.Văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực của kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Luân văn ThS. Luật Dân sự và Tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 52 - 67)

Quan hệ hôn nhân và gia đình từ trƣớc đến nay luôn là một quan hệ phức tạp bởi sự ảnh hƣởng của nó tới pháp luật không chỉ đơn thuần là sự liên kết giữa cá thể này với cá thể khác tạo nên một mối quan hệ đƣợc pháp luật điều chỉnh. Để pháp luật có thể có hiệu lực điều chỉnh một cách hiệu quả nhất đối với loại quan hệ này buộc pháp luật phải dung hòa giữa “lý” và “tình”, giữa pháp luật và phong tục tập quán, văn hóa - truyền thống. Pháp luật Việt Nam cho đến nay đã làm khá tốt điều này. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với kết

hôn thể sự kiện kết hôn có thể phát sinh và duy trì hiệu lực đƣợc quy định tại

nhiều đạo luật khác nhau, tuy nhiên sự điều chỉnh cơ bản và chính yếu đó là Luật hôn nhân và gia đinh 2014, Luật Hộ tịch 2014 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.

Hiệu lực của kết hôn được phát sinh dựa trên các điều kiện cơ bản về điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn.

Hiệu lực của kết hôn đƣợc phát sinh nhƣ thế nào, các căn cứ và điều kiện làm phát sinh hiệu lực của kết hôn ra sao đều năm trong sự đều chỉnh của Luật hôn nhân gia đình. Trƣớc hết để làm xuất hiện sự kiện pháp lý làm phát sinh hiệu lực của kết hôn, các bên chủ thể phát đáp ứng đƣợc các điều kiện đó là điều kiện kết hôn, đây là điều kiện buộc cái bên chủ thể nam nữ phải đảm bảo đáp ứng đúng và đầy đủ. Bên cạnh đó, hiệu lực của kết hôn phát sinh cũng dự vào các yêu cầu về các nguyên tắc trong hôn nhân, các thủ tục hành chính về đăng ký kết hôn.

Đối với các điều kiện mà pháp luật hôn nhân quy định dành cho các chủ thể để kết hôn có hiệu lực, Tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về điều kiện kết hôn nhƣ sau:

Điều8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể về độ tuổi (một trong những điều kiện kết hôn) là: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên (tính từ ngày sinh nhật lần thứ 20), nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (tính từ ngày sinh nhật thứ 18). Do vậy thông tin bạn nhận đƣợc đối với Nam phải từ 18 tuổi và đối với Nữ từ 20 tuổi trở lên mới đƣợc kết hôn là không chính xác [7,16].

Cũng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì độ tuổi mới là một điều kiện cần để kết hôn, ngoài ra nam, nữ kết hôn còn cần phải tuân thủ các điều kiện khác nhƣ do hai bên tự nguyện quyết định, không bị mất năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trƣờng hợp cấm kết hôn.Đây là quy định điều kiện về độ tuổi tối thiểu nam, nữ đƣợc phép kết hôn. So với các quy định khác, đây là quy định có nhiều biến động, vì độ tuổi kết hôn này cũng đƣợc quy định không giống nhƣ tinh thần của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986 và 2000.

Một trong các nguyên tắc hôn nhân để kết hôn có hiệu lực đó là Sự tự nguyện kết hôn, Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân đã đƣợc nhà nƣớc ta thừa nhận là một nguyên tắc ngay từ những ngày đầu tiên thành lập nƣớc. Điều này đƣợc thể hiện qua trong các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình trong các giai đoạn phát triển của đất nƣớc, cụ thể: Trong luật hôn nhân và gia đình năm 1959 nguyên tắc này đƣợc ghi nhận tại khoản Điều 3 nhƣ sau: Cấm tảo hôn, cƣỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cƣới hỏi, đánh đập hoặc ngƣợc đãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ. Luật hôn nhân năm 1987 quy định tại Điều 4: Cấm tảo hôn, cƣỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cƣới hỏi; cấm cƣỡng ép ly hôn. Cấm ngƣời đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời khác. Cấm ngƣợc đãi, hành hạ cha, mẹ, vợ, chồng, con cái. Đến Luật hôn nhân gia đình năm 2000, nguyên tắc này đƣợc quy định cụ thể và rõ ràng hơn rất nhiều, cụ thể tạiĐiều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng . Hay Khoản 2 Điều 4 quy định: Cấm tảo hôn, cƣỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cƣỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cƣới hỏi. Cho đến Khoản 2 Điều 9. Điều kiện kết hôn Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào đƣợc ép buộc, lừa dối bên nào; không ai đƣợc cƣỡng ép hoặc cản trở; Nhƣ vậy nhà nƣớc ta luôn luôn thừa nhận sự tự nguyện trong hôn nhân và nghiêm cấm việc cƣỡng ép trong hôn nhân [20,35].

