Các bất cập chủ yếu của các qui định và thực tiễn thi hành các qui định về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực của kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Luân văn ThS. Luật Dân sự và Tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 89 - 95)

2.3 .Tranh chấp và giải quyết tranh chấp liên quan tới hiệu lực của kết hôn

2.4. Các bất cập chủ yếu của các qui định và thực tiễn thi hành các qui định về

qui định về hiệu lực của kết hôn

Về độ tuổi kết hôn, trong sự phát triển của kinh tế xã hội một sự ảnh hƣởng nhất định sẽ tác động tới môi trƣờng và điều kiện sống của con ngƣời. Việt Nam hiện đang trong quá trình chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, việc phát triển kinh tế này khiến cho sự phát triển con ngƣời cả về thể chất và tâm sinh lý không còn giống nhƣ giai đoạn trƣớc đây nữa. Khi Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định về độ tuổi kết hôn tại Điều 8 là từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ và từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam từng đƣợc xem nhƣ một sự thay đổi đáng kể của Luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, ngay sau khi đƣợc Quốc hội thông qua, vẫn còn tồn tại không ít những quan điểm cho rằng, việc quy định về độ tuổi nhƣ trên chỉ nhằm làm thống nhất các quy phạm pháp luật về năng lực hành vi dân sự chứ chƣa đảm bảo các quyền cá nhân của con ngƣời. Trong bối cảnh xã hội hiện tại, sự phát triển về tâm sinh lý và thể chất của trẻ em bắt đầu sớm hơn rất nhiều so với trƣớc đây, do vậy nếu nhƣ chỉ quy định một mức nhƣ trên dễ dẫn đến những hậu quả về tình trạng nạo phá thai gia tăng, tình trạng tâm lý và sức khỏe vị thành niên cũng bị ảnh hƣởng. Bên cạnh đó, sự phát triển không đồng bộ giữa các vùng miền, đia phƣơng trên đất nƣớc ta đang diễn ra rất rõ rệt. Thực trạng cho việc hôn nhân thực tế diễn ra rất phổ biến ở các dân tộc thiểu số và đồng bào vùng cao. Nếu nhƣ pháp luật không thừa nhận và điều chỉnh những quan hệ hôn nhân này, quyền và lợi ích của những chủ thể yếu thế chắc chắn sẽ bị xâm hại nghiêm trọng. Do đó, cần xem xét tuổi ngoại lệ của kết hôn sao cho vừa có thể áp dụng đƣợc luật, vừa áp dụng đƣợc tập quán phù hợp với thực tế các vùng miền.

Về giới tính, đây là một vấn đề hết sức thực tế và gây nhiều tranh cãi khi áp dụng pháp luật Hôn nhân và gia đình 2014 Điều 8 Khoản 2. Trên thực tế, có rất nhiều quan hệ chung sống nhƣ vợ chồng giữa các cặp đồng tính. Tại các khu vực phát triển về kinh tế xã hội, trình độ dân trí cao ngƣời dân cho rằng việc chung sống giữa nam với nam hay nữ với nữ coi nhau nhƣ vợ chồng

không gây ảnh hƣởng hay thiệt hại tới quyền và nghĩa vụ của các bên, không xâm hại đến trật tự xã hội cũng nhƣ sự phát triển của nhân loại. Do đó, những cặp đôi này cần đƣợc chung sống với nhau nhƣ vợ chồng và pháp luật phải thừa nhận nó nhƣ một sự bảo đảm cho quyền con ngƣời. Việc pháp luật không cấm nhƣng cũng không điều chỉnh quan hệ kết hôn đồng tính này dễ gây đến những hậu quả về giải quyết tranh chấp cũng nhƣ việc đảm bảo quyền đƣợc kết hôn giữa các chủ thể đồng tính.

