.Những định hƣớng hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của kết hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực của kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Luân văn ThS. Luật Dân sự và Tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 95 - 123)

Chiến lƣợc phát triển gia đình Việt Nam 2020 tầm nhìn 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định phê duyệt ngày 29/5/2012 tiếp tục khẳng định mục tiêu: Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ

ấm của mỗi ngƣời, là tế bào lành mạnh của xã hội. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, Luật HN&GĐ Việt Nam giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Đặc biệt là chế định kết hôn với những quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc điều chỉnh pháp luật nhằm đảm bảo để xây dựng những cuộc hôn nhân lành mạnh, tiến bộ tạo tiền đề để xây dựng những gia đình tốt. Với ý nghĩa đó, hoàn thiện các quy phạm pháp luật về kết hôn phải hƣớng tới mục tiêu chiến lƣợc, thể hiện quan điểm của Đảng và nhà nƣớc ta đối với việc phát triển gia đình Việt Nam.

Với hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình, đáng kể đến nhất các quy phạm điều chỉnh hiệu lực của kết hôn còn chƣa đƣợc hoàn thiện. Do vậy, trƣớc tiên chúng ta cần tăng cƣờng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về Hôn nhân và gia đình. Cần xây dựng hệ thống pháp luật này thật chặt chẽ nhằm thể hiện rõ mục tiêu bảo đảm quyền con ngƣời, bảo đảm quyền công dân, bảo vệ văn hóa truyền thống cũng nhƣ định hƣớng phát triển hôn nhân hiện đại, tiến bộ và văn minh. Pháp luật về hôn nhân và gia đình cần đảm bảo các quyền đƣợc kết hôn cho tất cả các chủ thể cá nhân trong đời sống xã hội dân sự không chỉ dừng lại ở chủ thể là nam và nữ, đảm bảo dung hòa giữa hiệu lực của pháp luật và tập quán trong vấn đề kết hôn. Với những quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2014, Luật hộ tịch 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan cần rà soát và nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn, khi phát hiện những bất cập và khó khăn trong việc áp dụng, thi hành, cần nhanh chóng có sự sửa đổi và thay thế kịp thời những quy phạm này, nhằm đảm bảo cho việc xây dựng một hệ thống pháp luật đầy tính nhân quyền và dễ dàng áp dụng.

Do các quy phạm điều chỉnh về quan hệ hôn nhân và gia đình, về hiệu lực của kết hôn, đặc biệt là việc kết hôn, không nằm trên một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, do đó cần hoàn thiện và xây dựng một cách thống nhất các ngành phát luật về vấn đề kết hôn có liên quan, trong cả bộ luật dân sự, Tố tụng dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật hộ tích và các luật có liên quan.

Đồng bộ về chủ thể của kết hôn giữa Bộ luật dân sự với Luật hôn nhân và gia đình, cần thống nhất trong việc xem xét những chủ thể có quyền đƣợc kết hôn, quyền đƣợc pháp luật thừa nhận kết hôn, không chỉ có các chủ thể nam và nữ. Thống nhất về mức năng lực hành vi của chủ thể tham gia kết hôn. Bên cạnh đó, sự đồng bộ giữa luật Hôn nhân và gia đình với pháp luật Tố tụng dân sự cũng hoàn toàn cần thiết. Cần thống nhất về các trƣờng hợp không có hiệu lực kết hôn và sự bảo đảm, xem xét của tòa án về hiệu lực kết hôn. Xem xét các chủ thể có quyền tham gia tố tụng, tham gia khởi kiện trong hoạt động tố tụng liên quan đến hiệu lực của kết hôn. Và đặc biệt phải đồng bộ hóa hơn nữa giữa pháp luật hình sự và luật hôn nhân và gia đình, nhằm tăng cƣờng hơn nữa việc bảo đảm sự tồn tại và vẹn toàn của quan hệ hôn nhân gia đình, đƣa ra những chế tài cần thiết và cứng rắn hơn nữa nhằm hạn chế tiến tới kiểm soát đƣợc các hành vi vi phạm kết hôn.

