Các đề xuất khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản (Trang 104 - 116)

3.3. Những giải pháp hoàn thiện cụ thể

3.3.3. Các đề xuất khác

* Kiến nghị đối với Bộ Tư pháp và một số đơn vị thuộc Bộ

- Đảm bảo đủ số lượng biên chế cần thiết để bảo đảm đội ngũ cán bộ được giao nhiệm vụ làm công tác thanh tra, kiểm tra đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng;

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho đội ngũ công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; trong đó có lớp bồi dưỡng riêng cho các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các địa phương, theo đó chú trọng vào phương pháp, trình tự/quy trình tiến hành hoạt động thanh tra (bao gồm các kỹ năng trong hoạt động thanh tra: kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, các tình huống phát sinh trong quá trình thanh tra…); thu

thập tài liệu trong hoạt động thanh tra; xử lý vi phạm hành chính; trình tự giải quyết khiếu nại hành chính; trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo và soạn thảo văn bản trong hoạt động thanh tra (xây dựng các quyết định thanh tra, kế hoạch thanh tra, các mẫu kết luận, biên bản trong quá trình thanh tra…);

- Tăng mức kinh phí hỗ trợ đối với người được giao nhiệm vụ thanh tra, có chính sách đãi ngộ thích đáng và trang bị đầy đủ phương tiện làm việc cần thiết cho công chức được giao thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.

* Kiến nghị đối với các đơn vị thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra (Thanh tra Sở Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp)

- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản, chú trọng việc thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện kết luận thanh tra;

- Tăng cường mạnh mẽ công tác thanh tra, kiểm tra cả ở Trung ương (Thanh tra Bộ, Cục Bổ trợ tư pháp) và địa phương (Thanh tra Sở); xử phạt nghiêm để răn đe các vi phạm trong các lĩnh vực và kịp thời nắm tình hình, hướng dẫn, giải quyết khó khăn, vướng mắc, tăng cường chấn chỉnh thiếu sót đối với các cá nhân, tổ chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp;

- Tích cực phối hợp với cơ quan liên quan lựa chọn địa bàn thanh tra đúng trọng tâm, trọng điểm, không chồng chéo, trùng lắp;

- Thu thập thông tin đầy đủ, chính xác trước mỗi đợt thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xây dựng Kế hoạch chi tiết đối với từng nội dung, vấn đề thanh tra được xác định bước chuẩn bị quan trọng góp phần bảo đảm cho mỗi cuộc thanh tra chuyên ngành đạt được kết quả tốt;

- Trong quá trình thanh tra, việc thực hiện những trình tự, thủ tục thanh tra như: thông báo quyền, nghĩa vụ của Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, thiết lập hồ sơ, Biên bản làm việc, Dự thảo Kết luận thanh tra, Kết luận thanh

* Đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Tiếp tục chỉ đạo, triển khai có hiệu quả Luật đấu giá tài sản năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành có liên quan rà soát các Quy chế bán đấu giá tài sản và các văn bản liên quan khác do địa phương ban hành để phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định không phù hợp với Luật đấu giá tài sản năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản trên địa bàn; kiện toàn Phòng Bổ trợ tư pháp tại những nơi chưa có Phòng Bổ trợ tư pháp và tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động bán đấu giá tài sản; có kế hoạch củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.

Sở Tư pháp các địa phương cần chủ động, thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố trong việc chỉnh sửa, ban hành quy chế bán đấu giá tài sản, quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất và các văn bản quy phạm khác liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản; làm tốt việc hướng dẫn nghiệp vụ cho các tổ chức bán đấu giá tài sản; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm theo thẩm quyền; phối hợp với các sở ngành và các cơ quan liên quan ở địa phương thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản trên địa bàn.

Kết luận chương 3

Trong những năm qua, Bộ Tư pháp đã thường xuyên quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản. Qua công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức bán đấu giá, đấu giá viên và khách hàng tham gia đấu giá, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản. Đồng thời, thông qua hoạt động thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện những bất cập của các văn bản pháp luật về bán đấu giá tài sản như: hiện tượng thông đồng, dìm giá tài sản, chiếm dụng tiền đặt trước của khách hàng khi đăng ký tham gia đấu giá; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng lại không có thẩm quyền hủy kết quả bán đấu giá khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật (trừ trường hợp bán đấu giá tài sản nhà nước); chế tài xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 110/2010/NĐ-CP và Nghị định 67/2015/NĐ-CP chưa đủ sức răn đe, vẫn còn hiện tượng nhờn luật.

