Căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự của các nước theo truyền thống luật án lệ và Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự việt nam và vai trò, trách nhiệm của viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm vụ việc dân sự (Trang 32 - 41)

tụng dân sự của các nước theo truyền thống luật án lệ và Nhật Bản

Giám đốc thẩm với nghĩa là thủ tục Tòa án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo những căn cứ do pháp luật quy định dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến sai lầm hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án không có trong pháp luật các nước theo truyền thống thông luật và một số nước khác như Nhật Bản, bởi những đặc điểm của hệ thống Tòa án và thủ tục tố tụng Tòa án ở những nước này có sự khác biệt lớn với các nước theo truyền thống luật châu Âu lục địa và truyền thống luật XHCN.

Theo pháp luật của một số nước thuộc hệ thống pháp luật án lệ, bản án hay quyết định của Tòa án khi được ban hành thì có hiệu lực pháp luật (hiệu lực thi hành) ngay (kể cả bản án, quyết định sơ thẩm). Chỉ khi bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị mới đặt ra vấn đề xem xét tạm hoãn thi hành án chờ xem xét lại trên cơ sở kháng cáo, kháng nghị. Thủ tục xét lại bản án ở các nước này không có sự phân định rạch ròi giữa phúc thẩm và giám đốc thẩm. Với các nước sử dụng tiếng Anh (Anh, Hoa Kỳ, Australia…) thì thuật ngữ "appeal" (phúc thẩm) được dùng để chỉ tất cả các hoạt động xem xét lại một bản án, quyết định đã được xét xử. Có rất nhiều hình thức xét lại vụ án khác nhau theo từng loại tố tụng, từng loại án, từng cấp tòa xét xử trong mỗi hệ thống pháp luật của từng nước, điển hình là:

- Xem xét về thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp dưới: chỉ xem xét vấn đề thẩm quyền của Tòa án đã xét xử;

- Xem xét các vấn đề về áp dụng pháp luật từ các bản án trước đó;

- Xem xét về việc xét xử tại các phiên tòa có bồi thẩm đoàn: chỉ xem xét lỗi của thẩm phán đối với các vấn đề về pháp luật và lỗi, sai sót của bồi thẩm đoàn về các tình tiết thực tế. Việc xem xét các vấn đề về tình tiết thực tế thường dẫn đến việc xét xử lại vụ án hoàn toàn mới;

- Xem xét bản án sơ thẩm dựa trên toàn bộ pháp luật và tình tiết vào thời điểm đã ra phán quyết sơ thẩm (strict sense);

- Xem xét lại bản án sơ thẩm với các chứng cứ cũ và mới;

- Xem xét lại toàn bộ vụ án mới trên cơ sở các chứng cứ mới, mọi vấn đề đều được xét xử lại (rehearing de novo).

Do vậy, nếu so sánh với pháp luật Việt Nam, chỉ có thể hiểu được thủ tục giám đốc thẩm của các nước này cũng như là căn cứ kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm trên cơ sở nắm được trình tự xét lại các bản án, quyết định. Trong phần trình bày dưới đây, trung thành với nguyên bản luật, thuật

ngữ "phúc thẩm" sẽ được sử dụng chung cho tất cả các hình thức xem xét, xét xử lại vụ án và có thể được hiểu theo các bối cảnh khác nhau là "phúc thẩm" hay "giám đốc thẩm" theo cách hiểu của từng hệ thống tố tụng.

Tại Anh, các tòa dân sự tồn tại thành một hệ thống độc lập. Thông thường, các vụ việc tranh chấp có giá ngạch thấp (dưới 25.000 bảng) được giải quyết ở hơn 250 tòa cấp thấp (County Courts), các vụ việc có giá ngạch trên 25.000 bảng được giải quyết ở Tòa cấp cao (High Court) với các chi nhánh thường đặt chung với các chi nhánh của Tòa Hoàng gia. Đa số các vụ án thường được giải quyết với một thẩm phán tuy rằng quyền được xét xử với bồi thẩm đoàn vẫn được chấp nhận nếu các bên không tự từ bỏ quyền này. Tuy nhiên, trong tố tụng dân sự, một thực tế phổ biến là các bên tranh chấp thường đi đến thống nhất giải quyết vụ án thông qua rất nhiều các thủ tục khác mang tính chất hòa giải, không qua Tòa án.

