6. Kết cấu của luận văn
1.2. Các đặc điểm về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tộ
phạm của Viện kiểm sát nhân dân
1.2.1. Chủ thể có quyền kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm
Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì chỉ duy nhất VKSND có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định: “VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Đồng thời Điều 2 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [27]. Điều 4 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND như sau:
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật [28]. Như vậy, hiện nay ở Việt Nam chỉ có duy nhất VKSND là cơ quan được Hiến pháp trao cho chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Cụ thể hóa quy
định này trong Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã quy định cụ thể kiểm sát hoạt động tư pháp là kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm...Như vậy một lần nữa có thể khẳng định chủ thể thực hiện quyền kiểm sát hoạt động tư pháp trong hoạt động giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm chỉ có thể là VKSND. Điều này cũng xuất phát từ chính bản chất của hoạt động kiểm sát của VKSND là đảm bảo tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp.
1.2.2. Về đối tượng và phạm vi của hoạt động kiểm sát giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm
Để xác định đối tượng, phạm vi kiểm sát cần làm rõ hai vấn đề: Thứ nhất chủ thể nào thực hiện giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm sẽ là đối tượng của hoạt động kiểm sát. Thứ hai là hệ thống pháp luật được sử dụng trong quá trình giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm ở đây là toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung hay chỉ một lĩnh vực pháp luật cụ thể nào đó.
Chủ thể thực hiện giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm bao gồm hệ thống các cơ quan: CQĐT trong Công an nhân dân, CQĐT trong Quân đội nhân dân; CQĐT của VKSND tối cao; CQĐT của VKS quân sự Trung ương; Bộ đội Biên phòng, Cơ quan Hải quan, Cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý mà tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm thuộc quyền hạn điều tra của cơ quan mình [63]. Tương ứng với hệ thống các cơ quan trên là hoạt động của người tiến hành tố tụng là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên.
Hệ thống pháp luật được sử dụng để giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trước hết là pháp luật TTHS, quy định về trình tự tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức cá nhân khác có liên quan đến việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm. Ngoài pháp luật TTHS thì còn có các quy định của pháp luật về nội dung như BLHS...cũng đóng vai trò quan trọng mà các chủ thể giải quyết cần phải tuân theo.
Như vậy hoạt động giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của những cơ quan nêu trên chính là đối tượng của hoạt kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, đảm bảo việc các chủ thể giải quyết phải tuân thủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục cũng như cách xử sự luật định.
1.2.3. Về hình thức kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm
Hình thức kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm là cách thức thực hiện hoạt động kiểm sát, trong đó bao gồm: 1. Phương thức kiểm sát; 2. Các quyền năng pháp lý mà VKS được sử dụng trong quá trình kiểm sát.
Một là, về phương thức kiểm sát
Phương thức kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm là sự kiểm tra, giám sát một cách trực tiếp, liên tục trong suốt quá trình giải quyết. Phương thức này cho phép phân biệt hoạt động kiểm sát của VKS với hoạt động giám sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng, cơ quan dân cử hay báo chí…Quyền giám sát của người tham gia tố tụng, cơ quan dân cử, báo chí chỉ là quyền phái sinh từ các quyền tố tụng và quyền chủ thể của họ. Như chúng ra biết giám sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS chủ yếu là những hoạt động được pháp luật ghi nhận dưới dạng quyền, theo đó đối với những chủ thể khác có quyền giám
sát (ngoài VKS) thì tùy vào vị trí, sự quan tâm của mỗi chủ thể mà họ sẽ sử dụng các quyền này ở những mức độ khác nhau (Ví dụ việc giám sát của cơ quan báo chí đối với quá trình giải quyết một tin báo hay tố giác về tội phạm nào đó chỉ được đặt ra khi có đơn thư khiếu nại trong quá trình giải quyết, hoặc cũng có thể đó là vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm…). Đối với VKS, chỉ có VKS mới có thể tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm một cách trực tiếp, liên tục do có đủ các cơ sở, điều kiện cần thiết (vị trí pháp lý đặc biệt với chức năng, nhiệm vụ, bộ máy được bố trí phù hợp...). Trong quá trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm từ lúc tiếp nhận, phân loại, xác minh cho đến khi có kết quả giải quyết thì bất kỳ lúc nào VKS đều có quyền và nghĩa vụ áp dụng những biện pháp tác động trực tiếp đến đối tượng bị kiểm sát để đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất.
Hai là về nhóm quyền năng pháp lý mà VKS được sử dụng trong quá trình kiểm sát được thể hiện thông qua các quyền của Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên. Có thể được phân loại thành những nhóm sau:
- Nhóm các quyền nhằm phát hiện vi phạm pháp luật đó là quyền kiểm tra, giám sát thường xuyên trong quá trình giải quyết. Quyền kiểm sát tổng thể việc giải quyết theo định kỳ hằng tháng, quý, năm. Quyền tiếp nhận trực tiếp các khiếu nại, tố cáo liên quan.
- Nhóm các quyền nhằm khắc phục, xử lý vi phạm như: Quyền yêu cầu khắc phục vi phạm, quyền yêu cầu xử lý Điều tra viên và những người có thẩm quyền khác đã vi phạm pháp luật, quyền kiến nghị, kháng nghị nhằm khắc phục vi phạm, quyền yêu cầu ra văn bản giải quyết khiếu nại tố cáo, kiểm tra, trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1.3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của Viện kiểm sát