Về sự tự nguyện kết hôn, Theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ranh giới giữa sự tự nguyện và việc bị ép buộc khó có thể xác định rõ ràng, do sự tác động của các chủ thể khác ngoài quan hệ tới các chủ thể trong quan hệ bằng nhiều phƣơng thức khác nhau khiến cho các chủ thể trong quan hệ không thể không thực hiện. Thể hiện trên đời sống thực tiễn rõ nhất là việc cha mẹ luôn là ngƣời “cho phép” hoặc quyết định ngƣời con của mình có đƣợc phép hay không đƣợc phép tiến hành kết hôn với ngƣời còn lại. Hành vi xâm hại đến sự tự nguyện này không thể xác định bằng lƣợng hoặc chất, hay khi hành vi vi phạm xảy ra, chủ thể của quan hệ hôn nhân vẫn còn nhiều khó khăn trong thể hiện ý chí của mình hoặc không có sự chống trả lại sự vi phạm trên . Đó cũng là một phần tác động của văn hóa truyền thống chúng ta đang kế thừa từ ngàn năm trƣớc.

Về tập quán, việc pháp luật hôn nhân và gia đình liệt kê những tập quán lạc hậu cần phải xóa bỏ, hay những tập quán còn nhiều tập quán lạc hậu trên thực tế vần còn tồn tại rất phổ biến và ảnh hƣởng nghiêm trọng tới việc thực thi hiệu lực của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể, theo nhƣ danh sách các tập quán lạc hậu đƣợc Nghị định 126/2014/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2014, những hành vi nhƣ: Cấm kết hôn giữa những ngƣời có họ trong phạm vi 4 đời trở lên, cƣỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan, tục cƣớp vợ để cƣỡng ép ngƣời phụ nữ làm vợ, đòi lại tài sản, phạt vạ khi một trong hai ngƣời đòi ly hôn, v.v…. vẫn đang diễn ra ngay tại chính các làng quê Việt Nam cũng nhƣ những vùng lãnh thổ xa xôi, hẻo

lánh của đất nƣớc. Trong những trƣờng hợp này, pháp luật chƣa có hiệu lực thực thi rõ ràng, buộc phải thực hiện đối với ngƣời dân.

Về hệ thống cơ quan đăng ký kết hôn, hệ thống cơ quan đăng ký kết hôn còn có sự chƣa thống nhất trong luật, việc xung đột về quy phạm pháp luật giữa Nghị định 126/2014/NĐ-CP Điều 19 hƣớng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình 2014 với Điều 37 Luật hộ tịch 2014 cần phải xem xét lại sao cho phù hợp giữa các ngành luật với nhau. Bên cạnh đó, việc quy định các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn nhất định nhƣ Luật Hộ tịch 2014 đã nêu đôi khi khiến cho việc đăng ký kết hôn của các chủ thể tại nhiều khu vực xa xôi, khó tiếp cận đƣợc với quy trình và thủ tục đăng ký. Việc đăng ký có yếu tố nƣớc ngoài tại các vùng giáp biên giới cũng gặp nhiều vƣớng mắc. Chƣa kể đến, đối với những ngƣời là công dân Việt Nam nhƣng không thể xác định đƣợc địa chỉ cƣ trú do họ thƣờng xuyên sống ở nhiều địa điểm khác nhau nhƣ những ngƣời hành nghề song nƣớc, việc xác định cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn của các chủ thể này cũng gặp nhiều vƣớng mắc.

Về quan hệ họ hàng, gia đình trong luật Hôn nhân và gia đình, điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình có liệt kê những quan hệ kết hôn giữa các chủ thể có sự liên quan đến mối liên hệ họ hàng và gia đình. Tuy nhiên, quan hệ giữa ngƣời con râu và con rể khi các con gái và con trai đã chết cũng chƣa đƣợc pháp luật hôn nhân và gia đình dự liệu hay nhƣ việc kết hôn giữa những ngƣời con nuôi trong một gia đình, kết hôn giữa con nuôi và con đẻ trong một gia đình, v.v… . Do vậy, quan hệ giữa các chủ thể không phải ruôt thịt trong gia đình, về mặt lý luận pháp lý vẫn còn có nhiều hiện tƣợng cần xem xét