Tăng cƣờng pháp điển hóa các quy định về tập quán tiến bộ. Việt Nam là một đất nƣớc giàu truyền thống văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình từ trƣớc đến nay vẫn luôn ghi nhận và phát huy những truyền thống lâu đời đó về cả kết hôn, đạo đức, văn hóa, nghi thức trong luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, sự hợp lý của các văn hóa truyền thống, phong tục tập quán về kết hôn còn nhiều điểm cần đƣợc pháp luật chú ý. Với những phong tục đậm đà bản sắc dân tộc, mang lại nét đặc trƣng cho văn hóa cổ xƣa, lâu đời đƣợc thừa nhận rộng rãi mà không gây ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích của các bên, không cản trở sự phát triển văn minh và tiến bộ của quan hệ hôn nhân và gia đình thì Nhà nƣớc nên xem xét pháp điển hóa thành quy định pháp luật. Bên cạnh đó, những phong tục, tập quán xấu, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các nguyên tắc của hôn nhân và gia đình tiến bộ, văn minh hiện đại, ảnh hƣởng sâu sắc đến quyền và lợi ích chủ thể, làm giảm đi tính văn minh, tiến bộ của văn hóa quốc gia thì cần xem xét cho vào các quy định cấm của pháp luật. Pháp luật và tập quán cần phải đƣợc dung hòa sao cho hợp lý.

Bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, một việc quan trọng mang tính chiến lƣợc, lâu dài đó là công tác nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về hiệu lực của kết hôn, về những nguyên tắc đảm bảo cho hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, văn minh, … . Luật hôn nhân và gia đình là cơ sở pháp lý nền tảng cho việc xây dựng nên một chuẩn mực pháp lý cho cách cƣ xử của các chủ thể trong việc kết hôn cũng nhƣ trong quan hệ hôn nhân và gia đình, kế thừa và phát huy những truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhƣng cũng đồng thời xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững bằng cách tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật. Do vậy, việc tuyên truyền Luật hôn nhân và gia đình là phƣơng thức quan trọng trong việc tác động trực tiếp đến nhận thức của ngƣời dân về kết hôn đúng pháp luật, về hôn nhân và gia đình tiến bộ, văn minh.

Tiếp đó, cần xây dựng nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan đoàn thể, các cấp chính quyền nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mỗi công dân nhằm giúp họ nắm đƣợc, hiểu đƣợc đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc nói chung và luật hôn nhân và gia đình nói riêng. Trang bị cho họ những kiến thức pháp luật cơ bản để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ hôn nhân cũng nhƣ hoạt động kết hôn. Đồng thời, cần đẩy mạnh việc giáo dục công dân về việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về kết hôn. Việc tuyên truyền để có hiệu quả cao cần phải xây dựng đƣợc một chƣơng trình, kế hoạch cụ thể với nội dung, nhiệm vụ và biện pháp tuyên truyền thực tế, hiệu quả, mang lại những giá trị nhất định trong việc nâng cao nhận thức của ngƣời dân. Với từng địa phƣơng, từng trình độ dân trí và từng đối tƣợng, nội dung và nhiệm vụ phải luôn có sự thay đổi sao cho phù hợp và hữu hiệu.

Bên cạnh việc tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức ngƣời dân, Nhà nƣớc cần có những chính sách về hôn nhân và gia đình phù hợp với từng vùng, miền, đối tƣợng nhằm định hƣớng xây dựng kinh tế cho gia đình, tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình, đảm bảo mức sống và điều kiện sống tối

thiểu nhất có thể cho việc xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình cho ngƣời dân ở những vùng khó khăn. Ngoài ra, cần có những chính sách về giáo dục, giáo dục trẻ em về giới tính, pháp luật và sự phát triển về tâm sinh lý; giáo dục ngƣời lớn, ngƣời già về pháp luật cũng nhƣ những tác hại của hủ tục lạc hậu, nhằm giúp cho việc kết hôn đảm bảo đƣợc những tiêu chí mà pháp luật đề ra. Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng gia đình văn hóa, tuyên truyền về giá trị và hiệu quả của việc xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng con ngƣời mới, xã hội mới, tiến tới dân chủ, công bằng, văn minh. Cần có những chính sách và định hƣớng hỗ trợ trong việc xây dựng gia đình văn hóa tại những vùng xa hôi hẻo lánh, những khu vực dân trí còn chƣa phát triển cao.

