa thuận ai sẽ là ngƣời cầm giữ tài sản, hoặc giao cho một bên trung gian cầm giữ tài sản đó. Trƣờng hợp biện pháp bảo đảm là thế chấp, thì hồ sơ tài sản cũng sẽ đƣợc các bên thỏa thuận để bàn giao cho một bên giữ. Trách nhiệm của bên giữ tài sản cầm cố hay giữ hồ sơ đối với tài sản thế chấp đƣợc thỏa thuận và quy định tại hợp đồng mua bán nợ.

Bốn là, thông tin về nhóm nợ mua, bán

Thông tin về nhóm nợ là việc xác định khoản nợ đƣợc phân vào nhóm nợ nào. Hiện nay với quy định mới tại Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN đƣợc bổ sung tại Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN sẽ giúp các khoản nợ trở về sát hơn với tiêu chuẩn phân loại nợ quốc tế, đánh giá chuẩn hơn giá trị khoản nợ. Do vậy, thông tin về nhóm nợ cần đƣợc đề cập tới trong hợp đồng mua bán nợ. Đối với mẫu hợp đồng mua bán nợ của VAMC, thông tin về nhóm nợ đƣợc quy định tại mục về đối tƣợng khoản nợ đƣợc mua, bán.

Năm là, xác định giá bán nợ

Sửa đổi các quy định về khung giá khoản nợ, thời hạn bán nợ

Quyết định 59/2006/QĐ–NHNN mới chỉ quy định mang tính chất chung về giá của khoản nợ thuộc Nhóm 1 mà không xác định cụ thể cho phƣơng thức mua, bán nợ nào hay cả hai. Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN đã sửa đổi quy định về định

giá khoản nợ. Tuy nhiên Thông tƣ này không quy định về giá bán nợ nhóm 1 nhƣ quy định tại Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN mà cho phép các bên thỏa thuận trên cơ sở giá trị ghi sổ của khoản nợ. Điều này một phần thể hiện sự tự do thỏa thuận của các bên, và cũng xét trên thực tế, sẽ ít có ngân hàng nào muốn bán khoản nợ nhóm 1 với giá thấp. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, do đó, khoản nợ nhóm 1 nên chăng vẫn cần quy định về mức giá mua không đƣợc thấp hơn giá trị khoản nợ đó. Theo đó, nên sửa đổi theo hƣớng: “đối với các khoản nợ thuộc Nhóm 1, thì giá mua, bán nợ trong trường hợp mua, bán nợ thỏa thuận hay giá khởi điểm trong trường hợp bán đấu giá khoản nợ không được thấp hơn giá trị khoản nợ được mua, bán”.

Ngoài ra, cần bổ sung các quy định về khung giá chung cho từng nhóm các khoản nợ, đặc biệt là nợ nhóm 5. Theo thông lệ quốc tế đối với các khoản nợ thuộc nhóm 5 thì giá trị của các khoản nợ bằng 40% so với giá trị thực tế. Hiện nay, một số ngân hàng đƣa ra mức giá quá cao so với thông lệ quốc tế, khiến cho cung và cầu không thể gặp nhau dẫn đến tình trạng các khoản nợ bị tồn đọng lại, không thể đƣa vào thị trƣờng. Đối với các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 cần quy định khoảng thời gian từ 2 năm đến 3 năm; đặc biệt đối với các khoản nợ thuộc nhóm 5 NHNN cần quy định thời hạn trong vòng từ 6 tháng – 1 năm, các TCTD phải bán nợ tránh trƣờng hợp nhƣ hiện nay có những khoản nợ tồn tại hàng chục năm vẫn bị “treo”

không bán. Hơn nữa, một khi các TCTD không xử lý khoản nợ sẽ làm tình hình tài chính ngân hàng không lành mạnh, gây tốn kém nguồn lực xã hội và tăng rủi ro thanh khoản. Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN đã có sửa đổi quy định về định giá khoản nợ. Tuy nhiên Thông tƣ này không quy định về giá bán nợ nhóm 1 nhƣ quy định tại Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN mà cho phép các bên thỏa thuận trên cơ sở giá trị ghi sổ của khoản nợ.

Cần có những tiêu chuẩn để định giá khoản nợ

Lí do mà hoạt động mua, bán nợ chƣa đƣợc thực hiện nhiều trên thực tiễn, cũng một phần vì giá của các khoản nợ vẫn chƣa đƣợc đánh giá đúng. Các ngân hàng vẫn đang có quyền tự định giá, do vậy mà với tâm lý không chịu lỗ thì khoảng

cách giá so với thực tế còn rất xa vời. Và mỗi ngân hàng lại dựa trên những tiêu chuẩn riêng để định giá khoản nợ.

Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN với quy định mới về Hội đồng mua, bán nợ, trong đó có nhiệm vụ xác định cả giá mua, bán nợ trong trƣờng hợp mua bán theo thỏa thuận, giá khởi điểm trong trƣờng hợp bán đấu giá khoản nợ sẽ càng khiến cho giá mua, bán nợ đƣợc xác định theo ý chí chủ quan của ngân hàng hơn. Vì vậy, pháp luật cần quy định những tiêu chuẩn về định giá khoản nợ và quy định về sự tham gia của bên thứ ba là tổ chức định giá. Thông qua hoạt động của tổ chức này sẽ giúp cho khoản nợ đƣợc định giá khách quan hơn, sát hơn so với thực tế.

Thứ ba, Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán nợ

Cần sửa đổi quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán nợ liên quan đến năng lực chủ thể tham gia giao kết. Đó là điều kiện về năng lực giao kết hợp đồng. Bởi phần lớn các giao dịch mua bán nợ đƣợc thực hiện giữa các tổ chức có tƣ cách pháp nhân, điều kiện về năng lực hành vi dân sự tại Điều 122 BLDS là một quy định hạn hẹp chỉ với chủ thể tham gia giao kết hợp đồng là các cá nhân.