Về các hành vi bị cấm, xuất hiện ngày càng nhiều hành vi ngoại tình, chung sống hoặc kết hôn với ngƣời khác khi đã kết hôn, bạo lực gia đình, thiếu sự bình đẳng trong quan hệ kết hôn, hụ nữ bị yếu thế, v.v…. . Tuy Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về các hành vi cấm kết hôn nhƣng sự vi

phạm diễn ra không phải không có. Kể cả khi pháp luật hình sự cũng tham gia vào điều chỉnh các hành vi này nhƣng sự chênh lệnh giữa hiệu lực điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình 2014 so với Bộ Luật hình sự 1999 sửa đổi 2005, kể cả đối với Bộ Luật hình sự 2015 thì một số hành vi bị cấm trong luật hôn nhân và gia đình không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự trong khi trên thực tế sự ảnh hƣởng xấu của nó đến với quan hệ hôn nhân và gia đình cũng nhƣ ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích của các chủ thể là khá đáng kể. Do vậy, cần xem xét đến các chế tài mạnh nhằm áp chế những hành vi vi phạm này.

CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HIỆU LỰC CỦA KẾT HÔN

3.1.Cơ sở kinh tế, xã hội, truyền thống, văn hóa của việc hoàn thiện các qui định về hiệu lực của kết hôn.

Phong tục tập quán và lễ nghi cƣới hỏi từ xƣa đến nay đều vậy, Ở phƣơng diện luật định, sau khi đăng ký kết hôn đôi quan hệ hôn nhân mới đƣợc pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, trong tâm thức và văn hóa dân tộc, lễ cƣới chứ không phải tờ hôn thú, mới là thời điểm để họ hàng, bè bạn và mọi ngƣời chính thức công nhận đôi trai gái là vợ chồng. Cũng vì vậy, tại lễ cƣới nhiều vấn đề xã hội diễn ra, khen chê của dƣ luận xã hội đều tập trung vào đó, với những tƣ duy "ma chê cƣới trách" nhƣng lại "ai chê đám cƣới, ai cƣời đám ma". Một đám cƣới theo nghi thức cổ truyền có thể vừa đƣợc khen, vừa bị chê. Ngƣời khen thì cho rằng thế mới là đám cƣới Việt Nam, thế mới không sợ sự du nhập của văn hoá bên ngoài, nhƣng ngƣời chê thì lại nói rằng thế là rƣờm rà, lãng phí và luỵ cổ [21].

Văn hóa của ngƣời Việt Nam luôn coi lễ cƣới xin là một phần bắt buộc để quan hệ hôn nhân đƣợc gia đình và xã hội thừa nhận. Một phần của phong tục này là văn hóa lâu đời có từ hàng ngàn năm để lại. Sự thay đổi cả một nền văn hóa tín ngƣỡng về hoạt động hôn nhân là không thể. Nhất là trong tƣ duy của con ngƣời Việt Nam.

Lễ cƣới ngày nay thƣờng đƣợc tổ chức sau khi đã đƣợc chính quyền cấp giấy chứng nhận kết hôn.Chụp ảnh, quay phim: Ở một số thành phố lớn, cô dâu và chú rể thƣờng đến một số địa điểm đẹp ngoài trời để chụp ảnh làm kỷ niệm.Chuẩn bị vật phẩm hôn lễ, quà cƣới, phòng cƣới, tiệc cƣới, quần áo, xe hoa...Phải chọn một ngƣời trung gian, đóng vai trò bắc cầu cho hai bên gia đình. Đó thƣờng là ngƣời đứng tuổi, có uy tín, có kinh nghiệm trong ăn nói.

Để dung hòa giữa hiệu lực điều chỉnh của pháp luật về hiệu lực của kết hôn và việc gìn giữa văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc. Nhà nƣớc không cấm việc tổ chức cƣới hỏi theo phong tục tập quán xƣa, mà chỉ ban hành "quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới hỏi", theo đó, quy định rằng: "các thủ tục có tính phong tục tập quán nhƣ chạm ngõ, lễ hỏi, xin dâu cần đƣợc tổ chức đơn giản và gọn nhẹ" và "việc cƣới cần đƣợc tổ chức trang trọng vui tƣơi, lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc".