Cho đến Luật hôn nhân và gia đình 2014, pháp luật việt nam cũng quy định chặt chẽ hơn về sự tự nguyên trong quan hệ hôn nhân, kết hôn.

Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình 1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Điều 4. Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình

1. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.

Thực tế tự nguyện trong hôn nhân đƣợc thể hiện ở những quyền sau: Thứ nhất, quyền tự do, tự nguyện trong kết hôn, tức là nam và nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định đƣợc kết hôn và lập gia đình một cách tự do, tự nguyện mà không bị ép buộc, cản trở.

Thứ hai, khi đã kết hôn thì vợ chồng có quyền tự do, bình đẳng đến tất cả các vấn đề nảy sinh trong đời sống gia đình, ví dụ nhƣ việc lựa chọn nơi cƣ trú, tổ chức cuộc sống, giáo dục con cái, quản lý tài sản... .

Thứ ba tự nguyện trong hôn nhân là sự tự nguyện, tự do và bình đẳng trong việc giải quyết chấm dứt việc kết hôn: tức là không đƣợc có bất cứ sự phân biệt đối xử ép buộc đối với bất kỳ bên trong các vấn đề nhƣ cơ sở và các thủ tục ly hôn, việc trông nom, chu cấp, nuôi dƣỡng, thăm nom con cái....

Ngoài các quy định trên thì nguyên tắc hôn nhân tự nguyện cũng đƣợc quy định rải rác trong các điều, khoản tại những văn bản quy phạm pháp luật khác. Và tự nguyện trong hôn nhân và căn cứ đầu tiên làm nên hạnh phúc gia đình – tế bào của xã hội.

Các trƣờng hợp cấm kết hôn cũng đƣợc quy định là một trong các điều kiện để kết hôn có hiệu lực. Theo Điều 5 luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng

đƣợc quy định khá đầu đủ và chi tiết khi đƣợc liệt kê tại Khoản 2 của điều luật này.

Trƣớc đây, nhà nƣớc ta xét quan hệ hôn nhân giữa các cá thể có cùng giới tính với nhau thuộc vào một trong những quy định cấm của pháp luật, bởi ngƣời ta cho rằng, việc này không phù hợp với văn hóa Việt Nam, không hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc và nó cũng không bảo đảm đƣợc các yếu tố nhất định cho một cuộc hôn nhân nhƣ vấn đề về tình dục và huyết thống. Tuy nhiên, đến luật hôn nhân và gia đình 2014, vẫn đề này đã đƣợc đón nhận cởi mở hơn khi nhà làm luật đƣa nó vào khoản 2 của Điều 9 với việc không thừa nhận giá trị pháp lý của cuộc hôn nhân này. Cho đến nay, vấn đề này vẫn còn đang gây rất nhiều tranh cãi và suy luận trái chiều.

Ngoài các điều kiện về chủ thể và các nguyên tắc hôn nhân để kết hôn có hiệu lực, một điều kiện không thể thiếu đó là thủ tục hành chính trong việc đăng ký kết hôn. Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định cụ thể về việc Đăng ký kết hôn.

Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã có quy định về đăng ký kết hôn giống nhƣ việc đình hình những nguyên tắc cơ bản cho việc kết hôn của các chủ thể phải đƣợc tuân thủ theo trình tự nhất định. Việc tuân thủ theo quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn là bƣớc rất quan trọng và bắt buộc nhằm xác lập cho quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ có hiệu lực pháp luật. Hoạt động đăng ký kết hôn đúng với ý nghĩa của nó là sự ghi nhận của nhà nƣớc về mối quan hệ hôn nhân đƣợc xác lập, đồng nghĩa với việc xác lập nghĩa vụ bảo đảm của nhà nƣớc trong việc bảo vệ quan hệ hôn nhân này không xảy ra những vi phạm, hoặc sẽ đảm bảo giải quyết những vi phạm theo đúng hệ thống pháp luật có liên quan điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, tại điều luật này, việc đăng ký kết hôn đã đƣợc dẫn chiếu tới pháp luật về hột tịch, đây là một đạo luật chuyên về quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến đăng ký

hộ tịch, trong đó có việc đăng ký kết hôn. Hiện nay, pháp luật về hộ tịch đƣợc điểu chỉnh bởi Luật hộ tích 2014 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.