Các bản án của tòa cấp thấp có thể được kháng cáo phúc thẩm trực tiếp tới Tòa phúc thẩm (Court of Appeal) về vấn đề áp dụng luật (legal matters) và không được kháng cáo về các tình tiết thực tế của vụ án. Các bản án của tòa cấp cao cũng có thể bị kháng cáo và được xét xử phúc thẩm ở tòa phúc thẩm nhưng chỉ về các vấn đề về luật.

Các bản án của Tòa phúc thẩm có thể bị kháng cáo tiếp lên Thượng viện Anh về cả vấn đề thực tế và các vấn đề về luật (on fact and law) nhưng chỉ khi các vụ án đó có tầm quan trọng đặc biệt đối với luật pháp. Các kháng cáo đến Thượng viện Anh phải trải qua thủ tục kiểm tra hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt trước khi được quyết định có chấp nhận hay không. Mỗi năm chỉ có vài chục kháng cáo theo thủ tục này được chấp nhận.

Cuối cùng, bất kỳ Tòa án nào cũng có thể kiến nghị một vấn đề về luật liên quan đến luật của Liên minh châu Âu cần phải được đưa ra xem xét trước tại Tòa án tư pháp châu Âu.

Hoa Kỳ, hệ thống pháp luật được chia thành hai cấp độ: liên bang và các tiểu bang. Hai hệ thống này vận hành gần như độc lập, tách rời nhau

trong đó có sự phân định các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của bang hay liên bang. Mỗi bang được coi là một chính quyền độc lập, cơ quan lập pháp riêng, hệ thống Tòa án riêng. Hệ thống Tòa án của các bang và liên bang có chung một cơ chế xét xử cao nhất là Tòa án tối cao liên bang có quyền xem xét lại và đưa ra phán quyết cuối cùng đối với các bản án đã được xét xử ở Tòa án tối cao của các tiểu bang. Hệ thống Tòa án liên bang có 3 cấp: cấp quận (US federal district Courts), cấp phúc thẩm (US Court of appeal) và Tòa án tối cao liên bang (US Supreme Court).

Tòa án cấp quận (95 tòa) thực hiện việc xét xử sơ thẩm dân sự theo thẩm quyền liên bang trên toàn nước Mỹ. Quyền được xét xử có bồi thẩm đoàn được thực hiện ở cấp tòa này. Trong một phiên tòa dân sự có 6 vị bồi thẩm.

Cấp xét xử tiếp theo của hệ thống Tòa án liên bang là các tòa phúc thẩm ở các hạt. Có 13 Tòa phúc thẩm trên phạm vi toàn quốc. Mỗi một Tòa án phúc thẩm này phụ trách việc xét xử phúc thẩm các vụ án dân sự trong một khu vực lãnh thổ nhất định có các Tòa án quận thuộc địa phận đó. Không phải vụ án nào cũng đương nhiên được quyền kháng cáo phúc thẩm mà còn tùy theo loại việc luật quy định có được kháng cáo hay không. Tòa phúc thẩm không xem xét các tình tiết thực tế của vụ án mà chỉ xem xét các sai sót về tố tụng hay áp dụng pháp luật của Tòa án cấp dưới trong vụ án đó. Tùy từng trường hợp, Tòa án có thể sửa bản án (thường chỉ khi có sai sót nhỏ và rõ ràng), giữ nguyên hoặc hủy bản án cũ. Khi bản án cũ bị hủy, việc có tiếp tục kiện tiếp hay không tùy thuộc vào các bên, tuy nhiên, pháp luật luôn có một số quy định hạn chế việc khởi kiện lại.

Tòa án tối cao liên bang có 9 Thẩm phán. Trừ trường hợp đặc biệt có thể xét xử sơ thẩm, Tòa án tối cao liên bang thông thường chỉ xét lại các bản án của các Tòa phúc thẩm liên bang và các bản án của các Tòa án tối cao các tiểu bang đưa lên. Quyết định của Tòa án tối cao liên bang là quyết định cuối cùng. Thông thường các bên không có quyền đề nghị Tòa án tối cao liên bang xem xét lại bản án. Thay vào đó, các bên có thể "trông chờ" Tòa án tối cao