Do vậy, để đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bán đấu giá tuân thủ theo đúng quy định pháp luật và để việc tổ chức bán đấu giá khách quan, minh bạch, hạn chế những tiêu cực trong quá trình bán đấu giá nên cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật về thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản và các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bán đấu giá.

KẾT LUẬN CHUNG

Pháp luật dù có hoàn thiện đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu như áp dụng pháp luật không đúng thì vẫn bị coi là còn hạn chế. Chính vì vậy, song hành cùng công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cần quan tâm chú, trọng công tác áp dụng pháp luật. Bởi, áp dụng pháp luật có đúng thì quyền, lợi ích của cá nhân, cơ quan – tổ chức và của nhà nước mới được đảm bảo, góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật. Ngược lại, nếu pháp luật được áp dụng không đúng thì sẽ gây tác hại không nhỏ đến quyền, lợi ích của các chủ thể được nhà nước bảo vệ. Từ đó tạo nên xung đột, ảnh hưởng đến trật tự an toàn chính trị - xã hội, ngăn cản sự phát triển của kinh tế…

Từ thực tiễn công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản cho thấy, trong nhiều năm qua, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ. Nhờ đó, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về bán đấu giá tài sản được xây dựng và ban hành tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý vững chắc để hoạt động bán đấu giá tài sản đạt kết quả cao. Tuy nhiên, hiện nay, trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế, bất cập như: tổ chức bán đấu giá cố tình không thực hiện đúng quy định pháp luật về bán đấu giá; không thực hiện niêm yết, thông báo bán đấu giá theo đúng quy định; chiếm dụng tiền đặt cọc của khách hàng tham gia đấu giá; còn có hiện tượng thông đồng, dìm giá tài sản; đấu giá viên điều hành phiên đấu giá không đúng quy định; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không có thẩm quyền hủy kết quả bán đấu giá (trừ bán đấu giá tài sản nhà nước); chế tài xử phạt vi phạm hành chính còn nhẹ, chưa mang tính răn đe và tương xứng với các hành vi vi phạm pháp luật trong bán đấu giá.

Chính vì vậy, để hoạt động thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản đạt hiệu quả cao, đảm bảo tốt các quyền, lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức thì cần sửa đổi, bổ sung các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là sửa đổi bổ sung Luật đấu giá tài sản năm 2016 theo hướng tăng thẩm quyền cho các cơ quan thanh tra (hủy kết quả bán đấu giá đối với mọi loại tài sản); tăng mức xử phạt vi phạm hành chính để tương xứng với tính chất và mức độ vi phạm của tổ chức đấu giá và đấu giá viên; Chính phủ sớm xem xét thông qua Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 110/2010 và Nghị định 167/2015/NĐ-CP. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản sẽ góp phần vào công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo định hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Chính phủ đã đề ra./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Phi Anh (2016), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bán đấu giá tài

sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Học Viện

khoa học xã hội – Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW, ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010

và định hướng năm 2020, Hà Nội.

3. Chính phủ (2010), Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 quy

định về bán đấu giá tài sản, Hà Nội.

4. Chính phủ (2011), Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Hà Nội.

5. Chính phủ (2013), Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, THADS, phá sản doanh nghiệp,

hợp tác xã, Hà Nội.

6. Chính phủ (2014), Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày 29/5/2014 quy

định tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp, Hà Nội.

7. Chính phủ (2017), Nghị quyết số 21/2009/NQ-CP ngày 12/5/2009 ban hành

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Hà Nội.

8. Chính phủ (2017), Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 quy định

chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật đấu giá tài sản, Hà Nội.

9. Chính phủ (2017), Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, Hà Nội.

10. Lê Viết Cường (2016), Một số giải pháp hoàn thiện công tác bán đấu

giá tài sản tại Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Hà Tĩnh, Luận

văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII

12. Bùi Thị Thu Hiền (2014), Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo

pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật – ĐHQGHN.

13. Hồ Chủ tịch (1945), Sắc lệnh số 64/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945

thành lập Ban Thanh tra đặc biệt.

14. Đỗ Thị Hoa (2010), Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật – ĐHQGHN.

15. Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh Thanh tra, Hà Nội. 16. Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

17. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên) (2015), Giáo trình lý luận nhà nước và

pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp, Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thanh tra, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật Đấu

giá tài sản, Hà Nội.

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Luật Tố cáo, Hà Nội.

24. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (1946), Hiến pháp, Hà Nội. 25. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (1959), Hiến pháp, Hà Nội. 26. Đào Trí Úc, Hoàng Thị Kim Quế (đồng chủ biên) (2017), Đại cương về

PHỤ LỤC

KẾT QUẢ THANH TRA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG LĨNH VỰC BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

1. Kết quả thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2017 đối với một số tổ chức bán đấu giá tài sản tại các tỉnh, thành phố (Phú Yên, Thanh Hóa)

Số TT

Tên tổ chức bán đấu giá tài sản

Số Quyết định xử phạt Hình thức xử phạt-mức phát Hành vi vi phạm 01 DNTN DVBĐGTS

Tân Sông Cầu(tỉnh Phú Yên) 38/QĐ- XPVPHC ngày 30/11/2017 Phạt tiền 17.000.000đ (Mười bảy triệu đồng chẵn)

Thông báo bán đấu giá tài sản không đúng quy định

02 Trần Thanh Trung (Đấu giá viên tỉnh

Phú Yên) 39/QĐ- XPVPHC ngày 30/11/2017 Phạt tiền 5.000.000đ (Năm triệu đồng chẵn)

Ghi biên bản phiên đấu giá ko đầy đủ chi tiết diễn biến của phiên đấu giá

03 CT BĐGTS Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa) 01/QĐ- XPVPHC ngày 01/2/2018 Phạt tiền 15.000.000đ (Mười năm triệu đồng chẵn, có tình tiết giảm nhẹ)

Thực hiện không đúng quy định về thông báo bán đấu giá tài sản

04 Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản (tỉnh

Thanh Hóa) 02/QĐ- XPVPHC ngày 01/2/2018 Phạt tiền 17.000.000đ (Mười bảy triệu đồng chẵn, có tình tiết tăng nặng nhiều lần)

Thực hiện không đúng quy định về thông báo bán đấu giá tài sản

2. Kết quả thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018 đối với một số tổ chức bán đấu giá tài sản tại các tỉnh, thành phố (Hải Phòng, KonTum, Quảng Trị, Hà Nam)

Số TT Tên tổ chức bán đấu giá tài sản Số Quyết định xử phạt Hình thức xử phạt-mức phát Hành vi vi phạm 01 Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ đấu giá MSEC (thành phố Hải Phòng) 32/QĐ- XPVPHC ngày 09/7/2018 Phạt tiền 7.000.000đ (Bảy triệu đồng chẵn, tình tiểt giảm nhẹ) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo 02 Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ đấu giá MSEC (thành phố Hải Phòng) 33/QĐ- XPVPHC ngày 09/7/2018 Phạt tiền 12.000.000đ

(Mười hai triệu đồng chẵn)

Thực hiện không đúng quy định về việc niêm yết bán đấu giá tài sản

03 Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ đấu giá MSEC (thành phố Hải Phòng) 34/QĐ- XPVPHC ngày 09/7/2018 Phạt tiền 8.000.000đ (Tám triệu đồng chẵn)

Thu tiền đặt trước không đúng quy định tại hồ sơ hợp đồng số 23/2017/HĐ-BĐG ngày 08/8/2017

04 Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ đấu giá MSEC (thành phố Hải Phòng) 35/QĐ- XPVPHC ngày 09/7/2018 Phạt tiền 3.000.000đ (Ba triệu đồng,có tình tiết tăng nặng nhiều lần)

Ghi biên bản không đầy đủ chi tiết diễn biến phiên đấu giá tại hồ sơ hợp đồng số 13/2018 ngày 04/5/2018

05 Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ đấu giá MSEC (thành phố Hải Phòng) 36/QĐ- XPVPHC ngày 09/7/2018 Phạt tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng,có tình tiết tăng nặng nhiều lần)

Thực hiện không đúng quy định về việc thông báo bán đấu giá tài sản đối với Hợp đồng cung cấp dịch vụ bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản (Trang 104 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)