Trách nhiệm dovi phạm hợp đồng và chế tài xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 71 - 73)

2.1. Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua nợ của các Ngân hàng

2.1.5. Trách nhiệm dovi phạm hợp đồng và chế tài xử lý vi phạm

2.1.5.1. Trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý có mục đích xác lập các chế tài cụ thể, là một biện pháp buộc ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thƣờng cho ngƣời bị tổn hại do hành vi đó gây ra. Trách nhiệm dân sự đƣợc chia thành trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng. Theo đó, trách nhiệm hợp đồng phát sinh khi hợp đồng không đƣợc thực hiện gây thiệt hại cho bên bị vi phạm, nên bên bị vi phạm yêu cầu bồi thƣờng. Còn trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi một ngƣời có lỗi gây thiệt hại cho một ngƣời khác và ngƣời bị thiệt hại đòi hỏi đƣợc bồi thƣờng. Trách nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗ đều phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, nhƣng đƣợc phân biệt bởi nghĩa vụ bị vi phạm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ pháp luật.

Điều 302 BLDS năm 2005 về Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự quy định: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”. Hậu quả bất lợi mà ngƣời thụ trái phải gánh chịu nếu vi phạm nghĩa vụ theo BLDS năm 2005 chia thành hai loại: Một là, buộc thực hiện đúng nghĩa vụ; Hai là, bồi thƣờng thiệt hại [9, tr. 68]. Trƣờng hợp có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nhƣng chƣa gây thiệt hại thì áp dụng chế tài thứ nhất. Còn trƣờng hợp có sự vi phạm và gây thiệt hại cho trái chủ thì áp dụng chế tài thứ hai.

Trong hợp đồng mua bán nợ, nếu một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết tại hợp đồng, nhƣ đối với bên mua nợ không thực hiện thanh toán cho bên bán nợ theo đúng thỏa thuận, thì tùy theo thỏa thuận biện pháp xử lý mà bên bán nợ có quyền yêu cầu bên mua nợ thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng, hoặc buộc bên mua nợ chịu một mức phạt tính trên giá trị hợp đồng cho mỗi ngày chậm thanh toán với một hạn mức theo quy định.

2.1.5.2. Chế tài do vi phạm hợp đồng

Những thỏa thuận trong hợp đồng có giá trị bắt buộc các bên phái thực hiện. Nếu một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ thì nghĩa vụ đã thỏa thuận thì bị coi là vi phạm hợp đồng.

Mang bản chất là hợp đồng thƣơng mại, hợp đồng mua bán nợ sẽ có những hình thức chế tài khi một trong các bên có vi phạm hợp đồng: (1) buộc thực hiện đúng hợp đồng; (2) phạt vi phạm; (3) buộc bồi thƣờng thiệt hại; (4) tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (5) đình chỉ thực hiện hợp đồng; và (6) hủy bỏ hợp đồng. Với những chế tài trên, chế tài (1), (2), (3) thƣờng đƣợc các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nợ.

Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng đƣợc thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trƣờng hợp bên bán nợ giao thiếu hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khoản nợ không đúng theo hợp đồng thì phải giao đủ hồ sơ, giấy tờ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Bên bán có thể thỏa thuận gia hạn một thời gian hợp lý để cung cấp đủ hồ sơ cho bên mua nợ.

Phạt vi phạm

Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trƣờng hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật Thƣơng mại 2005. Vậy, phạt vi phạm chỉ xảy ra nếu có thỏa thuận về vấn đề này trong hợp đồng. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, những không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Bồi thường thiệt hại

Là việc bên vi phạm bồi thƣờng những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm, giá trị bồi thƣờng bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu không có hành vi vi phạm. Trong những hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, chế tài buộc bồi thƣờng thiệt hại có những điều kiện phức tạp hơn cả. Điều kiện đầu tiên của bồi thƣờng là phải có một sự thiệt hại xảy ra, bởi hiểu đơn giản, bồi thƣờng là sự bù đắp lại cho những mất mát do sự vi phạm gây ra. Sự vi phạm này đƣợc hình thành từ lỗi và mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và sự thiệt hại. Một số trƣờng hợp miễn trách nhƣ có sự thỏa thuận không phải chịu trách nhiệm của các bên; xảy ra sự kiện bất khả kháng; vi phạm của bên này hoàn toàn do lỗi của bên kia; và hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền mà các bên không thể biết đƣợc vào thời điểm giao kết hợp đồng. Bên yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu không có hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 71 - 73)