Điều9. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Pháp luật hôn nhân và gia đình khi điều chỉnh về đăng ký kết hôn không chỉ đề ra những nguyên tắc cơ bản cho hoạt đồng đăng ký kết hôn mà còn dự liệu trƣớc trƣờng hợp khi cả hai bên chủ thể của quan hệ hôn nhân đã chấm dứt hiệu lực của kết hôn rồi mà muốn quan trở lại chung sống nhƣ vợ chồng hoặc xác lập lại quan hệ vợ chồng thì buộc họ cũng phải tiến hành đăng ký kết hôn nhƣ những chủ thể thông thƣờng khác. Đây là một sự dự liệu khá hợp lý nhằm đảm bảo cho việc quản lý của nhà nƣớc về hộ tịch đƣợc dễ dàng và thống nhất hơn.

Để tiến hành đăng ký kết hôn, yêu cầu bắt buộc mà các chủ thể của quan hệ này phải làm đó là tiến hành hoàn thiện hồ sơ đăng ký kết hôn, gửi về cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xác nhận và tổ chức kết hôn. Pháp luật quy định về vấn đề này khá chi tiết và cụ thể tại Điều 20 Nghị định 126/2014/NĐ- CP hƣớng dẫn Luật hôn nhân và gia đình 2014. Hồ sơ này là tập hợp tất cả những giấy tờ chứa đựng thông tin về tình trạng nhân thân cũng nhƣ tình trạng quan hệ của cả hai bên nam và nữ. Những thông tin mà hồ sơ mang lại là sự cần thiết để làm sáng tỏ cho việc cả hai bên nam và nữ đủ điều kiện về nhân thân nhằm đảm bảo cho quan hệ hôn nhân đƣợc thiết lập một cách dễ dàng và

hợp pháp. Trong hồ sơ đăng ký kết hôn, một vấn đề không thể thiếu đó là việc cả hai bên phải có tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên nhằm đảm bảo cho sự tự nguyên và bình đẳng. Bên cạnh đó những giấy tờ nhƣ giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy xác nhận tình trạng sức khỏe, giấy xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch đối với ngƣời kết hôn từ lần hai trở đi, bản sao sổ hộ khẩu và tạm trú tạm vắng. Những yêu cầu này là hoàn toàn hợp lý để đảm bảo cho việc quan hệ hôn nhân có thể đƣợc thiết lập mà không vi phạm những quy định của pháp luật, đảm bảo cho cuộc hôn nhân bình đẳng, tự do và bền vững, đảm bảo cho quyền lợi của các bên không bị xâm hại một cách trái luật và dễ dàng.

Khi quan hệ hôn nhân đã đáp ứng đầu đủ những tiêu chuẩn và quy định mà pháp luật đề ra, hiển nhiên một điều rằng quan hệ pháp luật này sẽ phát sinh hiệu lực ràng buộc. Tuy nhiên, không phải pháp luật chỉ bảo vệ các chủ thể trong quan hệ này chỉ khi quan hệ hôn nhân xuất hiện và tồn tại. Bất kể hành vi nào xâm hại đến việc kết hôn khiến nó trở bên bất hợp pháp đều đƣợc pháp luật xử lý. Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định rất chặt chẽ về việc xử lý vi phạm trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

Khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Những quy đình này có thể đƣợc hiểu đơn giản rằng: a) Kết hôn giả tạo;

Kết hôn giả tạo là việc hai bên đồng ý kết hôn theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu. Thay vào đó, một cuộc hôn nhân đƣợc dàn xếp cho lợi ích cá nhân ví dụ nhƣ kinh tế, địa vị xã hội, vấn đề cƣ trú, nhập cảnh…) hoặc một số nhóm mục đích khác chẳng hạn nhƣ hôn nhân chính trị…

Tảo hôn là hai nam nữ kết hôn trƣớc tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật tức là lấy vợ trƣớc khi đủ 20 tuổi, lấy chồng trƣớc khi đủ 18 tuổi. Ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực của kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Luân văn ThS. Luật Dân sự và Tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 52 - 67)