Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 87 - 91)

3.1. Quan điểm về hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân

3.1.1. Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh

Minh trong hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình

Nền tảng chính trị, nền tảng pháp lý Việt Nam được vận hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống dân tộc Việt Nam. Theo Hiến pháp, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối đối với Nhà nước và xã hội .

Vai trò của phụ nữ trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã được khẳng định qua các thành tựu lịch sử của dân tộc ta. Mặc dù là đối tượng thiệt thòi trong chế độ phong kiến, chịu nhiều tầng xiềng xích nhưng chính phụ nữ là người sản sinh và nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, đã có nhiều vị anh hùng là nữ giới đứng lên lãnh đạo, góp sức cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc như Trưng Trắc, Trưng Nhị, bà Triệu…Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nói đến phụ nữ là nói đến phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải

phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” [32, tràn 432]. Người khẳng định: “phụ nữ chiếm một nửa tổng số nhân dân. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thực sự giải phóng phụ nữ và tôn trong quyền lợi của phụ nữ” [33, trang 225]. Trong Di chúc trước lúc đi xa, Người còn căn dặn: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ cho ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ” [34, trang 504]. Tư tưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện từ luận cương chính trị 1930 của Đảng về“Nam nữ bình quyền”. Để phụ nữ có thể tham gia công cuộc xây dựng nhà nước, để nói lên tiếng nói góp phần quyết định sự tiến bộ của phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: “mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới…”, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu “phụ nữ lại càng phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử” [31, trang 36- 37]. Như vậy, đấu tranh giải phóng phụ nữ, đấu tranh giành quyền bình đẳng cho phụ nữ song hành cùng với cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. Theo Người, dù ở đâu, bất kỳ lĩnh vực nào, phụ nữ cũng cần phải được bình quyền với nam giới, đó là sự bình đẳng mang tính thực chất, không thiên vị. Người cũng rất quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Người cho rằng bình đẳng giới trong lĩnh vực này là bước đi tất yếu và đầu tiên trong giải phóng phụ nữ, nam nữ bình quyền. Không có bình đẳng giới trong lĩnh vực này sẽ khó có bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác, không có bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình phụ nữ không thể tham gia lao động bình đẳng với nam giới, không thể tham gia chính trị như nam giới…

Chính tinh thần dân chủ, tiến bộ đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huy động được phụ nữ ủng hộ và giúp đỡ sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã tập hợp được rộng rãi quần chúng thông qua tuyên ngôn vị trí bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong các luận cương, cương lĩnh và đường lối, chính sách của mình. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, hoà bình và thống nhất đất nước năm 1975, sự khởi sắc và phát triển của đất nước Việt Nam trong những năm của thời kỳ đổi mới là những mốc lịch sử minh chứng về sự đóng góp, cống hiến vô cùng to lớn của các tầng lớp phụ nữ vào sự nghiệp giữ nước và dựng nước.

Xuất phát từ quan điểm luôn tôn trọng phụ nữ và bảo vệ phụ nữ, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ. Đặc biệt, Đảng đã có các Nghị quyết, Chỉ thị chuyên đề về công tác phụ nữ, trong đó có đề cập đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình như Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 Của Bộ Chính trị khoá VII “về đổi mới và tăng cường công tác vận đông phụ nữ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 29/9/1993 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII “về thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị: về đổi mới và tăng cường công tác vận đông phụ nữ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 37- CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII “về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”…

Báo cáo chính trị của Đại hội VIII khẳng định: “Đối với phụ nữ, xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000. Đặc biêt coi trọng việc đào tạo nghề, giúp đỡ chị em có việc làm, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống, bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em. Quan tâm phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các cấp,

các ngành” [17, trang 125]. Tiếp đến, trong Văn kiện Đại hội IX tiếp tục khẳng định và nêu cụ thể hơn: Đối với phụ nữ thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc [20, trang 126]. Đến Đại hội X, vấn đề bình đẳng giới đối với phụ nữ đã trở thành vấn đề trọng tâm, Đại hội đã xác định: Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ [21, trang 120].

Như vậy, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta ngay từ đầu xác định cần phải đấu tranh, bảo đảm và phát huy quyền bình đẳng giới, đặc biệt là bình đẳng giới cho phụ nữ là yếu tố song hành cùng với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Là một bộ phận của pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình cần phải được hoàn thiện trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)