Tuổi kết hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực của kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Luân văn ThS. Luật Dân sự và Tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 32)

1.2 .Kết hôn là sự kiện pháp lý, theo đó hai ngƣời xác lập quan hệ vợ chồng

1.2.2 tuổi kết hôn

Độ tuổi kết hôn thƣờng là một điều kiện luật định để cá nhân đƣợc phép kết hôn. Tuy nhiên, việc quy định về độ tuổi kết hôn cũng không có sự đồng nhất giữa các quốc gia. Độ tuổi này đƣợc quy định cũng dựa trên các đặc điểm về tâm sinh lý của con ngƣời, dựa vào phong tục tập quán và tôn giáo. Thông thƣờng, luật pháp các nƣớc thƣờng quy định về độ tuổi kết hôn tối thiểu. Tức là phải đạt đến độ tuổi nhất định, các nhân mới đƣợc phép kết hôn. Mặc dù vậy, một số quốc gia nhƣ Brunei không quy định độ tuổi kết hôn tối thiều.

Độ tuổi kết hôn tối thiểu thƣờng có sự phân biệt giữa nữ giới và nam giới, giao động từ 15 tuổi đến 22 tuổi. Độ tuổi kết hôn tối thiểu của nam giới thƣờng phải cao hơn nữ giới. Quy định về độ tuổi cũng có thể bị phá bỏ bởi sự đồng ý của cha mẹ, tòa án, hoặc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khác, theo quy định của pháp luật một số nƣớc nhƣ Sirilanka, Đài Loan, Malaysia….. Đặc

biệt, với một số nƣớc Hồi giáo thì sự đồng ý của cha mẹ luôn luôn quan trọng hơn quy định về độ tuổi tối thiểu.

Danh sách độ tuổi kết hôn tối thiểu dƣới đây đƣợc trao đổi trong quá trình lấy ý kiến dự thảo luật Hôn nhân gia đình 2014 chỉ ra điều đó. (phụ lục 1)

1.2.3. Các trường hợp cấm kết hôn

Quy định các trƣờng hợp cấm kết hôn cũng đƣợc pháp luật nhiều quốc gia ghi nhận. Quy định cấm này nhằm thực hiện mục đích của pháp luật hôn nhân gia đình các quốc gia đó. Tựu chung lại, quy định cấm nhằm thực hiện chính sách về hôn nhân và gia đình, phù hợp với văn hóa, pháp luật và thực tế xã hội. Pháp luật một số quốc gia đƣợc ghi nhận sau đây:

Trung Quốc

Đối với ngƣời phƣơng Đông, quan hệ gia đình đƣợc coi là quan hệ trọng tâm, cốt yếu trong tất cả quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Theo Lâm Ngữ Đƣờng – học giả lớn của Trung Quốc: “Khổng tử đã cho chế độ gia đình một căn bản triết học, đã đặc biệt chú trọng tới quan hệ vợ chồng, coi nó là giềng mối của những quan hệ nhân loại...” [21]. Do vậy, hôn nhân và gia đình đƣợc xem là nền tảng quan trọng của xã hội Trung Quốc.

Luật Hôn nhân của Trung Quốc cấm chế độ đa thê, quy định một cách rõ ràng hôn nhân là sự kết hợp giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ, “hôn nhân dựa trên sự tự nguyện giữa các bên, nguyên tắc một vợ một chồng và bình đẳng giữa nam và nữ sẽ đƣợc áp dụng”[48]. Nếu bên nam, nữ là ngƣời có quan hệ huyết thống trực hệ hoặc bị các bệnh mà y học xác nhận là không thích hợp cho hôn nhân thì việc kết hôn của họ cũng sẽ bị cấm (Điều 7). Quy định về kiểm tra sức khỏe trƣớc khi kết hôn là bắt buộc. Hôn nhân đồng tính đƣợc xem là không hợp pháp ở Trung Quốc.