Để có thể xây dựng đƣợc một gia đình bên vững, đảm bảo đƣợc cho hiệu lực của kết hôn đúng pháp luật, Nhà nƣớc cần chú trọng hơn nữa trong việc bảo đảm quyền và lợi ích cho phụ nữ. Phụ nữ trong kết hôn cũng nhƣ trong quan hệ hôn nhân và gia đình luôn là chủ thể trung tâm. Trong thực tế, ngƣời phụ nữ là ngƣời có tâm huyết và đóng góp lớn hơn cho sự bền vững và tồn tại của gia đình, do vậy, cần quan tâm hơn nữa đến phụ nữ và giải phóng phụ nữ khỏi những hạn chế về quyền. Trong kết hôn, phụ nữ luôn là ngƣời ở vị trí yếu thế, những quyền và lợi ích của họ rất dễ bị xâm hại, hoặc bị xâm hại một cách công khai, nhƣng với những bất công của xã hội, những hủ tục lạc hậu luôn rằng buộc ngƣời phụ nữ vào quan hệ yếu thế đó, vậy nên, pháp luật cần phải là một phƣơng tiện bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ngƣời phụ nữ [40]. Các quy định của pháp luật cần phải hoàn thiện theo hƣớng tạo điều kiện phát triển ngƣời phụ nữ về mọi mặt trình độ, sức khỏe, tinh thần, … để đƣa ngƣời phụ nữ tham gia vào quan hệ kết hôn nói riêng và các quan hệ xã hội nói chung đƣợc thực hiện các quyền của mình một cách bình đẳng, công bằng và tiến bộ.

Ngoài ra, nhà nƣớc cần phải có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan ủy ban nhân dân các cấp, phát huy đƣợc vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chính sách hôn nhân và gia đình có hiệu quả, đảm bảo cho

việc nâng cao nhận thức của ngƣời dân đƣợc nhanh chóng và dễ dàng hơn, đảm bảo cho các quy định về hiệu lực của kết hôn đƣợc đảm bảo thi hành. Cơ quan lập pháp cần xây dựng và ban hành Nghị quyết cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình cho cả hiện tại và tƣơng lại theo hƣớng đảm bảo tối đa nhất quyền và lợi ích của tất cả các chủ thể cá nhân, dung hòa đƣợc tập quán địa phƣơng và pháp luật. Các cấp ủy ban nhân dân cần có trách nhiệm cụ thể hóa các đƣờng lối, định hƣớng mà nghị quyết cấp trên banh hành, xây dựng các chƣơng trình cụ thể tạo điều kiện về mọi mặt cho các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, nhân dân hoạt động về vấn đề thực hiện luậ thôn nhân và gia đình và các truyền thống văn hóa đẹp của dân tộc. Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, bên cạnh việc phối hợp với các ban ngành tổ chức tuyên truyền pháp luật trong nhân dân, cần tăng cƣờng hơn nữa việc phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật về kết hôn và cả trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Bởi đây là một hiện tƣợng xã hội phức tạp diễn ra hàng ngày trong cuộc sống cộng đồng, làm ảnh hƣởng lớn đến quá trình xây dựng gia đình kiểu mới.

