Những yêu cầu đặt ra cho quá trình hội nhập kinh tế hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam 07 (Trang 67 - 69)

3.1. Những cơ sở định hướng hoàn thiện

3.1.2. Những yêu cầu đặt ra cho quá trình hội nhập kinh tế hiện

Quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, đồng thời đảm bảo các quyền tự do ý chí, tự do kinh doanh của công dân.

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 về một số chủ trương, chính sách

lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Nghị quyết này đã nêu rõ: hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước thành viên của WTO với tư cách là một đối tác bình đẳng, không bị phân biệt đối xử và theo mức thuế các thành viên WTO cam kết. Khi gia nhập WTO, thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước ngày càng thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế. Gia nhập WTO sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.

Theo lộ trình của thành viên WTO, Việt Nam phải từng bước mở cửa thị trường, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được kinh doanh, được thành lập công ty, góp vốn, mua cổ phần của các công ty Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Và xu thế tất yếu, các doanh nghiệp nước ta sẽ phải cạnh tranh một cách bình đăng với các doanh nghiệp nước ngoài.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, bảo đảm sự tương thích của pháp luật quốc gia với các pháp luật quốc tế đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh việc đổi mới công tác lập pháp, thi hành luật sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam đang phát triển.

3.1.3. Đòi hỏi của sự thực hiện đường lối của Đảng

Hệ thống pháp luật ở nước ta là sự thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp nói chung và hoàn thiện các quy định về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt pháp luật về doanh nghiệp. Điều này đảm bảo tính định hướng nhất quán về quan điểm chính trị trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và hoàn thiện các quy định về đại diện theo pháp luật của pháp nhân nói riêng trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là:

…Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội…Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Nâng cao năng lực, chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách. Đẩy mạnh xã hội hoá các loại dịch vụ công phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, Đảng và nhà nước ta ngày càng chú trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp và đề ra phương hướng cho sự phát triển của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam 07 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)