Quy định của pháp luật Trung Quốc về các trƣờng hợp cấm kết hôn có nhiều điểm khác so với pháp luật Việt Nam. Theo tác giả, Việt Nam có thể tham khảo quy định về kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân để áp dụng vào quy định của nƣớc mình, nếu không đủ điều kiện sức khỏe thì sẽ không đƣợc phép kết hôn.

Đài Loan

Pháp luật HN&GĐ ở Đài Loan luôn tôn trọng và bảo vệ nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng, nguyên tắc hôn nhân giữa hai ngƣời khác giới và bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng đƣợc thể hiện trong Bộ luật Dân sự Đài Loan nhƣ sau: “ngƣời có vợ, có chồng không đƣợc kết hôn với ngƣời khác. Một ngƣời không đƣợc cùng một lúc kết hôn với hai ngƣời hoặc nhiều ngƣời”[14] . Quy định này tƣơng tự với quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 [30].

Pháp luật Việt Nam cũng nhƣ pháp luật của Đài Loan đều cấm kết hôn giữa những ngƣời cùng dòng máu về trực hệ và những ngƣời có họ gần. Việc cấm kết hôn này không chỉ có ý nghĩa liên quan đến phong tục tập quán đạo đức, mà còn có một ý nghĩa lớn về di truyền đã đƣợc khoa học xác nhận. Theo Điều 983 Bộ luật Dân sự Đài Loan thì những ngƣời có quan hệ thân thích dƣới đây không đƣợc kết hôn: Ngƣời có quan hệ dòng máu trực hệ và ngƣời có quan hệ hôn nhân trực hệ; Ngƣời có quan hệ dòng máu họ hàng trong phạm vi 6 đời; Ngƣời có quan hệ họ hàng bằng quan hệ hôn nhân trong phạm vi 5 đời của quan hệ khác chi. Pháp luật Đài Loan còn quy định: Ngƣời giám hộ không đƣợc kết hôn với ngƣời đƣợc giám hộ trong thời gian giám hộ, trừ khi đƣợc sự đồng ý của cha mẹ ngƣời đƣợc giám hộ (Điều 984).

Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 cấm kết hôn giữa những ngƣời cùng dòng máu về trực hệ, giữa những ngƣời có họ trong phạm vi ba đời, không có quy định “ngƣời giám hộ không đƣợc kết hôn với ngƣời đƣợc giám hộ trong thời gian giám hộ, trừ khi đƣợc sự đồng ý của cha mẹ ngƣời đƣợc giám hộ”

nhƣ pháp luật Đài Loan và một số quốc gia khác. Thông qua Điều 983 Bộ luật Dân sự Đài Loan, ta cũng thấy rằng, phạm vi các bên có mối quan hệ thân thích thuộc diện cấm kết hôn theo quy định của pháp luật Đài Loan thì rộng hơn ở Việt Nam. Pháp luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành chỉ cấm kết hôn trong phạm vi ba đời, còn ở Đài Loan thì ngƣời có quan hệ dòng máu họ hàng trong phạm vi 6 đời không đƣợc phép lấy nhau.

Dƣới góc nhìn của sự so sánh luật pháp giữa các nƣớc, tác giả nhận thấy rằng, thật khó để tìm thấy những quy định trùng hợp về các trƣờng hợp cấm kết hôn. Điều này đƣợc lý giải bởi nhiều lý do về văn hóa dân tộc, góc nhìn lập pháp, v.v… Có thể quy định về trƣờng hợp cấm kết hôn này là hợp lý nếu đặt trong bối cảnh xã hội của quốc gia đó nhƣng có thể quy định đó lại trở nên bất hợp lý, nếu đặt trong bối cảnh của quốc gia kia. Bản thân tác giả cho rằng, quy định về cấm kết hôn nhƣ điểm d, khoản 2, Điều 5 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 là hợp lý, chúng ta không nên mở rộng phạm vi cấm kết hôn sang đời thứ tƣ, thứ năm v.v. vì nếu mở rộng nhƣ vậy thiết nghĩ Luật quá khắt khe khi xét trong tình hình xã hội Việt Nam hiện tại.

