2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đại diện theo pháp luật của
2.1.2. Quy định về chức danh
Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là người đứng đầu của công ty, thay mặt công ty thực hiện các giao dịch với đối tác, khách hàng và với cơ quan Nhà nước vì lợi ích của công ty. Vì vậy, người đại diện theo pháp luật phải là người có chức danh quan trọng trong cơ cấu tổ chức của công ty. Theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2005: “…
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty” [42]. Theo quy định trên, người đại diện
theo pháp luật của công ty cổ phần chỉ có thể giữ chức vụ là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc.
Thực tế cho thấy, các công ty thường quy định chức danh Giám đốc/Tổng giám đốc làm người đại diện theo pháp luật. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, vì thế hoạt động của họ gắn liền với hoạt động của người đại diện theo pháp luật.
Nếu người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch hội đồng quản trị, có lẽ không phù hợp với vai trò của người đại diện theo pháp luật trong các hoạt động nhân danh công ty, bởi:
Thứ nhất, Chủ tịch hội đồng quản trị có thể do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, hoặc do Hội đồng quản trị bầu trong số các thành viên. Vì thế, nếu lực chọn người giữ chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị làm người đại diện theo pháp luật, thì phải do Đại hội đồng cổ đông quyết định, không đáp ứng kịp thời trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Thứ hai, Chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị, cơ quan giám sát các hoạt động của ban giám đốc, đưa ra các chiến lược phát triển lâu dài cho công ty. Chứ không trực tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh thường nhật của công ty, vì vậy sẽ không theo sát được việc xác lập, thực hiện các giao dịch.
Thứ ba, Giám đốc/Tổng giám đốc là người điều hành công ty, vì thế mọi hoạt động, giao dịch đối với bên thứ ba tốt nhất thuộc thẩm quyền của Giám đốc/Tổng giám đốc. Giám đốc/Tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện các hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình được quy định trong điều lệ công ty.
Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp cũng cho phép Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc công ty theo quy định tại khoản 1
điều 111 Luật doanh nghiệp 2005 “Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác”. Trong trường hợp này, thì người giữ chức vụ kiêm nhiệm này đồng thời sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty. Hiện nay, với chủ yếu loại hình công ty vừa và nhỏ, được tổ chức theo mô hình công ty gia đình, thì các doanh nghiệp thường gắn hai chức danh trên cho một người đảm nhiệm, vì thế cơ cấu quản trị công ty không được đảm bảo, hoạt động của công ty chủ yếu dựa vào một cá nhân. Ngoài ra, cơ cấu quản lý như vậy, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông khác trong công ty, vì những giao dịch bất lợi, xung đột lợi ích mà người kiêm nhiệm có thể thực hiện nhằm mục đích tư lợi cá nhân.
Theo Điều lệ mẫu Ban hành kèm theo Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng quy định “Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành của Công ty. Việc Chủ tịch ….. phải được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên”. Việc kiêm nhiệm chỉ được các chủ sở hữu quyết định thông qua nghị quyết của cuộc họp Đại hội đồng thường niên của công ty hàng năm. Quy định này để tránh việc Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc/Tổng giám đốc khi không có quyết định của cơ quan có quyền lực cao nhất trong công ty cổ phần.