Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 99 - 107)

- Thoả thuận của vợ chồng:

3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng:

về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng:

Đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, pháp luật HNGĐ hiện hành đã có sự phát triển cao hơn, đáp ứng đƣợc tốt hơn các yêu cầu khách quan trong sự phát triển của xã hội và gia đình. Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý cho thấy, các quy định nói chung, căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng nói riêng còn chƣa thực sự đi vào đời sống xã hội, chƣa thành những chuẩn mực pháp lý trong xử sự của các thành viên trong gia đình. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do còn quá nhiều hạn chế trong công tác tổ chức và áp dụng pháp luật về hôn nhân gia đình. Những hạn chế trong công tác tổ chức và áp dụng pháp luật về hôn nhân gia đình xuất phát từ những lý do chủ quan hoặc khách quan khác nhau. Để khắc phục hiện tƣợng này, luận văn xin đƣa ra một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân gia đình, đặc biệt tại các vùng đồng

bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Đây là một trong những biện pháp rất cần thiết nhằm xóa bỏ các tập tục phong kiến, lạc hậu, góp phần lành mạnh hóa các quan hệ hôn nhân gia đình. Nhƣ trên đã phân tích, thực tế các phong tục tập quán nhƣ kết hôn trƣớc tuổi, tục nối dây v.v… vẫn còn tồn tại ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội cũng nhƣ việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên. Chính vì vậy, việc tập trung tuyên truyền pháp luật về hôn nhân gia đình cũng nhƣ ý nghĩa của hôn nhân tiến bộ tại các vùng này càng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức của ngƣời dân về pháp luật hôn nhân gia đình cũng góp phần nâng cao ý thức pháp luật của ngƣời dân, đặc biệt trong điều kiện phong tục, tập quán của ngƣời Việt Nam là rất ít coi trọng pháp luật. Từ đó, tránh việc vi phạm pháp luật đồng thời góp phần tránh các mâu thuẫn, tranh chấp có thể nảy sinh, củng cố và xây dựng gia đình bền vững.

Để thực hiện tốt công tác này, Nhà nƣớc không những cần mở rộng việc tuyên truyền về pháp luật hôn nhân gia đình mà quan trọng là cần phải nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền, đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền phù hợp với ngƣời dân ở các vùng, các địa phƣơng khác nhau với các biện pháp cụ thể nhƣ:

- Tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân gia đình một cách thƣờng xuyên, sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân

- Đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp giữa các bộ, ngành, các cấp trong công tác tuyên truyền. Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật phải đƣợc quy định trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan liên quan

- Cần thƣờng xuyên tổng kết, đánh giá việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để rút kinh nghiệm và có biện pháp cải

tiến hiệu quả

- Đa dạng hóa các hoạt động thông tin tuyên truyền thông qua nhiều kênh truyền thông đi đôi với nâng cao chất lƣợng của hệ thống thông tin pháp luật.

- Phát huy vai trò truyền thông của các tổ chức đoàn thể xã hội nhƣ: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… là những tổ chức có khả năng tác động rộng rãi tới các thành viên của mình thông qua hoạt động truyền thông theo nhóm đối tƣợng.

- Kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lƣợng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật. Để thực hiện nội dung này, cần xây dựng đội ngũ chuyên trách làm công tác thông tin và phổ biến giáo dục pháp luật. Đội ngũ này cần đƣợc thƣờng xuyên bồi dƣỡng và đào tạo kiến thức pháp luật, nghiệp vụ.

- Tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính cho hoạt động thông tin pháp luật và phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác tư pháp, cán bộ làm công tác hộ tịch, các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương ở cơ sở về hôn nhân, gia đình.

