Ngay sau Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, do điều kiện lịch sử xã hội, Nhà nƣớc ta chƣa thể ban hành ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Vì vậy, Sắc lệnh số 90-SL của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đƣợc ban hành vào ngày 10/10/1945 đã cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ một cách có chọn lọc, theo nguyên tắc không đƣợc đi ngƣợc lại với lợi ích của nhân dân, của Nhà nƣớc. Với quy định này, về đại thể, các quan hệ dân luật và HNGĐ từ năm 1945 – 1950 vẫn đƣợc điều chỉnh bởi ba văn bản luật (Bộ Dân luật Bắc kỳ, Bộ Dân luật Trung kỳ và Tập Dân luật giản yếu). Đến năm 1950, đáp ứng nhu cầu của đời sống, xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành các sắc lệnh đầu tiên về dân luật và hôn nhân gia đình. Đó là Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật (Sắc lệnh số 97-SL) và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/1/1950 quy định về vấn đề ly hôn (Sắc lệnh số 159-SL)
Các văn bản này đã thể hiện sự thay đổi lớn trong quan điểm của xã hội về hôn nhân và quyền tự do cá nhân. Theo đó, quyền tự do cá nhân đã bắt đầu đƣợc xã hội thừa nhận, chú ý và đƣợc pháp luật công nhận, các chức năng xã hội của gia đình cũng bƣớc đầu đƣợc ghi nhận. Chính vì vậy, các văn bản pháp luật trên đã có những quy định mới về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng nhƣ sau:
- Thứ nhất, công nhận quyền tự do cá nhân qua thừa nhận nguyên tắc tự do hôn nhân, tự do giá thú: Con đã thành niên lấy vợ, lấy chồng không
cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc các bậc tôn trƣởng trong gia đình (Điều 2, Sắc lệnh số 97-SL);
- Thứ hai, công nhận quyền tự do cá nhân của ngƣời phụ nữ bình đẳng với nam giới qua việc thừa nhận quyền ly hôn của ngƣời vợ bình đẳng nhƣ ngƣời chồng. Theo đó cả vợ và chồng đều có quyền ly hôn nếu một bên ngoại tình hoặc can án phạt giam, mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi, một bên bỏ nhà đi quá hai năm không có duyên cớ chính đáng, vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể sống chung đƣợc nữa (Điều 2, Sắc lệnh số 159-SL).
- Thứ ba, bảo vệ chức năng sinh sản, nuôi dƣỡng con cái của gia đình với quy định: khi xin ly hôn, nếu ngƣời vợ đang có thai thì vợ hoặc chồng có thể xin tòa án hoãn đến sau kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn (Điều 5, Sắc lệnh số 159-SL).
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đất nƣớc ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai nhiệm vụ cách mạng: miền Bắc bƣớc vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội và miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh thống nhất đất nƣớc.
Ở miền Bắc, đáp ứng tình hình xã hội, nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nƣớc ta đã ban hành Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa: Luật Hôn nhân gia đình năm 1959.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã thể hiện sự tiến bộ mới, bƣớc ngoặt thay đổi trong quan điểm xã hội về quyền tự do cá nhân và hôn nhân. Từ đó, các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng đã có những thay đổi nhất định theo hai hƣớng cơ bản là:
- Tiếp tục khẳng định và bảo vệ hơn nữa quyền tự do cá nhân của con ngƣời với các quy định:
trƣng cơ bản nhất của chế độ hôn nhân lạc hậu. Khẳng định nguyên tắc hôn nhân tự do tiến bộ, hai bên tự quyết định việc xác lập quan hệ hôn nhân “Con trai và con gái đến tuổi đƣợc hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào đƣợc ép buộc bên nào, không ai đƣợc cƣỡng ép hay cản trở” (Điều 4, Luật HNGĐ năm 1959)
+ Công nhận quyền tự do ly hôn của cả hai bên vợ và chồng, theo đó, ly hôn có thể do trƣờng hợp cả hai bên cùng thuận tình xin ly hôn hoặc do một bên xin ly hôn.
- Thừa nhận và bảo vệ các chức năng xã hội của gia đình, với các quy định:
+ Quy định cụ thể các điều kiện kết hôn bao gồm: Độ tuổi kết hôn đƣợc quy định chính thức là nữ từ 18 tuổi trở lên, nam từ 20 tuổi trở lên mới đƣợc kết hôn; Cấm ngƣời có vợ, có chồng kết hôn với ngƣời khác; Cấm kết hôn giữa những ngƣời có cùng dòng máu trực hệ, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những ngƣời khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán; những ngƣời bất lực hoàn toàn về sinh lý, mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc mà chƣa chữa khỏi cũng không đƣợc kết hôn.