xem xét lại bản án thông qua việc nộp đơn kiến nghị gửi lên Tòa này giải thích lý do tại sao các vấn đề về luật trong vụ án của họ có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét tại Tòa án tối cao liên bang. Việc có xem xét chấp nhận đơn kháng cáo để xem xét lại vụ án hay không là đặc quyền tùy nghi của Tòa án tối cao. Bộ phận thư ký của Tòa án tối cao (hầu hết là các chuyên gia cao cấp về luật hoặc luật sư) sẽ xem xét tất cả các đơn, tổng hợp và kiến nghị với các thẩm phán. Nếu bốn trong chín Thẩm phán chấp thuận xét xử lại, Tòa án tối cao sẽ ra một quyết định yêu cầu Tòa án cấp dưới chuyển toàn bộ hồ sơ tới Tòa án tối cao để xét xử. Chỉ một số lượng rất ít các đơn này được Tòa án tối cao chấp nhận (3 - 5% tổng số đơn trong một năm). Tiêu chí thông thường để Tòa án tối cao chấp nhận đơn là vụ án "quan trọng đặc biệt có ý nghĩa tới lợi ích của công chúng và Nhà nước". Tòa án tối cao sẽ không xét đến các tình tiết thực tế của vụ án mà ra phán quyết cuối cùng về việc áp dụng pháp luật nói chung hay là giải thích Hiến pháp, giải thích luật. Thực tế, Tòa án tối cao là cấp xét xử mới và là cấp xét xử cuối cùng đối với vụ án.

Hệ thống tòa án Bang Victoria của Liên bang Australia gồm 3 cấp: Tòa sơ cấp (Magistrate Court), Tòa án cấp quận (District Court) - Tòa trung cấp, Tòa án tối cao bang. Trong tố tụng dân sự, thẩm quyền của các Tòa án như sau: Tòa sơ cấp xét xử những yêu cầu đòi bồi thường thương tích và tranh chấp về dân sự có giá trị đến 40.000 đô la, những tranh chấp về dân sự không hạn chế về giá ngạch mà cả hai bên đều nhất trí đưa ra xét xử ở cấp tòa này. Tòa trung cấp (Tòa khu vực) xét xử những yêu cầu đòi bồi thường thương tích (không hạn chế giá trị tranh chấp), những tranh chấp về dân sự có giá ngạch đến 200.000 đô la. Ngoài ra, cấp tòa này cũng xét xử phúc thẩm những vụ án đã được xét xử bởi Tòa án vị thành niên (Children’s Court).

Tòa án tối cao của bang là Tòa án cao nhất theo Hiến pháp bang. Cấp tòa này có hai phân tòa: Phân tòa xét xử (Trial division) xét xử sơ thẩm những vụ án dân sự không thuộc thẩm quyền của các tòa cấp dưới; Phân tòa phúc thẩm (Court of appeal divisison) xét xử phúc thẩm những vụ án đã được xét

xử bởi tòa trung cấp và những vụ án đã được chính Tòa án tối cao xét xử (phân tòa xét xử). Tòa án tối cao liên bang là cấp xét xử cuối cùng đối với các bản án đã được xét xử của Tòa án tối cao bang (phân tòa phúc thẩm). Tuy nhiên, việc xét xử lại của Tòa án tối cao liên bang chỉ xảy ra nếu có thủ tục cho phép đặc biệt. Các đương sự phải đệ đơn để có thủ tục cho phép này và một Thẩm phán hay toàn bộ Thẩm phán của Tòa án tối cao liên bang có thể xét xử vụ án. Việc kháng cáo chỉ được chấp nhận nếu vấn đề đưa ra tạo ra tranh cãi lớn về luật, có ý nghĩa lớn đối với công chúng hoặc có những ý kiến rất khác nhau và đòi hỏi có quyết định cuối cùng hoặc chính Tòa án tối cao liên bang xét cần phải đưa vụ việc ra xét xử để đảm bảo công lý. Cấp xét xử cuối cùng là toàn bộ các Thẩm phán của Tòa án tối cao liên bang, xét xử các phán quyết của các Thẩm phán tối cao liên bang (1 hoặc nhiều hơn 1 thẩm phán) hoặc xét xử những vụ án đã được xét xử bởi các Tòa án tối cao của tiểu bang.

Qua nghiên cứu, có thể rút ra một số nhận xét chung về thủ tục phúc thẩm và các căn cứ kháng cáo phúc thẩm trong tố tụng dân sự ở những nước theo truyền thống pháp luật án lệ như sau:

Thứ nhất, các nước theo truyền thống pháp luật án lệ không áp dụng nguyên tắc xét xử hai cấp nên về nguyên tắc mọi bản án, quyết định đều có thể được xem xét lại. Tuy nhiên, quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử ở các nước này cho thấy khả năng một vụ án, bản án được xét xử lại là rất ít. Cơ chế xét xử theo án lệ kết hợp với nguyên tắc không xem xét lại bản án (trừ khi luật có quy định rõ trong từng trường hợp, từng loại tội) đã hạn chế tối đa việc kháng cáo, kiến nghị xem xét lại.

