Phương hướng hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 96 - 100)

đáp ứng yêu cầu đảm bảo việc làm bền vững và an ninh việc làm cho người lao động trong bối cảnh hội nhập. Việc hoàn thiện này cần chú trọng các yêu cầu đối với việc làm trong bối cảnh hội nhập đó là: Thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế về việc làm; Xử lý các vấn đề về việc làm, điều phối thị trường lao động do di chuyển lao động; Xử lý các vấn đề về lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc; có các quy định để phát triển thị trường lao động; Chính sách phát triển việc làm phải đi đôi với việc đảm bảo an sinh và công bằng xã hội.

3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam giải quyết việc làm ở Việt Nam

Để hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, cần quán triệt các quan điểm về giải quyết việc làm để kịp thời thể chế hóa và ban hành các quy định kịp thời thúc đẩy quá trình giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam:

Thứ nhất, quán triệt và tiếp tục thể chế hóa đường lối đổi mới của

Đảng trong Nghị quyết của các Đại hội Đảng, Nghị quyết của các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương về thúc đẩy xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, đồng thời cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992 đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 tháng 12 năm 2001 sửa đổi, bổ sung.

Thứ hai, hoàn thiện thể chế thị trường lao động theo định hướng xã

hội chủ nghĩa; nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản, cơ chế, chính sách theo hướng tiếp cận với chuẩn mực chung của quốc tế về lao động, việc làm và thị trường lao động, phù hợp các thông lệ và cam kết quốc tế của Việt

Nam trong hội nhập; đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng minh bạch, công khai và đơn giản; tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về lao động - việc làm: Sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động, nghiên cứu xây dựng Luật Việc làm, Luật Tiền lương tối thiểu; xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; kịp thời ban hành những chính sách liên quan tới giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động để khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, đẩy mạnh mở rộng thị trường nhận lao động Việt Nam; Phê chuẩn các công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về lao động, việc làm và thị trường lao động; các thông lệ quốc tế và cam kết quốc tế liên quan của Việt Nam trong hội nhập…

Thứ ba, pháp luật lao động lao động về việc làm và giải quyết việc

làm cần có các quy định tận dụng thời cơ của hội nhập, ra sức phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm theo hướng: ưu tiên phát triển những ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, những ngành mà Việt Nam có lợi thế trong hội nhập; những ngành kinh tế mũi nhọn, sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật cao đồng thời tăng đầu tư, khuyến khích những ngành công nghiệp đòi hỏi ít vốn, sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật không cao; thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, hình thành những khu công nghiệp, khu chế xuất; đầu tư, đẩy mạnh các ngành du lịch, dịch vụ và thương mại... Đây chính là giải pháp quan trọng mà Đảng ta xác định nhằm kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có giải quyết việc làm.

Thứ tư, tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước trong giải quyết việc làm

và phát triển thị trường lao động thông qua việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2020, thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình với các chương trình mục tiêu quốc gia khác (về giáo dục - đào

tạo, về giảm nghèo...) và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố. Trong đó chú trọng thực hiện tốt dự án cho vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, ưu tiên cho vay vốn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng mỹ nghệ; cho vay vốn đối với các dự án tạo việc làm ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, phát triển các vùng chuyên canh, các trang trại chăn nuôi, trồng trọt... góp phần tạo nhiều việc làm ổn định và chất lượng trong khu vực phi chính thức.

Thứ năm, trong hội nhập, khu vực nông nghiệp, nông thôn chịu nhiều

ảnh hưởng tiêu cực nhất, vì vậy pháp luật lao động cần tính tới phát triển đối tượng lao động ở khu vực này. Phải đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển mạnh các làng nghề, xã nghề, khôi phục, mở rộng các nghề truyền thống tiểu, thủ công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với quy mô nhỏ và vừa tại nông thôn... Từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; bố trí các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhu cầu đào tạo không cao về nông thôn; khôi phục và phát triển các làng nghề sản xuất tiểu, thủ công nghiệp và dịch vụ; ưu tiên giải quyết việc làm bền vững cho nông dân trong vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

Thứ sáu, cần có những quy định chặt chẽ, đầy đủ hơn trong công tác

đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về việc coi đây là một trong những giải pháp quan trọng trước mắt tạo việc làm cho lao động; từng bước ổn định và mở rộng thị trường sang các khu vực, các nước phù hợp với lao động Việt Nam, quan tâm đào tạo giáo dục định hướng và nâng cao tay nghề cho lao động, bảo đảm lao động Việt Nam có thể chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế.

Thứ bảy, hoàn thiện những quy định về phát triển thị trường lao động,

xã hội chủ nghĩa. Trong đó, tập trung vào các nội dung như: xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm phổ biến rộng rãi cho mọi đối tượng có nhu cầu; phát triển đồng bộ hệ thống giao dịch trên thị trường theo hướng quy hoạch tổng thể hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở giới thiệu việc làm, đầu tư nâng cao năng lực các trung tâm, xây dựng ba trung tâm ở ba vùng kinh tế trọng điểm đạt tiêu chuẩn, đa dạng hóa các "kênh" giao dịch trên thị trường lao động; tổ chức thường xuyên, định kỳ các sàn giao dịch việc làm để có thể kết nối hoạt động giao dịch trên phạm vi toàn quốc.

Thứ tám, hoàn thiện các quy định về dạy nghề và đào tạo nghề, nhằm

nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tay nghề; thực hiện liên thông giữa các cấp trình độ; giáo dục - đào tạo theo định hướng gắn với cầu lao động, đồng thời, nâng cao hiểu biết về pháp luật, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và nâng cao thể lực đảm bảo cung cấp đội ngũ lao động có chất lượng cả về thể lực và trí lực, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp. Đây là một quá trình lâu dài với nhiều cơ chế, chính sách thích hợp, đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và phải thực hiện ngay từ bậc học phổ thông.

Thứ chín, hoàn thiện pháp luật về hệ thống an sinh xã hội. Hội nhập

kinh tế, Việt Nam phải mở cửa thị trường, thực hiện theo các quy luật của thị trường, kèm theo đó là chúng ta sẽ đối mặt với những tác động tiêu cực từ thị trường, nhất là trong vấn đề xã hội. Vì vậy, hệ thống an sinh xã hội là một công cụ quan trọng để góp phần ngăn ngừa và hạn chế những tiêu cực này. Trong thời gian tới, hệ thống an sinh xã hội cần tập trung vào các chính sách đối với lao động nông thôn bị mất việc làm, thiếu việc làm do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, đối với lao động dôi dư và các chính sách về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp,... tạo cơ hội cho mọi đối tượng đều được hưởng thành quả từ hội nhập, thực hiện mục tiêu phát triển vì con người.

Thứ mười, kế thừa và phát triển những quy định của pháp luật về lao

Hội nhập nền kinh tế thế giới là quá trình tất yếu khách quan với nhiều cơ hội và thách thức, song đối với pháp luật lao động Việt Nam là một thách thức không nhỏ. Do đó, hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về việc làm và giải quyết việc làm trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế phải đạt được các yêu cầu: bảo vệ người lao động đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo lập mối quan hệ lao động hài hòa, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, vững vàng trong hội nhập và phát triển. Chính vì thế, các yêu cầu đối với pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm phải được đặt trong giải pháp hoàn thiện tổng thể hệ thống pháp luật khác có liên quan trên cơ sở nguyên tắc tương thích và công bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 96 - 100)