+ Tiếp tục hạn chế và mở rộng sự hạn chế quyền ly hôn của ngƣời chồng khi khi ngƣời vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dƣới 12 tháng tuổi.
+ Quy định rõ chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản: toàn bộ tài sản của vợ, chồng có đƣợc trƣớc hay sau hôn nhân đều thuộc tài sản chung của vợ chồng “vợ chồng đều có quyền sở hữu, hƣởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trƣớc và sau khi cƣới” (Điều 15, Luật HNGĐ năm 1959).
quyền Sài Gòn đã ban hành một số văn bản pháp luật áp dụng trong các quan hệ hôn nhân và gia đình, đó là:
- Bộ Luật gia đình ngày 2/1/1959
- Sắc luật 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng - Bộ dân luật ngày 20/12/1972 của chính quyền nguỵ Sài Gòn.
Ở các văn bản này, do xã hội vẫn chƣa thực sự có bƣớc chuyển mình hoàn toàn, vẫn duy trì sự đan xen và trộn lẫn giữa quan niệm truyền thống về quyền tự do cá nhân và hôn nhân với các quan niệm mới du nhập từ phƣơng Tây. Tuy nhiên, khác với thời kỳ trƣớc đây, các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng đã thể đúng bản chất của xã hội lúc bấy giờ là sự đan xen, trộn lẫn và mang tính chuyển đổi của các quan niệm chứ không chỉ còn là sự học tập một cách lý thuyết trên các quy định của pháp luật.
Theo đó, pháp luật thời kỳ này, bên cạnh việc thừa nhận ý chí xác lập quan hệ hôn nhân, quan hệ sở hữu chung của vợ chồng của các bên chủ thể vẫn yêu cầu cần phải có sự đồng ý của hai bên gia đình. Điều 2, Bộ Luật gia đình khẳng định “Sự đính hôn chỉ có giá trị khi đƣợc làm một cách trọng thể với sự ƣng thuận của hai bên đính hôn và sau khi nhà gái đã nhận lễ vật của nhà trai”. Điều 8 và 9 Bộ Luật Gia đình cũng thể hiện quan điểm tƣơng tự với quy định “Sự ƣng thuận của hai bên nam nữ là một điều kiện cốt yếu cho việc lập hôn thú” tuy nhiên “Con trai, con gái chƣa đủ 21 tuổi không thể kết hôn nếu không có sự ƣng thuận của cha mẹ” [15]
Pháp luật cũng tiếp tục thừa nhận quyền tự do cá nhân một cách máy móc với quy định về việc cho phép vợ chồng ký kết với nhau một hôn ƣớc thỏa thuận về vấn đề tài sản từ trƣớc khi kết hôn, miễn là sự thỏa thuận bằng hôn ƣớc đó không trái với trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục và quyền lợi của các con (Điều 45, Luật Gia đình, Điều 49 Sắc luật số 15/64 và Điều 144 Bộ Dân luật) đồng thời ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ, chồng. Trong trƣờng hợp vợ chồng không lập hôn ƣớc với nhau về tài sản
thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc xác định các tài sản chung của vợ chồng lại đƣợc quy định khác nhau ở các văn bản. ở Luật Gia đình, các tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
- Tất cả của cải, động sản và bất động sản thuộc quyền sở hữu của vợ hay chồng khi lập hôn thú.
- Các động sản và bất động sản của mỗi bên đƣợc hƣởng do đƣợc thừa kế hoặc tặng cho (các tài sản này thuộc kỷ phần của vợ hay của chồng trong thời kỳ hôn nhân đƣợc nhập chung với tài sản của vợ chồng, trừ những tài sản do vợ hoặc chồng đƣợc thừa kế hay tặng cho mà ngƣời lập di chúc hay ngƣời tặng cho định khác)
- Các tài sản do hai vợ chồng có đƣợc hoặc do một bên vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.
- Các hoa lợi thu đƣợc từ tài sản chung của vợ chồng hoặc thu đƣợc từ tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng.
Theo Sắc luật số 15/64 là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản Theo Điều 54 Sắc luật số 15/64 và Điều 151 Bộ Dân luật 1972 thì khối tài sản chung của vợ chồng gồm có:
- Các động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi bên vợ, chồng khi kết hôn - Các động sản của vợ hay chồng đƣợc hƣởng trong thời kỳ hôn nhân do đƣợc tặng cho, thừa kế
- Các động sản và bất động sản của vợ hay chồng có đƣợc trong thời kỳ hôn nhân
- Hoa lợi thu đƣợc của tất cả các loại tài sản mà vợ, chồng có đƣợc từ trƣớc khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân.