Thứ tƣ, Phƣơng thức mua, bán nợ

Trƣờng hợp bán đấu giá: cần có các quy định hƣớng dẫn cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản về bán đấu giá nợ.Trƣờng hợp mua, bán theo thỏa thuận: nên có những tiêu chuẩn chung trong việc xây dựng quy trình mua, bán nợ để các bên dễ tiếp cận và thực hiện mua, bán nợ dễ dàng hơn.

Thứ năm, Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên bán nợ

Các NHTM chủ yếu chỉ muốn bán những khoản nợ khó thu hồi, nợ tồn đọng. Do đó, nếu có chủ thể muốn mua khoản nợ có tiềm ẩn nhiều rủi ro, thì ngân hàng sẵn sàng bán. Mà sẽ có nhiều khả năng, với mong muốn đẩy nhanh khoản nợ ra bảng tài chính kế toán, mà một số thông tin liên quan đến con nợ sẽ không đƣợc chủ nợ cung cấp cho bên bán nợ. Những thông tin về tình hình tài chính của con nợ rất quan trọng, quyết định phần lớn khả năng trả nợ của con nợ. Theo quy định hiện hành thì bên bán nợ có nghĩa vụ chuyển giao các hồ sơ,giấy tờ liên quan đến khoản nợ, hồ sơ liên quan đến khoản nợ, còn những thông tin liên quan đến tình hình tài

chính của con nợ ra sao thì không đƣợc nhắc tới. Điều này có quan trọng?. Trên thực tế có rất nhiều chủ thể vay nợ không có khả năng thanh toán hoặc sắp phá sản, chủ nợ biết điều đó nhƣng trong những thông tin, và hồ sơ cung cấp cho bên mua nợ không đề cập tới. Bởi có thể nợ đang đƣợc đánh giá phân loại ở nhóm 2, vẫn có khả năng thu hồi do vậy bên mua có thể chủ quan mà mua nợ...Các ngân hàng thƣờng sẽ có những thông tin về khách hàng vay, đối với bên thứ ba khác thì đó là thông tin đƣợc bảo mật, tuy nhiên, đối với bên mua nợ-nhận chuyển giao quyền sở hữu của bên bán nợ, thì những thông tin này rất cần thiết cho bên mua nợ. Do vậy, cần có quy định về việc cung cấp thông tin liên quan đến khoản nợ, cũng nhƣ thông tin liên quan đến con nợ nhƣ tình hình tài chính… Đây là một trong những nghĩa vụ của chủ nợ cần đƣợc xác định trong luật, nhằm bảo vệ bên mua nợ (thế yếu hơn) trong giao dịch. Trƣờng hợp xác định đƣợc có những hành vi dấu thông tin, hoặc không cung cấp hoặc cố ý cung cấp sai lệch những thông tin về con nợ mà bên bán nợ thì cần có hình thức xử phạt phù hợp. Trong hợp đồng mua bán nợ, nên có điều khoản về nghĩa cung cấp thông tin của bên bán, và bên bán nợ phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của những thông tin này.

Thứ sáu, Các chủ thể tham gia mua bán nợ

Trƣớc tình hình nợ xấu diễn ra phức tạp trong hệ thống ngân hàng hiện nay, bên cạnh sự nỗ lực tự xử lý của bản thân các TCTD thì các chủ thể khác có chức năng mua, bán nợ xấu cần phát huy tích cực vai trò của mình. Để thực hiện đƣợc điều này, pháp luật về hoạt động của các chủ thể chính tham gia mua, bán nợ nhƣ các công ty AMC, DATC, VAMC cần đƣợc hoàn thiện hơn.

Đối với các Công ty AMC trực thuộc NHTM

Theo những phân tích tại Chƣơng 2, các công ty AMC hoạt động chƣa hết với những chức năng và nhiệm vụ của mình. Hoạt động mua, bán nợ mới chỉ quanh quẩn trong việc xử lý nợ của ngân hàng mẹ. Nhiều ngân hàng vừa có bộ phận xử lý nợ riêng cho mình vừa thành lập công ty AMC, đối với những khoản nợ mà bộ phận xử lý nợ tại ngân hàng mẹ không thu hồi đƣợc mới chuyển cho các công ty AMC. Các công ty AMC sẽ tiến hành các biện pháp nhằm thu hồi khoản nợ, chủ yếu là

khởi kiện con nợ ra Tòa án. Hiện nay, vẫn chƣa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về cơ chế hoạt động cho AMC, và AMC vẫn chỉ chịu sự điều chỉnh theo Luật doanh nghiệp, và các công ty AMC đƣợc thành lập dựa trên Điều lệ mẫu do NHNN ban hành theo Quyết định số 1390/NHNN. Hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán nợ của mô hình công ty này còn chƣa có, hoạt động của các công ty quản lý nợ còn đơn giản và nội bộ. Do vậy, NHNN cần xây dựng các quy định pháp luật cụ thể về cơ chế hoạt động của các công ty AMC nhằm thúc đầy quá trình xử lý nợ và tài sản bảo đảm cho khoản nợ đồng thời cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình hoạt động.

Đối với Công ty mua bán nợ Việt Nam DATC

Công ty mua bán nợ Việt Nam đƣợc thành lập với mục tiêu xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, vật tƣ ứ đọng kém, mất phẩm chất, góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nƣớc. Do đó, sự tham gia của DATC là rất cần thiết để giải quyết nợ xấu giữa các doanh nghiệp và TCTD. Nhƣng với quy mô, năng lực tài chính, quản trị của DATC hiện nay chƣa thực sự phát huy hết những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 95 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)