3.3.Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của kết hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về kết hôn là yêu cầu cấp thiết của việc hoàn thiện pháp luật về kết hôn. Chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014 xây dựng chuẩn mực pháp lý cho hành vi ứng xử của mỗi cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời kết hôn cũng nhƣ những ngƣời có quyền và lợi ích liên quan. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện pháp luật đã bộc lộ một số vƣớng mắc, bất cập tác động không nhỏ tới hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về kết hôn. Những vƣớng mắc bất cập trên thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Với độ tuổi kết hôn nhƣ hiện tại, mặc dù là sự tiến bộ đáng kể so với Luật hôn nhân và gia đình 2000 nhƣng Luật hôn nhân và gia đình 2014 vẫn cần phải xem xết có ngoại lệ của độ tuổi kết hôn. Ngoại lệ này cần đƣợc quy định sao cho phù hợp với tình hình xã hội, định mức chung của sự phát triển con ngƣời, nhƣng cũng cần phù hợp với thực trạng thực tiễn của một số vùng, một số dân tộc, nhằm bảo vệ các quan hệ hôn nhân, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể. Ngay khi xây dựng Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, vẫn còn nhiều quan điểm không giống với quy định tại Điều 8 luật này, Quan điểm này cũng dự liệu theo hƣớng quy định tuổi kết hôn của nam và nữ phải là tuổi tròn “đủ 18 tuổi” nhƣng ủng hộ hạ thấp độ tuổi kết hôn của nam. Quan điểm thứ hai cho rằng nên hạ thấp cả độ tuổi kết hôn của nữ theo hƣớng sau: nam từ đủ 18 tuổi, nữ từ đủ 16 tuổi. Trong quá trình phát triển toàn diện nhƣ hiện nay, Việt Nam cũng nên xem xét đến việc hạ độ tuổi kết hôn hoặc quy định một vài ngoại lệ của mức độ tuổi kết hôn nhƣ hiện nay.

Về chủ thể tham gia kết hôn, cần xem xét dƣới dóc độ nhân quyền để xây dựng và hoàn thiện điều kiện kết hôn của chủ thể không phải là ngƣời mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 8. Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định việc cấm kết hôn đối với ngƣời mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, quy định này chỉ là sự chuyển hóa từ điều cấm kết hôn thành một “yêu cầu” đối với ngƣời kết hôn. Do đó, xét về bản chất, nội dung của quy định không thay đổi. Bởi vì, theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014, ngƣời kết hôn phải tuân thủ điều kiện: không phải là ngƣời mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, nếu một ngƣời bị Tòa án tuyên là mất năng lực hành vi dân sự thì không đủ điều kiện kết hôn. Nhƣ vậy, quy định này vẫn chƣa khắc phục đƣợc những vƣớng mắc nói trên trong thực tiễn thực hiện pháp luật. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi nên quy định theo hƣớng: cấm kết hôn đối với ngƣời đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi [7]. Bên cạnh đó, Khi bộ luật dân sự 2015 đƣợc thông qua, có quy định tại Điều 23 về chủ thể Khó khăn

trong nhận thức, làm chủ hành vi, Pháp luật hôn nhân cần giải thích và hƣớng dẫn cụ thể chủ thể này khi tham gia kết hôn. Thực hiện đƣợc vấn đề này, sự đồng bộ giữa Bộ luật dân sự và Luật hôn nhân và gia đình sẽ đƣợc nâng cao hơn nữa.

Ngoài ra, pháp luật cũng cần xem xét lại quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gi đình 2014. Khi mà pháp luật nƣớc ta không thừa nhận quan hệ kết hôn đồng giới tính, điều này đặt những ngƣời đồng giới tính vào tình trạng không đƣợc pháp luật bảo vệ, không đƣợc đảm bảo các quyền con ngƣời, quyền tự do hôn nhân, quyền kết hôn. Khi chuyển đổi quy định từ “cấm” sang quy định không thừa nhận có thể coi là một bƣớc tiến trong nhận thức của xã hội Việt Nam đối với thực trạng hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên, trên thực tế xã hội Việt Nam và cả thế giới, phải thừa nhận một sự thật rằng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực của kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Luân văn ThS. Luật Dân sự và Tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 95 - 123)