.Hình thức kết hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực của kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Luân văn ThS. Luật Dân sự và Tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 38 - 40)

1.2 .Kết hôn là sự kiện pháp lý, theo đó hai ngƣời xác lập quan hệ vợ chồng

1.2.4 .Hình thức kết hôn

Sự kiện kết hôn là sự kiện quan trọng trong cuộc đời mỗi con ngƣời. Việc kết hôn sẽ đƣợc tổ chức theo nghi lễ phù hợp với văn hóa, tôn giáo từng quốc gia, từng vùng miền. Pháp luật điều chỉnh hôn nhân gia đình của một số quốc gia cũng quy định hình thức kết hôn trƣớc cơ quan nhà nƣớc.

Dƣới góc độ pháp lý, hôn nhân đƣợc thừa nhận thông qua một nghi thức có sự chứng kiến của nhà nƣớc. Nghi thức này đƣợc chi phối và điều chỉnh khác nhau bởi từng nền pháp luật khác nhau, phụ thuộc vào phong tục tập quán, tôn giáo….. Theo tác giả Bùi Thị Mừng [7], trên thế giới, xu hƣớng quy định về nghi thức tôn giáo bao gồm các quốc gia

Bao gồm 04 nhóm:

Nhóm thứ 1: bao gồm các quốc gia chỉ thừa nhận nghi thức dân sự (Pháp, Đức, Áo….)

Nhóm thứ 2: chỉ thừa nhận nghi thức tôn giáo (hồi giáo)

Nhớm thứ 3: chấp nhận sự tƣơng đƣơng của cả hai nghi thức kết hôn (Mỹ, Đan Mạch, Thụy Điển )

Nhóm thứ 4: buộc thực hiện một lƣợt hai nghi thức kết hôn là nghi thức tôn giáo và nghi thức dân sự. (Anh quốc)

Trong tâm thức và văn hóa của mỗi dân tộc, nghi thức kết hôn đƣợc mọi ngƣời hiểu là sự kiện tổ chức hôn lễ của gia đình hai bên chủ thể chứ không phải sự kiện tạo nên tờ giấy chứng nhận kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn. Thời điểm mà gia đình hai bên nam và nữ tổ chức lễ cƣới mới là thời điểm để họ hàng, bè bạn và xã hội chính thức công nhận hai ngƣời nam và nữ chính thức là vợ chồng. Cũng vì vậy, tại lễ kết hôn nhiều vấn đề xã hội diễn ra, sự phản ánh của dƣ luận xã hội đều tập trung vào đó. Việc tổ chức nghi lễ kết hôn của chính các chủ thể không chỉ là việc thể hiện sự gắn kết giữa hai ngƣời yêu nhau, cùng nhau bắt đầu chung sống mà còn là một dịp nghi lễ long trọng, một việc lớn, thiêng liêng trong suốt quãng thời gian tồn tại của chủ thể. Có lẽ không ở đâu mà nghi thức này bị coi thƣờng hoặc làm một cách sơ sài mà đều đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng và đậm chất phong tuc tập quán, văn hóa con ngƣời – vùng miền. Mỗi nghi thức đƣợc tổ chức đề thể hiện rõ nét những phong tục tập quán và đặc trung văn hóa của từng vùng, từng dân tộc. Những đặc trƣng này theo xã hội luôn đƣợc đề cao hơn pháp luật. Do đó, đôi khi việc tổ chức nghi lễ này vừa là sự thừa nhận tƣơng đƣơng với pháp luật, nhƣng cũng không tránh khỏi sự xung đột về hiệu lực giữa pháp luật và nghi thức theo phong tục tập quán.

Việc nghi thức kết hôn dù có đƣợc tổ chức và thừa nhận nhƣ thế nào đi chăng nữa cùng cần phải đảm bảo đƣợc ý nghĩa của nó là sự ghi nhận của bên thứ ba về việc hai bên nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau theo quan hệ vợ chồng [17]. Việc nghi thức kết hôn đƣợc tổ chức theo quy định của pháp luật và nghi thức kết hôn theo tập quán cùng tồn tại cũng không có tạo nên khó

khăn trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân nếu nhƣ có sự dung hòa giữa các hình thức kết hôn này. Sự thừa nhận của pháp luật về các nghi thức kết hôn dân gian cũng là một trong các cách vừa bảo tồn sự phong phú và đa dạng về văn hóa, vừa đảm bảo hiệu lực của pháp luật trong việc yêu cầu một nghi thức bắt buộc đó là đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nƣớc. Nhà nƣớc không nghiêm cấm các nghi thức dân gian về kết hôn, nhƣng một nghi thức pháp định là yêu cầu hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó, nếu nhƣ những phong tục đƣợc sửa đổi sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với sự phát triển của văn hóa, kinh tế chính trị cũng là một phƣơng pháp giúp cho các nghi thức kết hôn ngoài luật định đƣợc tồn tại lâu dài, tạo nên những giá trị nhân văn vững chắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực của kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Luân văn ThS. Luật Dân sự và Tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 38 - 40)