3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quá
3.2.4. Các vấn đề khác liên quan
- Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tại Toà án: Hiện nay, việc xử lý tài sản bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba đối với các khoản nợ khó đòi được đưa ra toà án. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp này còn nhiều vấn đề phải bàn. Trên thực tế hiện nay, Toà án coi là có tranh chấp về xử lý tài sản khi các bên không đạt được thoả thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm mà không phân biệt “tranh chấp” đó là có căn cứ hay không. Theo người viết, những trường hợp bên bảo đảm cố tình chây ỳ, không chịu giao tài sản để xử lý mặc dù việc xử lý hợp đồng bảo đảm là hoàn toàn tự nguyện và hợp pháp cần được coi là không có căn cứ. Trong tình huống như vậy, pháp luật cần quy định cơ chế để các tổ chức tín dụng có thể nắm giữ được tài sản thu hồi vốn vay chẳng hạn như cho phép tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu Toà án buộc bên có nghĩa vụ phải giao tài sản. Thủ tục này sẽ nhanh gọn và thuận tiện hơn rất nhiều so với việc khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, cần rút ngắn thời gian tiến hành tố tụng hơn nữa để tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên cũng như tránh trường hợp tài sản bảo đảm bị mất giá. Xây dựng cơ chế pháp lý riêng biệt để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động BLNH. Hoạt động BLNH nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung là hoạt động mang tính đặc thù xuất phát từ vai trò chủ thể và tính chất của hoạt động này, do đó cần một cơ chế pháp lý riêng biệt nhằm giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh. Cơ chế pháp lý cụ thể để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt
- Trách nhiệm thanh toán BLNH đầu tiên phải thuộc về bên bảo lãnh, chứ không phải là bên nhận bảo lãnh.
- Xác định trách nhiệm thanh toán bảo lãnh phải dựa trên cơ sở chứng từ thanh toán, tuân thủ nguyên tắc bảo đảm tính độc lập của BLNH.
- Rút gọn thời gian giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động BLNH so với thủ tục tố tụng thông thường.
- Cần thành lập một cơ quan chuyên môn về vấn đề xem xét thẩm định tại chỗ cũng như thẩm định giá đối với tài sản bảo lãnh để góp phần chuyên môn hóa quá trình thực hiện cũng như nâng cao tính hiệu quả của hợp đồng. Tránh các trường hợp, bên được bảo lãnh trong khi vẫn còn khả năng trả nợ nhưng trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ, hoặc các bên không biết giá trị của tài sản đem thế chấp hoặc khi đã thực hiện hợp đồng mà lại bị Tòa án tuyên vô hiệu, gây thiệt hại nặng nề cho bên nhận bảo lãnh.
- Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng cần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm của các TCTD trong quá trình thực hiện nghiệp vụ BLNH.
- Không ngừng hoàn thiện quy trình bảo lãnh theo hướng đơn giản hóa thủ tục nhưng vẫn đảm bảo an toàn, đầy đủ, đúng quy trình. Đây là một yêu cầu vô cùng quan trọng bởi lẽ có một quy trình bảo lãnh đầy đủ, nhanh chóng, an toàn không chỉ giúp cho các ngân hàng dễ cạnh tranh với các đối thủ trong việc tiếp cận khách hàng đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro mất vốn cho chính các tổ chức này. Có thể hoàn thiện theo hướng giảm bớt thời hạn xét duyệt, thời gian thanh toán bảo lãnh nhưng lại phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình thẩm định, xét duyệt, tránh tình trạng thẩm định dựa vào cảm tính, mối quan hệ lâu năm mà không xem xét đến tính khả thi và những rủi ro của dự án.
ngân hàng, xây dựng các chốt kiểm soát nhằm hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các đơn vị tham gia vào quy trình cấp bảo lãnh, đặc biệt phải kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng con dấu của tổ chức tín dụng. Đồng thời, xây dựng hệ thống tra cứu thông tin về việc phát hành bảo lãnh, tạo thuận lợi cho khách hàng, bên nhận bảo lãnh trong việc xác minh thông tin về việc phát hành cam kết bảo lãnh. Cuối cùng là xây dựng bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ hữu hiệu, thường xuyên rà soát, nhằm phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm, phát hiện các sai sót trong quy trình nghiệp vụ để từ đó kịp thời điều chỉnh, xử lý hành vi vi phạm.