Điều này thể hiện sự biến đổi và lộn xộn của xã hội lúc bấy giờ.
Sau năm 1975, đất nƣớc ta hoàn toàn thống nhất, đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Xuất phát từ yêu cầu
đó, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 76/CP ngày 25/3/1977 quy định việc thi hành thống nhất Luật hôn nhân và gia đình trong phạm vi cả nƣớc. Kể từ đó, Luật HNGĐ năm 1959 chính thức thay thế các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình của chế độ Sài gòn và đƣợc áp dụng tại miền Nam cho đến thời điểm đó.
Tuy nhiên, trƣớc những thay đổi lớn lao của đất nƣớc: quyền tự do cá nhân đã đƣợc khẳng định và đƣợc ghi nhận mở rộng hơn, quan niệm về một gia đình với sự kết hợp hoàn toàn của hai bên đã đƣợc thay đổi, cùng với nó là sự tích lũy, tạo lập nhiều tài sản lớn của hai bên vợ, chồng trƣớc và sau hôn nhân, Luật HNGĐ năm 1959 đã bộc lộ những hạn chế nhất định, để khắc phục các điểm còn bất cập này, năm 1986, Nhà nƣớc ta đã ban hành Luật hôn nhân và gia đình mới với quy định mới về việc xác định tài sản chung của vợ chồng. Nếu nhƣ trƣớc đây Luật HNGĐ năm 1959 xác định tất cả các tài sản của vợ chồng có đƣợc trƣớc hay sau hôn nhân đều thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng nhằm đảm bảo và khẳng định vai trò quan trọng của chức năng xã hội của gia đình thì đến nay mở rộng quyền tự do cá nhân và khẳng định hôn nhân không phải là sự kết hợp hoàn toàn của hai bên vợ chồng, đặt vai trò và chức năng xã hội của gia đình ngang hàng cùng với quyền tự do cá nhân, Luật HNGĐ năm 1986 đã thừa nhận quyền có tài sản riêng của vợ, chồng và xác định chỉ các tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng đƣợc thừa kế chung hoặc đƣợc cho chung mới là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, pháp luật vẫn chƣa có các quy định về tài sản riêng của vợ, chồng mà chỉ khẳng định “Đối với những tài sản mà vợ hoặc chồng có trƣớc khi kết hôn, tài sản đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì ngƣời có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng” [20]
Đến năm 2000, nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội mới của đất nƣớc thời kỳ đổi mới với sự ghi nhận và bảo đảm mở rộng hơn của
pháp luật đối với quyền tự do cá nhân và yêu cầu của sự phát triển kinh tế buộc hai bên vợ chồng cần có những tài sản riêng lớn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh mà không làm ảnh hƣởng tới sự phát triển của gia đình, Luật HNGĐ năm 2000 đã ra đời. Luật HNGĐ năm 2000 tiếp tục kế thừa và phát huy các quy định tiến bộ của Luật HNGĐ năm 1986 về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng đồng thời mở rộng quyền tự do cá nhân qua việc khẳng định rõ ràng quyền có tài sản riêng của vợ chồng với các quy định cụ thể hơn và lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam, thỏa thuận của vợ chồng đƣợc coi là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng. Điều này đƣợc ghi nhận tại Điều 27 với quy định “Tài sản chung của vợ chồng gồm... và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung” và quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 29, 30 Luật HNGĐ năm 2000.[21]
Bên cạnh đó, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, Luật HNGĐ năm 2000 cũng có những quy định cụ thể hơn về các điều kiện kết hôn và bổ sung thêm các quy định mới nhằm khắc phục những điểm còn bất cập của Luật HNGĐ năm 1986 nhƣ bổ sung thêm các trƣờng hợp cấm kết hôn giữa những ngƣời đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dƣợng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những ngƣời cùng giới tính; Bổ sung thêm quy định về quan hệ hôn nhân khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về;
Đến nay, Luật HNGĐ năm 2000 cùng các văn bản pháp luật khác về hôn nhân và gia đình đã và đang tiếp tục phát huy những tác dụng tích cực, điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội. Tuy nhiên, quá trình áp dụng cũng bộc lộ những điểm còn bất cập hạn chế nhất định. Để tìm hiểu rõ hơn về những ƣu điểm và hạn chế này, luận văn xin đi sâu vào phân tích các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trong hệ thống pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng tại chƣơng 2.
CHƢƠNG 2