Trình độ xã hội của Việt Nam còn chƣa đạt đến mức phát triển, tất cả những đánh giá về trình độ phát triển con ngƣời cũng nhƣ văn hóa, kinh tế đều ở mức đang phát triển. Do vậy, sự ảnh hƣởng của văn hóa đến pháp luật còn rất lớn. Con ngƣời Việt nam sống và làm việc luôn coi “Thuận tình” rồi mới “Thuận lý” bởi vậy mà truyền thống văn hóa ngàn đời vẫn luôn ảnh hƣởng sâu sắc đến tƣ duy và hệ tƣ tƣởng của ngƣời Việt. Trong khi đất nƣớc chỉ mới đang phát triển, sự tác động mạnh mẽ này của truyền thống văn hóa làm cho Hôn nhân gặp nhiều khó khăn trong việc dung hòa hiệu lực của luật pháp với phong tục tín ngƣỡng dân gian.

Hệ thống pháp luật về HN và GĐ còn chƣa đƣợc hoàn thiện, nhiều quy định còn mang tính nguyên tắc chung, chƣa đƣợc giải thích rõ ràng. Những ảnh hƣởng này càng khiến cho việc điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và gia đình tại Việt Nam luôn là vấn đề cấp thiết. Trong khi pháp luật chƣa đƣợc hoàn thiện, sự ảnh hƣởng của văn hóa truyền thống đến đời sống của ngƣời dân còn rất lớn. Những vi phạm trƣớc nay luôn đƣợc cộng đồng thừa nhận nay khi xem xét dƣới góc độ pháp lý và nhân quyền còn nhiều hành vi cần đƣợc loại trừ khỏi xã hội. Những ảnh hƣởng xấu từ các hành vi vi phạm xâm hại trực tiếp đến quan hệ hôn nhân và gia đình, đƣợc thực hiện phổ biến thông qua hoạt động kết hôn. Những vi phạm ấy xuất phát từ tính lạc hậu của văn hóa truyền thống còn đƣợc duy trì mà công chúng đã thừa nhận. Sự thừa nhận ấy vô tình khiến cho các vi phạm đƣợc dễ dàng thực hiện và gây khó khăn trong việc xóa

bỏ cũng nhƣ áp dụng quy định cấm. Bên cạnh đó, trình độ văn hóa, trình độ nhận thức về hành vi của một số ngƣời trong cộng đồng xã hội còn chƣa cao, luôn giữ tƣ duy và quan điểm lạc hậu, chỉ quan tâm đến việc gìn giữ văn hóa truyền thống thái quá mà không quan tâm đến việc dung hòa giữa quyền thống văn hóa và pháp luật tiến bộ là cần thiết. Những điều này là cơ sở cho yêu cầu cải cách và cách mạng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Trong điều kiện phát triển xã hội một cách toàn diện nhƣ hiện nay, Việt Nam đang đặt mình trong những thách thức rất lớn của sự thay đổi. Thế giới đang chuyển mình, sự hợp tác phát triển giữa các quốc gia về mọi mặt cũng ngày càng đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ. Sự thống nhất và kết hợp giữa nhiều nền văn hóa, nhiều hệ thống pháp luật cũng vì thế mà đƣợc diễn ra rộng rãi hơn. Làm thế nào để vừa có đƣợc sự hợp tác toàn diện và sâu rộng giữa các quốc gia, vừa có thể gìn giữ và phát huy đƣợc những bản sắc văn hóa truyền thống, đặc biệt là trong vấn đề hôn nhân và gia đình càng khiến cho Việt Nam phải có những định hƣớng đúng đắn hơn nữa cho hiện tại và tƣơng lai, thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì thế, pháp luật điều chỉnh việc kết hôn cũng phải đảm bảo yêu cầu quan trọng là định hƣớng việc xây dựng gia đình văn hóa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại nhƣng vẫn giữ đƣợc nét bản sắc dân tộc. Vì vậy, những phong tục, tập quán lạc hậu về HN&GĐ cần phải đƣợc xóa bỏ. Tục nối dây của ngƣời Ba na, Ê đê ở Tây Nguyên; tập tục hôn nhân cận huyết ở Tây Bắc, miền Trung và Tây Nguyên… cần kiên quyết loại bỏ. Bởi, những phong tục, tập quán lạc hậu này cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng dân số. Đó chính là những vật cản đáng kể ảnh hƣởng đến quá trình phát triển chung của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực của kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Luân văn ThS. Luật Dân sự và Tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 89 - 95)