6. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực tiễn thi hành công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác
2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.2.1.1. Những kết quả đạt được
Trước yêu cầu của Đảng và Nhà nước ta đối với toàn ngành kiểm sát được nêu trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ chính trị và Quốc hội, trong đó
thể hiện quan điểm chỉ đạo "Nâng cao chất lượng hoạt động của VKS theo
chức năng quy định trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), cụ thể toàn ngành kiểm sát tập trung làm tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp".
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp, Nghị quyết 49/2005/NQ-TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và thực hiện Luật tổ chức VKSND năm 2014, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ của VKSND, trong thời gian qua VKS các cấp đã nỗ lực phấn đất thực hiện tốt chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm. Với sự nỗ lực đó, toàn ngành kiểm sát đã đạt được những kết quả nhất định góp phần có hiệu quả vào công tác đấu tranh chống tội phạm, những kết quả đó được thể hiện dưới các phân tích số liệu và kết quả sau.
Theo số liệu báo cáo của VKSND tối cao từ năm 2010 – 06/2015, tổng số vụ án CQĐT đã khởi tố là 550.581 vụ án. Riêng từ năm 2013 đến tháng 06/2015 toàn ngành kiểm sát đã thụ lý kiểm sát 339.245 tin báo, tố giác về tội phạm. CQĐT đã giải quyết bằng hình thức khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự là 331.465 tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đạt tỉ lệ giải quyết 97% (331.465/339.245 tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố). Kết quả công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm
và kiến nghị khởi tố của VKSND trên cả nước trong giai đoạn 2010 – 6/2015 được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Tổng số tin tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố và kết quả giải quyết
Năm
Tổng số tin báo, tố giác về tội
phạm
Kết quả giải quyết
Số chƣa giải quyết Khởi tố Không khởi tố Xử lý hành chính Xử lý khác 2010 103.443 87.332 14.314 3.454 1.097 673 2011 110.421 89.093 15.237 3.998 1.432 774 2012 118.224 96.865 17.663 4.672 1.598 812 2013 129.873 108.329 18.904 5.092 1.699 1.145 2014 135.121 115.741 20.434 5.689 1.893 1.243 6/2015 74.251 53.221 14.836 3.911 839 1.444
Nguồn: Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin – VKSND tối cao Trong những năm qua, thông qua việc kiểm sát phân loại xử lý các tin báo, tố giác tội phạm của CQĐT đã phát hiện việc bỏ lọt nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm, VKS đã yêu cầu CQĐT khởi tố, hoặc trực tiếp VKS khởi tố. Cụ thể biểu hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2. Kết quả kiểm sát công tác giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của VKSND toàn quốc trong giai đoạn 2010 – 06/2015
Năm VKS yêu cầu CQĐT
khởi tố VKS trực tiếp khởi tố
2010 134 vụ 172 vụ 2011 148 vụ 124 vụ 2012 113 vụ 155 vụ 2013 223 vụ 87 vụ 2014 234 vụ 49 vụ 6/2015 147 vụ 19 vụ
Qua bảng số liệu trên cho thấy, công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của VKSND các cấp đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Từ năm 2010 đến tháng 06/2015, qua kiểm sát quá trình phân loại, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm của CQĐT, VKS các cấp đã phát hiện việc bỏ lọt nhiều vụ, việc có dấu hiệu tội phạm, VKS đã yêu cầu CQĐT khởi tố 999 vụ đồng thời trực tiếp khởi tố yêu cầu điều tra 606 vụ. VKS trực tiếp khởi tố vụ án là những trường hợp CQĐT đã ra quyết định giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm bằng hình thức không khởi tố vụ án hình sự, tuy nhiên qua công tác kiểm sát trực tiếp tổng thể cũng như kiểm sát việc giải quyết đối với từng vụ việc đã kịp thời phát hiện thiếu sót của CQĐT trong quá trình giải quyết, từ đó VKS có quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, đồng thời trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án, yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra theo quy định; một số trường hợp VKS trực tiếp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của Hội đồng xét xử. Trung bình mỗi năm VKSND các cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố đối với gần 200 vụ án, trực tiếp khởi tố khoảng 120 vụ án. Các vụ án do VKS yêu cầu khởi tố hoặc trực tiếp khởi tố đều đảm bảo có căn cứ và đúng pháp luật, chất lượng giải quyết cao. Kết quả công tác trên cho thấy, VKSND các cấp đã bám sát quá trình tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm của các CQĐT để nắm rõ được tình hình thực tế về vụ việc, hạn chế được nhiều tình trạng khởi tố oan sai, cũng như bỏ lọt tội phạm. Ví dụ điển hình một trường hợp VKS đã có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự: Vào khoảng tháng 5 năm 2013 Lương Xuân Minh sinh năm 1987 ở Khánh Hà - Thường Tín - Hà Nội có đến nhà bạn là Nguyễn Trọng Cường sinh năm 1985 ở Vân Từ - Phú Xuyên - Hà Nội chơi. Khi đến nhà Minh thấy Cường đang nằm ngủ, cạnh người có để một chiếc điện thoại NOKIA đang sạc. Nảy sinh lòng tham, Minh đã lén lút lấy chiếc điện thoại trên bỏ vào túi rồi đi về. Anh Cường sau khi biết mình bị mất trộm điện thoại đã kiểm tra
Camera an ninh của gia đình phát hiện ra Minh lấy trộm đã trình báo CQĐT Công an huyện Phú Xuyên. Sau khi tiếp nhận đơn trình báo, CQĐT Công an huyện Phú Xuyên đã tiến hành lấy lời khai và được Minh cho biết là trước đó đã nảy sinh ý định lấy trộm điện thoại của anh Cường, chiếc điện thoại trên do anh Cường mua cách đó 03 năm với giá 3.000.000 đồng (ba triệu đồng). Quan sát trực tiếp thấy chiếc điện thoại trông đã cũ, lại có nhiều vết xước, đồng thời với những thông tin trên Điều tra viên thụ lý giải quyết cho rằng, trị giá chiếc điện thoại tại thời điểm đó chi còn khoảng 1.000.000 đồng (một triệu đồng). Quá trình giải quyết, trong khi CQĐT chưa kịp lấy thêm lời khai của anh Cường thì vì lý do cá nhân, anh Cường đã vào Thành Phố Hồ Chí Minh để giải quyết công việc. Cho rằng cần phải có lời khai của anh Cường mới có thể xác định được giá trị chiếc điện thoại nên CQĐT vẫn kiến trì gửi giấy mời anh Cường đến làm việc mặc dù đã quá thời hạn giải quyết đối với vụ việc. VKS huyện sau khi tiến hành kiểm sát đã thấy rằng việc điều tra xác minh còn phiến diện, việc xác định trị giá chiếc điện thoại mà Minh đã lấy trộm mới chỉ căn cứ vào một lời khai của Minh và đánh giá chủ quan của Điều tra viên đồng thời CQĐT Công an huyện vẫn chưa có quyết định trưng cầu định giá tài sản. Phát hiện sai sót đó, VKSND huyện Phú Xuyên đã yêu cầu CQĐT tiến hành xác minh bổ sung một số thông tin quan trong, kết quả xác minh bổ sung cho thấy, chiếc điện thoại trên anh Cường chỉ mới mua đầu năm với giá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng), những vết xước trên điện thoại là do bị rơi nhiều trong quá trình sử dụng, tại kết luận định giá của hội đồng định giá tài sản trong TTHS huyện Phú Xuyên xác định, trị giá chiếc điện thoại NOKIA anh Cường bị mất tại thời điểm định giá là 4.000.000 đồng. Nhận thấy thời hạn giải quyết vụ việc đã bị kéo dài, đồng thời đã có đủ căn cứ để giải quyết, VKSND huyện Phú Xuyên đã ban hành yêu cầu CQĐT huyện Phú Xuyên khởi tố vụ án hình sự vụ trộm cắp tài sản trên.
Trong thời gian qua, VKSND các cấp thường xuyên tiến hành kiểm sát trực tiếp công tác tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm tại các CQĐT. Qua đó, đã kịp thời phát hiện vi phạm và ban hành hàng nghìn yêu cầu, kiến nghị khắc phục vi phạm. Dạng kiến nghị vi phạm điển hình là trường hợp CQĐT giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm không triệt để, vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng dẫn đến bỏ lọt tội phạm, ví dụ: Vào khoảng giữa tháng 8/2012 tại quán Karaoke Mạnh Hiền ở thị trấn Thường Tín - Thường Tín - Hà Nội, do mẫu thuẫn cá nhân, đối tượng Ngô Ngọc Đại sinh năm 1988 ở Hà Hồi - Thường Tín - Hà Nội đã sử dụng cốc thủy tinh đập nhiều lần vào đầu anh Ngô Văn Tuấn sinh năm 1989 ở Liên Phương - Thường Tín - Hà Nội gây thương tích, tỷ lệ thương tật là 10%. CQĐT Công an huyện Thường Tín - Hà Nội nhận được tố giác của gia đình anh Tuấn đối với đối tượng Đại về hành vi cố ý gây thương tích trên. 02 tháng sau khi tiếp nhận đơn tố giác về tội phạm, CQĐT Công an huyện đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Bám sát quá trình giải quyết của CQĐT đồng thời qua nghiên cứu hồ sơ vụ việc, VKSND huyện Thường Tín được biết giữa gia đình anh Tuấn và gia đình đối tượng Đại đã có nhiều mâu thuẫn, xích mích từ trước đó, trong quá trình giải quyết, mặc dù gây thương tích nặng cho anh Tuấn tuy nhiên gia đình Đại chưa một lần đến thăm nom, cũng như hỗ trợ, đền bù về dân sự nhưng hồ sơ lại thể hiện gia đình anh Tuấn đã có đơn yêu cầu không khởi tố vụ án hình sự cũng như cam kết không có bất cứ thắc mắc gì về dân sự đối với sự việc trên. Nhận thấy sự bất thường đó, kiểm sát viên đã chủ động làm việc trực tiếp với người bị hại và đã được biết rằng, trong quá trình giải quyết vụ việc, gia đình Ngô Ngọc Đại đã nhiều lần nhắn tin, cũng như gặp trực tiếp để đe dọa, yêu cầu gia đình anh Tuấn phải viết đơn đề nghị không khởi tố vụ án trên. Từ những căn cứ đó, VKSND huyện Thường Tín đã có quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của
CQĐT, trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án, yêu cầu CQĐT công an huyện tiến hành điều tra, giải quyết theo luật định, đồng thời đã ban hành bản kiến nghị vi phạm trong công tác điều tra của CQĐT về việc không lấy lời khai của gia đình nhà anh Tuấn về việc đơn yêu cầu không khởi tố vụ án có tự nguyện không, có bị ép buộc gì hay không.
2.2.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Một là: Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác tư pháp, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra. Các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị
quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Một số nhiệm vụ trọng tâm của công
tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về
"Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" đã tác động tích cực, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tư pháp, trong đó có trách nhiệm của VKS trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân, cùng với đó là việc sửa đổi, bổ sung các Luật, Pháp lệnh… không còn phù hợp, chính điều này đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các cơ quan tư pháp nói chung và cơ quan VKSND nói riêng thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình.
Hai là: Lãnh đạo VKSND tối cao và các VKSND các địa phương đã quán triệt đầy đủ các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp; đã chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đi sâu kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở các đơn vị nghiệp vụ của VKSND các cấp đặc biệt là VKSND cấp huyện nơi có nhiều tố giác và tin báo nhất, tổ chức giao ban hàng tháng giữa lãnh đạo VKS cấp trên với lãnh đạo VKS cấp dưới nhằm hướng dẫn, giải thích kịp thời những khó khăn, vướng mắc của VKS cấp huyện; đã quan tâm đến công tác rút kinh nghiệm thông qua việc thực hiện các chuyên đề nghiệp vụ, thông qua việc giải quyết các vụ án cụ thể để chấn chỉnh, nâng cao chất
lượng công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm. Chủ động phối hợp với các cơ quan tư pháp ở Trung ương ban hành các thông tư liên ngành hướng dẫn thi hành BLHS và BLTTHS năm 2003, ban hành nhiều quyết định, chỉ thị và các thông báo rút kinh nghiệm nhằm chấn chỉnh công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của ngành kiểm sát nhân dân. Tạo điều kiện để VKSND các địa phương trong cả nước tự hoàn thiện, rút ra được những kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Lãnh đạo VKS các cấp đã nhận thức khá đầy đủ về vai trò, vị trí của công tác kiểm sát tuân theo pháp luật trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đồng thời trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành. Nhờ đó đã có kế hoạch bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Ở VKS cấp huyện, cấp tỉnh thông thường đã bố trí cán bộ chuyên trách có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Nhận thức được rằng đây là khâu đầu vào của cả quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung, không đảm bảo tốt khâu công tác trên sẽ không thể có hoạt động tốt trong các khâu tiếp theo của VKSND.
Ba là: VKSND các cấp đã tăng cường phối hợp chặt chẽ với CQĐT cùng cấp trong việc tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm; coi đây là khâu công tác trọng tâm trong thời gian tới. Nhất là sau chỉ thị 06/2012/CT-VT về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Thì công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm càng được đẩy mạnh. Tạo ra sự giám sát kịp thời của VKS đối với các CQĐT trong quá trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm.
Bốn là: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc và chế độ chính sách đối với các cơ quan tư pháp nói chung và đối với ngành Kiểm sát nói riêng đã từng bước được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư hoàn thiện,
điều đó đã phần nào tạo được lòng tin và tư tưởng yên tâm công tác của cán bộ, kiểm sát viên trong ngành kiểm sát nhân dân cả nước.