Nhật Bản

Ở Nhật Bản, không có một ngành luật nào có tên là Luật HN&GĐ nhƣ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Pháp luật Nhật Bản quy định quan hệ HN&GĐ đƣợc điều chỉnh bởi Bộ luật Dân Sự. Bộ luật Dân sự này mặc dù ảnh hƣởng bởi tƣ tƣởng của pháp luật Đức và Pháp nhƣng trong lĩnh vực pháp luật gia đình (quyển IV & V) thì đậm chất truyền thống của Nhật Bản.

Pháp luật Nhật Bản không cho phép đa thê, cấm ngƣời đang có chồng (vợ) kết hôn. Kết hôn giữa những ngƣời có quan hệ họ hàng gần là không đƣợc phép, “những ngƣời có mối quan hệ trực hệ thì không đƣợc kết hôn” (Điều 735). Các bên nam nữ trong quan hệ hôn nhân phải đáp ứng điều kiện về sức khỏe thì mới đƣợc kết hôn.

Theo Điều 733 Bộ luật Dân sự của nƣớc này thì nữ không đƣợc phép kết hôn trong vòng 6 tháng kể từ ngày hủy bỏ cuộc hôn nhân trƣớc đó. Lý do chỉ cấm nữ giới là để tránh tình trạng không xác định đƣợc cha của đứa trẻ sinh ra sau khi tái hôn sớm (ngay sau khi ly hôn). Tuy nhiên, trong dự thảo Luật Dân sự sửa đổi năm 1996, thời gian 6 tháng đƣợc rút ngắn xuống còn 100 ngày. Ngoài những trƣờng hợp cấm kết hôn đƣợc nêu ở các Điều trên thì tại Điều 736 của bộ luật còn có quy định cấm cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi.

Pháp

Giống nhƣ Nhật Bản, pháp luật của nƣớc Cộng hòa Pháp quy định quan hệ HN&GĐ đƣợc điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự năm 1804 [26]. Bộ luật Dân sự năm 1804 (Bộ luật Napoleong) bao gồm 2283 Điều, chia thành Thiên mở đầu và 3 quyển. Bộ luật Dân sự năm 1804 đƣợc coi nhƣ Hiến pháp dân sự. Nghĩa là tất cả các vấn đề chung về luật tƣ sẽ đƣợc quy định tại Bộ luật này. Những vấn đề mang tính đặc thù sẽ đƣợc điều chỉnh ở các bộ luật chuyên ngành.

Những quy định về các trƣờng hợp cấm kết hôn theo Bộ luật Dân sự Pháp: Ngƣời ta không thể xác lập hôn nhân thứ hai trƣớc khi chấm dứt hôn nhân thứ nhất (Điều 147); về trực hệ, việc kết hôn bị nghiêm cấm giữa các tôn thuộc và ti thuộc chính thức hoặc ngoài giá thú và giữa những ngƣời thích thuộc cùng một dòng họ (Điều 161); về bàng hệ, việc kết hôn bị nghiêm cấm giữa anh em, chị em chính thức hoặc ngoài giá thú (Điều 162). Các quy định trên phần nào có thể khẳng định rằng, các trƣờng hợp cấm kết hôn của Pháp khá giống với pháp luật Việt Nam. Điển hình là tại Điều 147 của Bộ luật dân sự Pháp thì trƣờng hợp một ngƣời có quan hệ hôn nhân rồi mà xác lập quan hệ vợ chồng với ngƣời khác là bị cấm, đƣợc xem là kết hôn trái pháp luật.

