3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong pháp luật hiện hành về bình
bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình
* Bổ sung quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự trong Luật Bình đẳng giới
Như đã đề cập, hiện nay, trong Luật Bình đẳng giới chưa đề cập đến nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, mà chủ yếu là đề cập đến vấn đề bình đẳng giới về tài sản. Theo tôi, Luật Bình đẳng giới phải đề cập đến mọi vấn đề của xã hội vì tất cả các vấn đề của xã hội đều liên quan hoặc có tác động đến vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là lĩnh vực dân sự diễn ra hàng ngày trong đời sống, là nơi thực hiện bình đẳng giới hàng ngày, hàng giờ.
Cần bổ sung quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự vào Luật Bình đẳng giới hiện nay thành các quy định riêng, trong đó có những quy định phù hợp về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, cụ thể như về bảo đảm quyền bình đẳng giới về nhân thân và tài sản, nhất là trong các giao dịch dân sự và thừa kế. Cùng với đó, cần xác định các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực này như đặt tên, xác định dân tộc trên cơ sở phân biệt về giới…. Các chế tài cũng cần quy định cho phù hợp với các hành vi vi phạm này để đảm bảo dễ thực hiện và thực hiện có hiệu quả.
* Bổ sung quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình trong Luật Bình đẳng giới
Như đã đề cập, việc quy định vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Luật Bình đẳng giới mang tính liệt kê nên vẫn còn thiếu, mặt khác, chủ yếu là chú trọng đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình còn vấn đề hôn nhân thì vẫn còn bỏ ngỏ. Theo tôi, cần khái quát hóa bằng định nghĩa về các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh
vực hôn nhân và gia đình là những hành vi cản trở việc tham gia các quan hệ hôn nhân và gia đình trên cơ sở phân biệt giới tính trái quy định của pháp luật, bao gồm các bảo đảm về:
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình;
- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình;
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.;
- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển;
- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình;
- Nghiêm cấm các hành vi cản trở việc tham gia các quan hệ xã hội về hôn nhân và gia đình trên cơ sở phân biệt giới tính trái quy định của pháp luật.
* Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật dân sự thể hiện quyền bình đẳng giới
Đầu tiên, phải sửa đổi, bổ sung các quy định mà mới chỉ bảo đảm bình đẳng giới về hình thức, không thực chất hoặc tính khả thi còn chưa cao, ví dụ như:
- Một số quy định về cá nhân như: cụ thể hóa cơ chế pháp lý theo hướng hợp lý hơn để bảo vệ tốt hơn quyền của những người yếu thế về năng lực hành vi dân sự, đặc biệt là chế độ giám hộ đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình.
- Một số quy định về quyền nhân thân, như: bên cạnh việc quy định các quyền nhân thân cơ bản nhất của cá nhân thì cần bổ sung nguyên tắc: Ngoài các quyền nhân thân được quy định tại Bộ luật dân sự, các quyền con người, quyền nhân thân khác về dân sự đều được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật;
- Sửa đổi, bổ sung quy định về hộ gia đình, theo đó hộ gia đình tham gia vào quan hệ dân sự thông qua cá nhân là người đại diện hoặc là thành viên của mình theo quy định pháp luật. Các thành viên có thể thỏa thuận cử người đại diện tham gia, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự vì lợi ích chung. Địa vị pháp lý của hộ gia đình sử dụng đất được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về tài sản, theo đó, bất động sản phải được đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký tài sản. Các thông tin về tài sản đã đăng ký phải được công khai;
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về giao dịch dân sự theo hướng bảo đảm tốt hơn quyền tự do thể hiện ý chí, sự an toàn pháp lý, sự ổn định của giao dịch, quyền, lợi ích của bên thiện chí, bên ngay tình, cụ thể như: Giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức nhưng không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và chủ thể giao dịch đã chuyển giao vật, tiền hoặc đã thực hiện công việc thì giao dịch đó vẫn có hiệu lực; trường hợp này, theo yêu cầu của một hoặc các bên, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn tất thủ tục đối với giao dịch đó. Tuy nhiên, để bảo đảm ổn định các quan hệ trong thừa kế, hôn nhân và gia đình, quyền, lợi ích của các chủ thể có liên quan thì trường hợp di chúc, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà không tuân thủ hình thức được quy định tại Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình thì bị vô hiệu...