KẾT LUẬN CHUNG
Bảo đảm tiền vay là một công cụ quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm cũng như nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng. Nhưng việc thực hiện bảo đảm tiền vay có hiệu quả hay không lại phụ thuộc chủ yếu vào quan điểm của các nhà làm luật về vai trò của bảo đảm tiền vay. Ở nước ta, cách tiếp cận về bảo đảm tiền vay cũng có nhiều thay đổi qua nhiều giai đoạn, và đã có nhiều điểm mới phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước – nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Qua việc đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động bảo lãnh có thể thấy mặc dù pháp luật về lĩnh vực này đã từng bước được hoàn thiện nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập như: chưa xây dựng được hệ thống khái niệm phù hợp với bản chất pháp lý của giao dịch dẫn đến hiểu sai, áp dụng sai pháp luật; quy trình thực hiện hoạt động bảo lãnh thiếu, nội dung pháp luật về hợp đồng bảo lãnh, hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh chưa rõ ràng. Trước thực trạng pháp luật nêu trên, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh và hiệu lực của hoạt động bảo lãnh trong vay vốn ngân hàng là một nhu cầu khách quan. Mục tiêu của việc hoàn thiện pháp luật là nhằm xây dựng một khung pháp luật đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, hiệu quả, thống nhất với hệ thống pháp luật ngân hàng và phù hợp với thông lệ quốc tế. bảo đảm an toàn vốn cho các tổ chức tín dụng, cơ hội vay vốn thuận lợi cho khách hàng và khả năng lưu chuyển vốn cho các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, yêu cầu về việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng.
Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng đã và đang trở thành nhu cầu tất yếu của đời sống kinh tế xã hội. Công việc này đòi hỏi sự đổi mới toàn diện không chỉ riêng các quy
định chuyên ngành về thực hiện hợp đồng bảo lãnh mà còn cả các quy định liên quan trong các ngành luật khác. Trên cơ sở thực trạng cũng như các yêu cầu của pháp luật về hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, luận văn đưa ra một số phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh vay vốn ngân hàng và hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Các định hướng và giải pháp cụ thể này tập trung vào việc xây dựng một hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc tự do thoả thuận và tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng và khách hàng. Đồng thời, các kiến nghị của luận văn cũng nhằm xây dựng khuân khổ pháp lý mới cho sự phát triển của pháp luật về hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng theo hướng hội nhập quốc tế.
Trong khuân khổ giới hạn của một bản luận văn thạc sỹ, người viết chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản nhất của đề tài và có thể chưa giải quyết thấu đáo ở một số nội dung. Tôi mong rằng, những vấn đề này sẽ tiếp tục được nghiên cứu và giải quyết ở các công trình khoa học tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Avanexova.G. (1996), “Việc áp dụng bảo lãnh ngân hàng và hợp đồng bảo lãnh trong thực tiễn hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Kinh tế và pháp luật, (7). 2. Bản án kinh doanh thương ma ̣i sơ thẩm số: 04/2013/KDTM-ST ngày
04/9/2013 về viê ̣c Tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
3. Bản án phúc thẩm số: 04/2014/KDTM-PT ngày 24/6/2014 về viê ̣c
Tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La.
4. Bản án số: 05/KDTM-PT ngày 17/12/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La về việc Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La.
5. Bộ Tư pháp (2012), Công văn số 1345/BTP-ÐKGDBÐ ngày 27/02/2012
gửi Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội.
6. Braginxki M.I & Vitrianki V.V (1998), Luật Hợp đồng: Những vấn đề
chung, Macơva.
7. Chính phủ (1999), Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về
giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
8. Chính phủ (1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về
giao dịch đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
9. Chính phủ (2000), Nghị định 08/2000/NÐ-CP ngày 10/3/2000 về đăng
ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
10. Chính phủ (2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về
giao dịch đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
11. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NÐ-CP ngày 29/12/2006 về
12. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NÐ-CP ngày 22/02/2012 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NÐ-CP, Hà Nội.
13. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật hợp đồng phần chung (Dùng
cho đào tạo sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Đỗ Văn Đại (2010), Hoàn cảnh pháp lý của người bảo lãnh khi người
được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản, tại Tạp chí Khoa học Pháp
lý (5), Đại học Paris, Cộng hòa Pháp.
