Thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự việt nam và vai trò, trách nhiệm của viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm vụ việc dân sự (Trang 67 - 71)

thủ tục giám đốc thẩm

Thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của VKS ban đầu được xác định tại Luật tổ chức VKSND năm 1960 (Điều 18), theo đó Viện trưởng VKSNDTC có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp. PLTTGQCVADS được ban hành năm 1989 (Điều 72) và tại các Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và các tranh chấp lao động ra đời sau đó đã mở rộng thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đến Phó Viện trưởng VKSNDTC và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh. Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm thời kỳ này được phân cấp cụ thể như sau: Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị bản án, quyết định của các Tòa án các cấp; Phó Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị bản án, quyết định của các Tòa án cấp dưới; Viện trưởng VKSND cấp tỉnh kháng nghị bản án, quyết định của các Tòa án cấp dưới.

Xuất phát từ lý do nhằm nâng cao trách nhiệm của cấp trưởng trong công tác quản lý, chỉ đạo, đặc biệt là trong công tác kháng nghị những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, Điều 285 BLTTDS quy định theo hướng thu hẹp phạm vi những người có thẩm quyền kháng nghị, cụ thể là đã bãi bỏ thẩm quyền kháng nghị của Phó Viện trưởng VKSNDTC , thay vào đó chỉ Viện trưởng VKSNDTC mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC; Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Trên thực tế, việc kháng nghị giám đốc thẩm của VKS có thể xuất phát từ đơn đề nghị của đương sự, thông báo của cá nhân, tổ chức khác hoặc do VKS cấp dưới đề nghị nhưng pháp luật không quy định phạm vi kháng nghị giám đốc thẩm phải dựa trên yêu cầu của đương sự. Điều đó có nghĩa là việc kháng nghị, phạm vi kháng nghị, hướng kháng nghị… phụ thuộc tuyệt đối vào ý chí của người có

thẩm quyền, họ thực hiện quyền kháng nghị dựa trên kết quả của công tác kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án mà không phụ thuộc vào việc có đơn đề nghị, đơn yêu cầu giám đốc thẩm hay không, cũng không phụ thuộc vào ý chí của người đề nghị, người thông báo. Người đã kháng nghị cũng tự quyết định việc thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị của mình. Việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị có thể được tiến hành trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm nhưng chỉ được thay đối, bổ sung với điều kiện thời hạn kháng nghị 03 năm chưa kết thúc (Điều 289 BLTTDS).

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền phải được ban hành trong thời hạn do pháp luật quy định. Trước khi có PLTTGQCVADS, việc kháng nghị giám đốc thẩm không bị giới hạn về thời gian, người có thẩm quyền có thể kháng nghị vào bất kỳ thời điểm nào sau khi phát hiện bản án, quyết định có sai lầm. Tuy nhiên, để bảo đảm tính ổn định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, hạn chế những xáo trộn do kết quả xét xử giám đốc thẩm gây ra đối với các bên đương sự và những người có quyền, lợi ích liên quan trong vụ án khi bản án, quyết định đã được thi hành, PLTTGQCVADS quy định việc kháng nghị giám đốc thẩm chỉ được tiến hành trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu việc kháng nghị theo hướng không gây thiệt hại cho bất cứ đương sự nào thì không bị hạn chế về thời gian (khoản 1 Điều 73). Sau đó, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và các tranh chấp lao động đã lần lượt quy định thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm các bản án, quyết định trong các lĩnh vực này là 09 tháng (khoản 1 Điều 77) và 06 tháng (khoản 1 Điều 75) kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; nếu việc kháng nghị có lợi cho người lao động thì thời hạn này được kéo dài đến 01 năm.

Trong quá trình xây dựng BLTTDS có nhiều ý kiến đề nghị, do nhiều nguyên nhân khác nhau, phải có quy định thời hạn cho đương sự gửi đơn kháng cáo hoặc đơn đề nghị giám đốc thẩm, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm trong