Thứ hai, các nước theo truyền thống pháp luật án lệ không phân biệt kháng cáo của đương sự và kháng nghị của Viện công tố. Ở các nước này, Cơ quan công tố tham gia vào tố tụng dân sự chỉ với tư cách là một bên đương sự. Trong thủ tục phúc thẩm, Cơ quan công tố chỉ tham gia phiên tòa với tư

cách người đã kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án như các đương sự khác.

Thứ ba, về quyền được kháng cáo, về nguyên tắc, trong truyền thống án lệ, theo pháp luật án lệ (do các Tòa án xây dựng) quyền được xét xử lại không được thừa nhận mà quyền này chỉ được ghi nhận ở các văn bản pháp luật chính thức. Nếu pháp luật có quy định rõ các bên có quyền kháng cáo bản án đã tuyên thì đó là một quyền đương nhiên và việc xét xử lại được thực hiện giống như việc xét xử phúc thẩm ở các nước trong hệ thống pháp luật lục địa. Nếu pháp luật không quy định thì việc kháng cáo chỉ xảy ra khi được phép của chính cấp tòa đó hoặc cấp tòa cao hơn (thường do một Thẩm phán của tòa án cao hơn xem xét và chấp nhận đơn, đồng ý cho kháng cáo). Rất nhiều các điều kiện đặt ra để đơn này được chấp nhận. Nơi nhận đơn tùy từng nước có thể là Tòa án đã xét xử có phán quyết bị kháng cáo giám đốc hoặc tòa án có thẩm quyền. Quyết định từ chối không chấp nhận đơn kháng cáo có thể là đối tượng để Tòa án cấp cao hơn xét xử phúc thẩm lại quyết định đó.

Việc một bản án không đương nhiên được xét xử lại ở cấp tòa cao hơn nếu không có luật thành văn quy định đã dẫn đến hệ quả là có rất nhiều các hình thức xét lại một bản án, quyết định của Tòa án do có rất nhiều các đạo luật khác nhau quy định đối với từng loại án, trong khi đó có một số loại án thì không thể bị kháng cáo. Các văn bản pháp luật khi đề cập đến vấn đề này thường quy định những nội dung sau:

- Quyết định (phán quyết) loại nào có thể được kháng cáo;

- Thời hạn kháng cáo, thời hạn thông báo cho bên tranh chấp hoặc bên buộc tội hay gỡ tội, thời hạn bên được thông báo trình bày phản đơn, xét kháng cáo quá hạn, lệ phí nộp đơn…;

- Nội dung thẩm quyền của Tòa án sẽ xét lại bản án (xem xét các tình tiết về luật hay thực tế, xem xét chứng cứ, tình tiết mới…);

- Sự cho phép của Tòa án cùng cấp hoặc Tòa án cấp trên đối với đơn đề nghị kháng cáo bản án, điều kiện cho phép…

Thứ tư, căn cứ kháng cáo phúc thẩm thường chỉ được chấp nhận nếu là các vấn đề về áp dụng pháp luật, giải thích pháp luật của các cấp tòa dưới. Thẩm phán sẽ xem xét các vấn đề pháp luật nảy sinh từ kháng cáo có cần thiết xem xét lại nữa không, tính chất tương xứng của vấn đề nêu ra với việc áp dụng những thủ tục tố tụng tiếp theo của Tòa án. Thẩm phán (Tòa án) không được tạo ra các hạn chế nếu luật không hạn chế điều kiện để xem lại vấn đề đó. Việc chấp thuận phải thể hiện rõ là tại sao phải đưa vấn đề đó ra, giá trị đối với công lý có cần thiết phải xét lại bản án, có những căn cứ rõ ràng cho thấy bản án cũ là sai lầm. Tại phiên tòa xét xử lại, các Thẩm phán thường hạn chế hoặc không xem xét chứng cứ mới (trừ những loại án luật quy định khác).

Thứ năm, cơ chế tố tụng ở các nước này đã tạo ra khả năng đề nghị kháng cáo rất thấp. Trong tố tụng dân sự, có rất nhiều biện pháp mang tính chất hòa giải để hạn chế số lượng vụ việc tranh chấp có thể dẫn đến Tòa án,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự việt nam và vai trò, trách nhiệm của viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm vụ việc dân sự (Trang 32 - 41)