15. Ephimova.L.G. (1994), “Bảo lãnh – một biện pháp bảo đảm tiền vay”,
Tạp chí Kinh tế và pháp luật, (6).
16. G.F. Sersenhevich (1907), Giáo trình luật dân sự của Liên bang Nga, Tái bản lần thứ 6.
17. Bùi Đức Giang (2012), Chế định bảo lãnh của Việt Nam nhìn từ góc độ Luật so sánh.
18. Hiệp hội Ngân hàng (2012), Công văn số 17/HHNH ngày 02/02/2012
gửi Tòa án nhân dân tối cao.
19. Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của Hợp đồng theo quy định của pháp
luật Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật Học, Khoa luật – Đại học Quốc
gia Hà Nội.
20. I.B. Novixki và I.X Pereterxki (Chủ biên) (1996), Giáo trình Luật La Mã, Matxcơva.
21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-
NHNN ngày 31-12-2001 Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức
tín dụng đối với khách hàng.
22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Thông tư 07/2003/TT-NHNN
ngày 19 tháng 05 năm 2003 về việc Hướng dẫn thực hiện một số quy
định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư 07/2015/TT-NHNN
ngày 25 tháng 6 năm 2015 về việc quy định về bảo lãnh ngân hàng.
25. Lê Nguyên (1996), Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng dự phòng, tr.44, NXB Thống Kê.
26. Nhà pháp luật Việt – Pháp (1998), Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Novoxiolava.L. (1994), “Bảo lãnh – một biện pháp bảo đảm tiền vay”,
Tạp chí Kinh doanh và ngân hàng, (31).
28. Phòng Tổng hợp thanh toán Vietcombank (2010), Những thay đổi
chính của URDG 758, Hà Nội.
29. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1995), Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Bộ luật Lao động, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
34. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng
năm 2010, Hà Nội.
35. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2011), Bộ luật Tố tụng Dân sự
năm 2011, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Đoàn Thái Sơn (2012) Một số vấn đề về Hợp đồng thế chấp quyền sử
38. Lê Thị Thu Thủy (2002), “Bảo đảm tiền vay bằng các tổ chức tín dụng”, Kỷ yếu Hội thảo thực trạng pháp luật về hoạt động vốn và cho
vay của các TCTD, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
39. Lê Thị Thu Thủy (chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Ngân hàng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
40. Tòa án nhân dân huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (2015), Hồ sơ thỉnh thị
án về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng.
41. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2009-2013), Báo cáo tổng kết công
tác giải quyết các vụ việc, Hà Nội.
42. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Bản án số 11/2012/KDTM-ST
v/v tranh chấp bảo lãnh thanh toán tín dụng, ngày 15/02/2012, Hà Nội.
43. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Trích Bản án số 38/2012/KDTM-
ST ngày 24/4/2012, Hà Nội.
44. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Trích Bản án số 24/2013/K
DTM – PT ngày 26/4/2013, Hà Nội.
45. Toà án nhân dân tối cao (2012-2014), Báo cáo tổng kết ngành Toà án,
Hà Nội.
46. Võ Đình Toàn (2002), “Một số vấn đề quan hệ bảo lãnh ngân hàng ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Luật học, (2), tr.42.
47. Trường Đại học Luật Hà Nội (1993), Những quy định định chung về
Luật Hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Thương mại tập II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
49. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam
– Tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
50. Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1995), Bình luận khoa học Bộ
II. Tài liệu tiếng Anh
51. Georges Affaki, Roy Goode (2011), Guide to ICC Uniform Rules for
Demand Guarantees (URDG 758), ICC Publication, Paris.
52. ICC (1992), Uniform Rules for Demand Guarantees No.458 (URDG 458), ICC Publication, Paris.
III. Tài liệu trang Web
53. http://tailieu.vn/doc/bai-giang-phap-luat-kinh-doanh-quoc-te-chuong- 1-khai-quat-chung-ve-phap-luat-kinh-doanh-quoc-te-1699351.html,
Bộ luật thương mại thống nhất của Mỹ (UCC) (1952).
54. http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/seabank-tu-choi-chung- thu-bao-lanh-150-ty-dong-2724338.html.
55. http://moj.gov.vn/.
56. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/. 57. http://vi.wikipedia.org/wiki/.