trường hợp có đơn kháng cáo, đề nghị và trường hợp không có kháng cáo, đề nghị với xu hướng là rút ngắn thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm (còn 01 năm hoặc 02 năm). Tất cả các dự kiến này đã không được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Nay Điều 288 BLTTDS quy định chung một loại thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm cho tất cả các bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình là 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Quyết định kháng nghị còn phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung. Những nội dung chính mà một quyết định kháng nghị giám đốc thẩm cần phải có được quy định tại Điều 287 BLTTDS. Trong đó, người kháng nghị không chỉ có nghĩa vụ chỉ ra căn cứ thực tế là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án với những vi phạm, sai lầm được nhận xét, phân tích một cách kỹ càng cùng với quy định của pháp luật làm cơ sở cho việc ban hành kháng nghị, mà còn phải nêu rõ quyết định kháng nghị đối với một phần hay toàn bộ bản án, quyết định đó bởi phạm vi kháng nghị có ý nghĩa quyết định phạm vi giám đốc thẩm sau này, về nguyên tắc, Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét phần quyết định của bản án, quyết định bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị (Khoản 1 Điều 296). Cuối cùng, bản kháng nghị phải thể hiện được đề nghị của người kháng nghị về việc giải quyết vụ án đến Hội đồng giám đốc thẩm. Đề nghị này phải trong phạm vi thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm. BLTTDS đã có những sửa đổi quan trọng liên quan đến phạm vi thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và do đó cũng tác động đến phạm vi yêu cầu (đề nghị) của quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Theo Điều 297, Hội đồng giám đốc thẩm không có thẩm quyền "sửa bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" như quy định tại các Pháp lệnh mà chỉ có hai loại thẩm quyền (giống như thẩm quyền của Tòa "phá án" trong tố tụng dân sự Pháp): một là, không chấp nhận kháng nghị và/hoặc giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; hai là, hoặc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm lại,

hoặc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

Theo pháp luật của nhiều nước trên thế giới, kháng cáo giám đốc thẩm chỉ được công nhận nếu đương sự chứng minh rằng mình đã tự nguyện thi hành án, trừ những trường hợp họ được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của pháp luật bởi đa số các nước đều quan niệm rằng kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm không đương nhiên dẫn đến việc hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành bản án bị kháng cáo, kháng nghị và kết quả giám đốc thẩm có ý nghĩa tạo ra tiền lệ cho hoạt động xét xử của Tòa án, rất hạn chế việc làm thay đổi quyền, trách nhiệm giữa các bên đã được xác định bởi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

BLTTDS Việt Nam lại có quy định khác. Theo Điều 286, người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền hoãn thi hành án để xem xét việc kháng nghị. Khi đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm. Thời hạn hoãn thi hành án là 03 tháng, kể từ khi có yêu cầu. Trên thực tế, việc yêu cầu hoãn thi hành án chỉ xảy ra khi đã có quyết định thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng đang bị xem xét, kháng nghị, còn việc tạm đình chỉ thi hành án thường được áp dụng đối với mọi bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm và thường được ghi ngay trong quyết định kháng nghị của người có thẩm quyền.

Nghiên cứu các quy định của BLTTDS về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của VKS, so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Một là, trong việc kháng nghị bản án, quyết định dân sự của Tòa án nói chung, kháng nghị giám đốc thẩm nói riêng, Viện công tố các nước thường chỉ được phép kháng nghị vì lợi ích công hoặc lợi ích của pháp luật và chỉ trong những trường hợp pháp luật quy định. Khác với các nước, đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam không có quyền kháng cáo giám đốc thẩm,

VKS kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật với vị trí là cơ quan tố tụng kiểm sát hoạt động của Tòa án. Vì vậy, thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của VKS là khá rộng và khá tự do (không bắt buộc phải có đơn đề nghị của đương sự, có thể kháng nghị ngay cả khi các bên đương sự đã hoàn toàn đồng ý với bản án...)

Hai là, nếu như pháp luật các nước quy định Viện công tố có quyền kháng nghị giám đốc thẩm thì có nghĩa là Công tố viên sẽ là người thực hiện thẩm quyền này. Ở Việt Nam, thẩm quyền này được quy định rõ thuộc về Viện trưởng VKSNDTC và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh. Đây là nhiệm vụ, quyền hạn pháp luật giao cho chính những người giữ các chức danh trên chứ không phải cho ngành Kiểm sát nói chung. Những người giữ các chức danh này thực hiện quyền kháng nghị nhân danh chính mình và không được phép ủy quyền cho cấp dưới. Có thể khẳng định như vậy bởi chúng ta đã từng có quy định cho phép Phó Viện trưởng VKSNDTC được quyền kháng nghị giám đốc thẩm nhưng quy định này đã bị hủy bỏ.

Ba là, nếu theo quy định tại Điều 289 BLTTDS, người có thẩm quyền thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm là người đã kháng nghị, thì việc thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị tại phiên tòa không thể thực hiện được bởi trên thực tế người đã kháng nghị thường không tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự việt nam và vai trò, trách nhiệm của viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm vụ việc dân sự (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)