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định về đại diện nhằm tạo điều kiện pháp lý tốt hơn trong việc trợ giúp cá nhân thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của mình và hạn chế rủi ro pháp lý trong các quan hệ dân sự, như: quy định cụ thể về đại diện theo pháp luật của cá nhân, trong đó, trường hợp cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con thì cha mẹ cùng là người đại diện, trừ trường hợp cha mẹ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác; quy định cụ thể về phạm vi, giới hạn đại diện và giao dịch dân sự do bên đại diện xác lập, thực hiện với bên thứ ba phù hợp với phạm vi quyền đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của bên được đại diện. Bên đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết tùy thuộc hoàn cảnh để đạt được mục đích phù hợp với phạm vi quyền đại diện…;
- Sửa đổi quy định về tài sản thuộc sở hữu riêng theo hướng tài sản thuộc quyền sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị, trừ trường hợp pháp luật có quy định hạn chế.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về thừa kế, theo hướng trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thoả thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó; Trường hợp hết thời hạn được hạn chế phân chia di sản là ba năm mà bên vợ, chồng còn sống chứng minh được việc chia di sản có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn thời hạn không phân chia di sản;
- Bổ sung quy định các quan hệ có nhạy cảm giới nhưng chưa được Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định hoặc quy định không cụ thể, như quy định công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự; nguyên tắc áp dụng pháp luật trong
trường hợp không có thỏa thuận, không có quy định của pháp luật, không có tập quán và không thể áp dụng tương tự pháp luật theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và lẽ công bằng; quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và trường hợp này cần phải có người đại diện cùng họ xác lập các giao dịch dân sự; quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình.
* Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp Luật Hôn nhân và gia đình thể hiện quyền bình đẳng giới
Mặc dù so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có bước phát triển đáng kể về vấn đề quy định quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, vẫn cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của luật này dưới góc độ giới, cụ thể như:
- Sửa đổi, bổ sung các quy định mới chỉ bảo đảm bình đẳng giới về hình thức, không thực chất hoặc tính khả thi còn chưa cao, như: Quy định trách nhiệm của Nhà nước theo hướng cụ thể hóa trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý Nhà nước về công tác gia đình, trong đó có thực hiện chính sách pháp luật về bình đẳng gia đình; Nguyên tắc về xử lý kết hôn trái pháp luật được sửa đổi theo hướng, quy định cụ thể hơn về ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, con; Quy định cụ thể hơn về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng được sửa đổi theo hướng, tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ghi tên cả hai vợ chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng; trường hợp chỉ ghi tên một bên vợ, chồng thì áp dụng nguyên tắc suy đoán là tài sản chung nếu không có đủ căn cứ chứng minh đó là tài sản riêng; Sửa đổi, bổ sung quy định về bình đẳng của cha mẹ trong thực hiện quyền, nghĩa vụ với con....
- Bổ sung quy định các quan hệ có nhạy cảm giới nhưng chưa được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định hoặc quy định không cụ thể, như: quyền, nghĩa vụ của con đối với cha mẹ mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ họ; quy định về giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính; quy định về xác định cha, mẹ trong trường hợp con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; quy định về thẩm quyền của cơ quan đăng ký hộ tịch trong giải quyết thuận tình ly hôn...
