Đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam 07 (Trang 66 - 67)

3.1. Những cơ sở định hướng hoàn thiện

3.1.1. Đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay

Cho đến nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Trước kia, người Việt luôn coi trọng nghề nông hơn nghề thương. Việc tổ chức thương mại của người Việt sơ sài, trong phạm vi gia đình. Nếu có những hội buôn lớn thì cũng chỉ là những phường họp vài thương gia hùn vốn với nhau để kinh doanh rồi chia tiền ngay. Họ không liên kết lại thành những hội buôn làm ăn lâu dài. Nhiều người Việt Nam cho vay lãi trở nên phát tài nhưng họ dùng tiền của để mua ruộng đất chứ không đầu tư kinh doanh, khuếch trương thương mại hay công nghệ. Đến nay, tuy kinh tế - xã hội đã phát triển, thì một phần tư tưởng trong nhân dân vẫn ảnh hưởng của tâm lý đó.

Sử gia Trần Trọng Kim cho rằng:

Thương là hạng người làm nghề buôn bán. Song việc buôn bán của ta ngày xưa kém cỏi lắm. Người thiên hạ đi buôn nước này, bán nước nọ, xuất cảng, nhập cảng, kinh doanh những công cuộc to lớn kể hàng ức hàng triệu. Người mình cả đời không đi đến đâu, chỉ quanh quẩn ở trong nước, buôn bán những hàng hóa lặt vặt, thành ra bao nhiêu mối lợi lớn về tay người ngoài mất. Thỉnh thoảng có

một ít người có mươi lăm chiếc thuyền mành chở hàng từ xứ nọ đến xứ kia, nhưng vốn độ năm bảy vạn quan tiền, thì đã cho là hạng cự phú[29, tr 533].

Tuy nhiên, sau những năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện. Cùng với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, các mặt: chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh được bảo đảm và ổn định. Trong đó có những thành tựu rất đáng khích lệ về việc xây dựng môi trường pháp lý cho kinh doanh đạt được hiệu quả.

Luật Doanh nghiệp 2005 đã xóa bỏ mọi rào cản ngăn cách giữa các thành phần kinh tế trong đó có sự ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước để từ đây mọi doanh nghiệp hoạt động đều bình đẳng và chỉ tôn trọng luật pháp. Theo lộ trình, từ năm 2005 đến nay, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cho ra đời nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh phù hợp, bảo đảm tính thống nhất và tuân thủ luật pháp.

Vì thế hoàn thiện những quy định về các loại hình công ty, cơ cấu tổ chức và hoạt động của chúng là một nhu cầu nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do ý chí của công dân là hết sức cần thiết. Nhằm đảm bảo sự đa dạng các loại hình doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam 07 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)