Trƣớc đây nƣớc Pháp không cho phép hôn nhân đồng giới nhƣng đến ngày 18.5.2013, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ký ban hành luật cho phép hôn nhân đồng giới. Pháp luật Việt Nam không thừa nhận hôn nhân đồng

giới, nhƣng hiện nay nhiều nƣớc đã thừa nhận, trong đó có Pháp, thiết nghĩ, các nhà lập pháp cũng nên tham khảo điều này từ Pháp.

Mỹ

Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm chủng tộc. Từ lâu hôn nhân là một phần quan trọng của xã hội Mỹ. Pháp luật hôn nhân đƣợc quy định ở mỗi tiểu bang. Điều kiện kết hôn của mỗi bang là khác nhau, các công dân của bang phải tuân thủ những quy định đó. Đối với các trƣờng hợp cấm kết hôn ở Mỹ, việc nghiên cứu là khá phức tạp vì nó liên quan đến rất nhiều bang. Sau đây là những tóm lƣợc chung trong quy định của một số bang về những trƣờng hợp cấm kết hôn.

Nhiều bang ở Mỹ quy định về kiểm tra y tế khi đăng kí kết hôn. Các bang yêu cầu các bên đăng kí kết hôn phải kiểm tra bệnh hoa liễu, và một vài thử nghiệm đối với rubella, bệnh lao và bệnh thiếu máu hồng cầu liềm. Ngoài ra, tất cả các bên đăng ký kết hôn phải độc thân, hai vợ hai chồng hay đa phu thê đều bị cấm trên toàn nƣớc Mỹ. Trong lịch sử hiện đại, nhiều bang đƣa ra đạo luật cấm hôn nhân giữa những ngƣời khác chủng tộc. Tuy nhiên Tòa tối cao đã bác bỏ các đạo luật này năm 1967 [45]. Hôn nhân huyết thống giữa những ngƣời họ hàng ở một cấp độ nhất định đều bị cấm, các bên kết hôn phải đủ năng lực hành vi. Theo quy định của bang Mississippi, điều kiện để hai bên lấy nhau là cả hai bên phải có kết quả xét nghiệm máu (về một chứng nhận y tế) từ bất kỳ phòng thí nghiệm cho dù trong hay ngoài tiểu bang để kiểm tra bệnh giang mai trƣớc hôn nhân và đƣợc đăng ký với Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Hôn nhân bị cấm và hạn chế: Cấm kết hôn giữa anh em, chị em con chú con bác ruột; anh em, chị em con cô con cậu ruột; anh em, chị em con bạn dì, cấm kết hôn giữa những ngƣời cùng giới tính. Việc cho phép anh em họ kết hôn với nhau hay không tùy thuộc vào quan điểm của các nhà làm luật bang đó.

Không có bang nào thừa nhận hôn nhân giữa hai ngƣời đồng giới nhƣng đến năm 1993, Tòa tối cao Hawaii phán quyết rằng việc từ chối cấp phép hôn nhân cho các đôi đồng giới có thể là vi phạm hiến pháp bang. Vào ngày 17.5.2004 Massachusetts trở thành bang đầu tiên ở Mỹ công nhận tính hợp pháp của hôn nhân ngƣời đồng tính [45]. Các bang tiếp theo công nhận là: Connecticut, New York, Iowa, Vermont, New Hamsphire, Washington, Maryland và quận Columbia. Ngoài ra còn có ba vùng lãnh thổ khác là Coquille Indian Tribe và Suquanish Tribe, Little Traverse Bay Bands of Odawa Indians [46]. Hiện này, ngày càng có nhiều bang công nhận hôn nhân đồng giới, trƣớc khi thừa nhận chính thức, các bang thƣờng ghi nhận hình thức đăng ký sống chung hoặc kết hợp dân sự v.v… Nếu pháp luật Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồng giới thì cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ các bang của Mỹ từng bƣớc chính thức đƣa hôn nhân đồng giới vào luật điều chỉnh.