*Hoàn thiện quy định của pháp luật về xử lý hành vi vi phạm quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình
Hiến pháp năm 2013 quy định: "nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”
(Điều 26). Đây là nguyên tắc thể hiện tính nghiêm khắc của nhà nước trong việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới nói chung, quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình nói riêng. Phân biệt đối xử giới, đặc biệt là đối với phụ nữ do rất nhiều chủ thể thực hiện trong khi tham gia các quan hệ pháp luật khác nhau với phụ nữ như cơ quan, đồng nghiệp, cấp trên, cha, anh, chồng, em trai hoặc bất kỳ người nào trong xã hội khi giao tiếp với phụ nữ. Vì vậy, phân biệt đối xử với phụ nữ hình thức thể hiện rất đa dạng, tinh vi, khó nhận biết. Dưới góc độ pháp luật, sự phân biệt đối xử với phụ nữ là những vi phạm pháp luật về bình đẳng của phụ nữ, do đó người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Hệ thống chế tài hiện hành của pháp luật Việt Nam bao gồm chế tài hành chính, chế tài hình sự và chế tài pháp lý khác như kỷ luật... để xử lý việc phân biệt đối xử giới nói chung, phân biệt đối xử giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình nói riêng, trong đó chế tài hình sự là nghiêm khắc nhất. Thực tế cho thấy, các quy định thể hiện thái độ kiên quyết, triệt để của nhà nước trong việc xử lý hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ
góp phần quan trọng vào việc thực thi quyền bình đẳng của phụ nữ, phòng ngừa ngăn chặn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các công dân khác tiến hành các hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ.
Với tính chất ngày càng phức tạp và tinh vi hơn cũng như đối tượng đa dạng hơn của hành vi vi phạm quyền của phụ nữ nói riêng, quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình nói chung thì các chế tài của pháp luật cần có sự sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, nhiệm vụ mới. Theo tôi, chế tài pháp luật nói chung và chế tài pháp luật để xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình nói riêng cần phải được bổ sung theo hướng nghiêm khắc hơn, đa dạng hơn với nhiều loại chủ thể khác nhau vi phạm, cụ thể như sau:
- Đối với chế tài dân sự, nên có quy định riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đồng thời tăng mức bồi thường thiệt hại cho phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển, chi phí khắc phục hậu quả, liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật bình đẳng giới. Đặc biệt, cần quy định về vấn đề bồi thường các tổn thất, trong đó đáng chú ý là bồi thường tổn thất về tinh thần do các hành vi vi phạm pháp luật bình đẳng giới và vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình gây ra.
- Đối với chế tài hành chính, cần xác định thêm các hành vi vi phạm và tăng mức phạt để đảm bảo tính răn đe. Đặc biệt việc xử phạt đối với hành vi quấy rối tình dục cần được quy định cụ thể, rõ ràng và có cơ chế chặt chẽ, tránh việc đặt ra các quy định xử lý nhưng không thực hiện được.
- Đối với chế tài hình sự, cũng cần phải sửa đổi, bổ sung chế tài hình sự đối với tội phạm vi phạm pháp luật bình đẳng giới và vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình. Trong xu thế toàn cầu hoá xã hội nhận được những lợi ích lớn từ đó nhưng đồng thời cũng phải gánh chịu hàng loạt thách thức như: phân hoá xã hội mạnh mẽ, nghèo đói thất
nghiệp, cạnh tranh bất chấp thủ đoạn, tội phạm gia tăng mức độ và tính chất ngày càng nguy hiểm tính vi hơn, tội phạm mới xuất hiện (rửa tiền; lợi dụng các dịch vụ lao động thực hiện hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em thực hiện nhằm mục đích vô nhân đạo; dụ dỗ, lôi kéo, xúi dục, cưỡng ép người khác ra nước ngoài mua bán bộ phận cơ thể…). Vì vậy, cần bổ sung một số chế tài hình sự với những hành vi đã nêu, đồng thời cần bổ sung tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với những hành vi phạm tội trên cơ sở phân biệt giới, và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung là phạm tội trên cơ sở phân biệt giới đối với một số loại tội như Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha