Thực trạng hoạt động bán đấu giá tài sản tại Việt Nam qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản (Trang 48 - 68)

công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo

Theo tinh thần Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chính sách pháp luật để kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Thanh tra là một chức năng không thể thiếu của hoạt động quản lý, là một khâu của chu trình quản lý của Nhà nước.

Trước khiNghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày 29/5/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Tư pháp ban hành: Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tư pháp.

Ngày 29/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Tư pháp đã đánh dấu bước phát triển mới, quan trọng về hoàn thiện thể chế, đổi mới về cả tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp. Nghị định đã quy định các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tư pháp gồm: Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp và Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực. Theo đó, Thanh tra Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các chế độ thông tin, báo cáo với Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, tiếp công

dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; Giúp Bộ trưởng phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức liên quan ngoài Bộ trong việc tổ chức thanh tra liên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức đó.

Ngày 13/2/2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 285/QĐ- BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tư pháp. Theo đó, Thanh tra Bộ Tư pháp là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tiến hành thanh tra hành chính; thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

Thanh tra Bộ Tư pháp gồm có Chánh Thanh tra và không quá 03 (ba) Phó Chánh Thanh tra và 05 phòng bao gồm:

- Phòng Tổng hợp - Hành chính;

- Phòng Tiếp công dân, xử lý đơn thư và Giải quyết khiếu nại, tố cáo; - Phòng Thanh tra hành chính;

- Phòng Thanh tra chuyên ngành;

- Phòng Giám sát kiểm tra và xử lý sau thanh tra.

Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao. Thanh tra Bộ là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện mối quan hệ với bộ, ngành, địa phương và các cơ quan tổ chức hữu quan về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ.

Theo Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn của thanh tra viên trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản nói riêng phải đảm bảo:Thanh tra viên là công chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước. Theo đó Thanh tra viên phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, không ngừng phấn đấu rèn luyện để đáp ứng tiêu chuẩn theo yêu cầu; có lối sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra.

Trong quá trình thanh tra, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao; thanh tra viên còn phải chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Từ năm 2010 đến nay, Bộ Tư pháp đã thực hiện tuyển dụng, tiếp nhận 12 trường hợp làm việc tại Thanh tra Bộ; thực hiện thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cho 04 lượt công chức lãnh đạo cấp Vụ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cho 17 lượt công chức lãnh đạo cấp Phòng; bổ nhiệm 23 Thanh tra viên và 03 Thanh tra viên chính. Hiện nay, Thanh tra Bộ được giao 29 biên chế, đã thực hiện 26 biên chế (05 Thanh tra viên chính, 18 Thanh tra viên, 03 Chuyên viên, 02 Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ).

Hoạt động thanh tra, kiểm tra có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, là phương thức tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công

của việc đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

Thời gian qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của Bộ, ngành Tư pháp đã được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Công tác thanh tra, kiểm tra đã và đang được Bộ, ngành Tư pháp triển khai thực hiện một cách bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra; trình tự, thủ tục thanh tra được thực hiện theo đúng quy định pháp luật và thực sự phát huy tác dụng trong công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành.

Qua công tác thanh tra đã giúp phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, phát hiện những sai phạm, kiến nghị biện pháp khắc phục và phòng ngừa, đồng thời phát huy những ưu điểm, các nhân tố tích cực; từ đó giúp các đơn vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp có hiệu quả vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ và xây dựng sự phát triển của Bộ, ngành.

Kết quả công tác thanh tra các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp

Năm 2018 (từ 16/12/2017 đến 15/12/2018), Bộ Tư pháp đã triển khai 26 cuộc thanh tra theo kế hoạch (trong đó có 10 cuộc thanh tra hành chính, 16 cuộc thanh tra chuyên ngành); 10 Tổ/Đoàn xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo; 16 cuộc kiểm tra chuyên ngành; 22 cuộc thanh tra xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo; 07 cuộc kiểm tra sau thanh tra.

Qua công tác thanh tra, Bộ Tư pháp đã ban hành 09 Quyết định thu hồi tiền với tổng số tiền thu hồi là 1.592.233.757 đồng và ban hành 74 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 580.500.000 đồng.

lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ. Kết quả thanh tra cho thấy, một số đơn vị được thanh tra đã thực hiện tương đối tốt các quy định pháp luật có liên quan, tuy nhiên qua thanh tra cũng đã phát hiện một số trường hợp sai phạm. Từ đó, kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh và có các hình thức xử lý nghiêm minh để làm gương trong toàn ngành;

Bộ Tư pháp cũng đã thực hiện tốt việc hướng dẫn nghiệp vụ cho Thanh tra các Sở Tư pháp và hướng dẫn cho 02 cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra theo kế hoạch.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, các đơn vị đã kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm của các đơn vị được thanh tra và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị là đối tượng thanh tra nghiêm túc rút kinh nghiệm, xử lý và khắc phục những sai sót, vi phạm, cụ thể:

Sau khi Luật đấu giá tài sản năm 2016 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2017) ban hành, có nhiều khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực nói trên. Từ năm 2017 đến năm 2018, Bộ Tư pháp đã tổ chức một số đoàn thanh tra, kiểm tra, thanh tra đột xuất về việc chấp hành quy định pháp luật về đấu giá tài sản đối với một số tổ chức bán đấu giá tài sản. Qua đó, đã phát hiện một số tổ chức bán đấu giá tài sản có vi phạm như sau:

- Thực hiện không đúng quy định về thông báo, niêm yết bán đấu giá tài sản;

- Đăng báo không đúng về đấu giá tài sản;

- Ghi biên bản không đúng quy định tại cuộc đấu giá tài sản; - Cho người không đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản; - Đưa thêm các điều kiện vào Thông báo đấu giá tài sản;

- Tổ chức đấu giá tài sản và thẩm định giá cùng một một chủ sở hữu nhưng pháp nhân khác nhau;

- Về Hợp đồng đấu giá tài sản ký kết giữa tổ chức đấu giá tài sản với người có tài sản còn có các thỏa thuận không đúng quy định của Luật Đấu giá tài sản về việc thu tiền đặt trước hoặc về thù lao/chi phí dịch vụ đấu giá;

- Về Quy chế đấu giá tài sản: một số tổ chức đấu giá tài sản còn ban hành Quy chế chung cho các cuộc đấu giá, nội dung quy chế chưa đầy đủ là không đúng quy định Luật Đấu giá tài sản; một số Quy chế đặt ra những điều kiện không hợp lý, dẫn đến việc hạn chế người tham gia đấu giá;

- Việc bán hồ sơ tham gia đấu giá tại một vài tổ chức có biểu hiện chưa minh bạch, dẫn tới có khiếu kiện, tranh chấp..., còn có dấu hiệu thông đồng, dìm giá nhưng rất khó phát hiện và xử lý.

Kết quả thanh tra đều đã kết luận, kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Một số vụ việc điển hình như:

- Kết luận thanh tra số 12/KL-TTR ngày 04/6/2018 về việc chấp hành quy định pháp luật đối với Cục THADS tỉnh Long An và Công ty TNHH Dịch vụ đấu giá tài sản Miền Nam;

- Kết luận thanh tra số 18/Kl-TTR ngày 21/6/2018 về việc chấp hành các quy định pháp luật trong việc bán đấu giá tài sản đối với trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc;

- Kết luận thanh tra số 34/KL-TTR ngày 04/9/2018 về việc chấp hành các quy định pháp luật trong việc bán đấu giá tài sản đối với Công ty Cổ phần đấu giá Minh Pháp.

Trong đó, Thanh tra Bộ đã kiến nghị hủy 02 cuộc bán đấu giá do có hành vi thông đồng và vi phạm về tài sản không được bán, đồng thời chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý về thông đồng trong đấu giá đối với 02 trường hợp, cụ thể: Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật đối với Cục THADS tỉnh Long An, Công ty TNHH Dịch vụ đấu giá tài sản Miền Nam và Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong việc bán đấu giá tài sản

đối với trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc; yêu cầu xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm.

* Kết quả hoạt động thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản

Ngày 04/3/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản (thay thế Nghị định số 05/2005/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản), Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ra đời đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế pháp luật về bán đấu giá, chủ trương chuyên nghiệp hoá hoạt động bán đấu giá tài sản. Sau 04 năm thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, hoạt động bán đấu giá tài sản đã có bước phát triển đáng kể. Tính đến ngày 31/12/2014 cả nước có 619 đấu giá viên đang làm việc tại các tổ chức bán đấu giá trong tổng số 1259 người được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá, 63 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 190 doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.

Các loại tài sản bắt buộc bán đấu giá ngày càng được mở rộng hơn như tài sản nhà nước; tài sản là quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, tài sản thi hành án, tài sản giao dịch bảo đảm; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, hàng dự trữ quốc gia, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, kho tài nguyên Internet, cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa v.v.

Số hợp đồng bán đấu giá thành và giá trị tài sản bán được cao hơn nhiều so với giá khởi điểm ngày càng tăng, thu ngân sách Nhà nước thông qua hoạt động bán đấu giá đạt hiệu quả cao. Năm 2018, Bộ Tư pháp đã cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá viên cho 87 trường hợp, thu hồi 06 trường hợp; cả nước hiện có 680 tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp (tăng 156 tổ chức so với năm 2017), với 1.200 Đấu giá viên đang hành nghề. Năm 2018, số cuộc

bán đấu giá thành là 27.518 cuộc, tăng 9,4% so với năm 2017, nộp ngân sách hơn 568 tỷ đồng. Bộ Tư pháp đã thẩm tra hồ sơ.

Hoạt động bán đấu giá tài sản đã góp phần làm công khai hóa, minh bạch hóa việc xử lý tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và tài sản của tổ chức, cá nhân, qua đó, giảm thiểu các tiêu cực trong việc xử lý tài sản, đóng góp vào việc thực hiện kế hoạch thu ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Kết quả hoạt động bán đấu giá tài sản thời gian vừa qua bước đầu khẳng định hiệu quả của chủ trương xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực bán đấu giá, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dịch vụ bán đấu giá tài sản đang trở thành xu hướng lựa chọn phổ biến của xã hội trong bối cảnh kinh tế thị trường.

Được xác định là nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2018, Bộ Tư pháp và các địa phương đã chú trọng ban hành và triển khai các kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, nhất là công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hộ tịch, chứng thực, qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý những vi phạm. Bộ Tư pháp đã tiến hành 71 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất để giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó có nhiều cuộc thuộc chuyên ngành bổ trợ tư pháp, hộ tịch, chứng thực. Đã ban hành 09 Quyết định thu hồi gần 1,6 tỷ đồng và ban hành 74 Quyết định xử phạt vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản (Trang 48 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)