1.2.4. Hình thức kết hôn

Sự kiện kết hôn là sự kiện quan trọng trong cuộc đời mỗi con ngƣời. Việc kết hôn sẽ đƣợc tổ chức theo nghi lễ phù hợp với văn hóa, tôn giáo từng quốc gia, từng vùng miền. Pháp luật điều chỉnh hôn nhân gia đình của một số quốc gia cũng quy định hình thức kết hôn trƣớc cơ quan nhà nƣớc.

Dƣới góc độ pháp lý, hôn nhân đƣợc thừa nhận thông qua một nghi thức có sự chứng kiến của nhà nƣớc. Nghi thức này đƣợc chi phối và điều chỉnh khác nhau bởi từng nền pháp luật khác nhau, phụ thuộc vào phong tục tập quán, tôn giáo….. Theo tác giả Bùi Thị Mừng [7], trên thế giới, xu hƣớng quy định về nghi thức tôn giáo bao gồm các quốc gia

Bao gồm 04 nhóm:

Nhóm thứ 1: bao gồm các quốc gia chỉ thừa nhận nghi thức dân sự (Pháp, Đức, Áo….)

Nhóm thứ 2: chỉ thừa nhận nghi thức tôn giáo (hồi giáo)

Nhớm thứ 3: chấp nhận sự tƣơng đƣơng của cả hai nghi thức kết hôn (Mỹ, Đan Mạch, Thụy Điển )

Nhóm thứ 4: buộc thực hiện một lƣợt hai nghi thức kết hôn là nghi thức tôn giáo và nghi thức dân sự. (Anh quốc)

Trong tâm thức và văn hóa của mỗi dân tộc, nghi thức kết hôn đƣợc mọi ngƣời hiểu là sự kiện tổ chức hôn lễ của gia đình hai bên chủ thể chứ không phải sự kiện tạo nên tờ giấy chứng nhận kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn. Thời điểm mà gia đình hai bên nam và nữ tổ chức lễ cƣới mới là thời điểm để họ hàng, bè bạn và xã hội chính thức công nhận hai ngƣời nam và nữ chính thức là vợ chồng. Cũng vì vậy, tại lễ kết hôn nhiều vấn đề xã hội diễn ra, sự phản ánh của dƣ luận xã hội đều tập trung vào đó. Việc tổ chức nghi lễ kết hôn của chính các chủ thể không chỉ là việc thể hiện sự gắn kết giữa hai ngƣời yêu nhau, cùng nhau bắt đầu chung sống mà còn là một dịp nghi lễ long trọng, một việc lớn, thiêng liêng trong suốt quãng thời gian tồn tại của chủ thể. Có lẽ không ở đâu mà nghi thức này bị coi thƣờng hoặc làm một cách sơ sài mà đều đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng và đậm chất phong tuc tập quán, văn hóa con ngƣời – vùng miền. Mỗi nghi thức đƣợc tổ chức đề thể hiện rõ nét những phong tục tập quán và đặc trung văn hóa của từng vùng, từng dân tộc. Những đặc trƣng này theo xã hội luôn đƣợc đề cao hơn pháp luật. Do đó, đôi khi việc tổ chức nghi lễ này vừa là sự thừa nhận tƣơng đƣơng với pháp luật, nhƣng cũng không tránh khỏi sự xung đột về hiệu lực giữa pháp luật và nghi thức theo phong tục tập quán.

Việc nghi thức kết hôn dù có đƣợc tổ chức và thừa nhận nhƣ thế nào đi chăng nữa cùng cần phải đảm bảo đƣợc ý nghĩa của nó là sự ghi nhận của bên thứ ba về việc hai bên nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau theo quan hệ vợ chồng [17]. Việc nghi thức kết hôn đƣợc tổ chức theo quy định của pháp luật và nghi thức kết hôn theo tập quán cùng tồn tại cũng không có tạo nên khó

khăn trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân nếu nhƣ có sự dung hòa giữa các hình thức kết hôn này. Sự thừa nhận của pháp luật về các nghi thức kết hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực của kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Luân văn ThS. Luật Dân sự và Tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)