Cán bộ làm công tác hộ tịch, chính quyền địa phƣơng ở cơ sở là những ngƣời trực tiếp và thƣờng xuyên tiếp xúc với nhân dân, trực tiếp tác nghiệp theo các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, đặc biệt là các quy định về đăng ký kết hôn. Chính vì vậy, việc hiểu đúng, đầy đủ về các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, ý nghĩa của các quy định này sẽ góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lƣợng công tác nghiệp vụ của các cán bộ này, đồng thời những ngƣời này cũng thể giúp ngƣời dân hiểu rõ, hiểu đúng về các quy định, từ đó có ý thức thực hiện đúng các quy

định của pháp luật, có ý thức tự bảo vệ mình, tránh các mâu thuẫn, tranh chấp có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng các cán bộ làm công tác tƣ pháp, đội ngũ thẩm phán chuyên trách về hôn nhân và gia đình cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xuất phát từ đặc thù của quan hệ hôn nhân gia đình, các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng cũng mang những đặc điểm riêng biệt so với các tranh chấp tài sản khác. Song trong tổ chức và hoạt động của Tòa án, Tòa dân sự giải quyết cả hai loại việc dân sự và hôn nhân gia đình. Do đó, kỹ năng xét xử các vụ việc dân sự thƣờng áp dụng chung cho cả các tranh chấp hôn nhân gia đình và tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng. Thực tế này cũng tạo nhiều thuận lợi cho công tác tổ chức và hoạt động của Tòa án, tuy nhiên, trong nhiều vụ việc lại không phù hợp với đặc thù của tranh chấp từ các quan hệ hôn nhân gia đình. Để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết các loại tranh chấp này, theo luận văn, ngành Tòa án cần xây dựng một đội ngũ thẩm phán chuyên trách cả về chuyên môn và nghiệp vụ xét xử xác vụ việc hôn nhân gia đình.

Thứ ba, đã đến lúc, Nhà nước cần đầu tư, xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân thân của mọi người dân:

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ nhƣ hiện nay, thiết nghĩ công việc này không phải là một vấn đề khó. Cơ sở dữ liệu về nhân thân của mọi ngƣời dân là nơi lƣu trữ tất cả các thông tin về nhân thân kể cả tình trạng hôn nhân của bất cứ một ngƣời dân nào kể từ lúc họ đƣợc sinh ra đến khi chết đi. Mọi thay đổi, sự kiện phát sinh đều đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. Việc cập nhật này có thể đƣợc tiến hành ngay từ các cán bộ hộ tịch ở cấp cơ sở. Khi đó, nếu có một giao dịch cần thực hiện hoặc bất cứ sự kiện nào cần có xác nhận về tình trạng nhân thân trong đó có quan hệ vợ chồng của một ngƣời đều có thể thực hiện đƣợc dễ dàng thông qua việc truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu này. Mô hình này có thể đƣợc xây dựng trên cơ

sở các đơn vị dịch vụ công.

Nhƣ trên đã phân tích, trong cuộc sống thực tế, để xác định một tài sản có đăng ký quyền sở hữu là của chung hay của riêng, hoặc để đảm bảo quy định về cấm ngƣời đang có vợ, có chồng kết hôn với ngƣời khác, các cơ quan có thẩm quyền đều căn cứ vào giấy xác nhận tình trạng hôn nhânndo UBND cấp xã nơi cƣ trú xác nhận. Về nguyên tắc thì UBND cấp xã chỉ xác nhận tình trạng hôn nhân theo các giấy tờ cƣ trú nhƣ: sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.... và việc xác nhận tình trạng hôn nhân phải liên tục từ khi đủ tuổi kết hôn đến lúc đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, đối với những ngƣời cƣ trú nhiều nơi, hoặc không có đăng ký cƣ trú hợp pháp thì việc xác nhận gặp nhiều khó khăn hoặc không thể xác nhận đƣợc. Để “gỡ vƣớng” cho những trƣờng hợp này, ngày 5/6/2006 Bộ Tƣ pháp đã có Công văn số 2488/BTP-HCTP hƣớng dẫn các địa phƣơng nhƣ sau: Đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mà đƣơng sự đã cƣ trú nhiều nơi thì chỉ cần xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi đang cƣ trú, còn những nơi cƣ trú trƣớc đó cho phép đƣơng sự làm giấy cam kết về tình trạng hông nhân. Giấy này phải có xác nhận chữ ký của đƣơng sự tại UBND cấp xã. Nhƣ vậy, rõ ràng các căn cứ này không mang tính pháp lý cao. Nếu chúng ta xây dựng đƣợc một cơ sở dữ liệu về tình trạng nhân thân của mọi ngƣời thì công việc này sẽ vô cùng đơn giản. Không những thế cơ sở dữ liệu này còn có thể phục vụ đƣợc rất nhiều mục đích khác.

KẾT LUẬN

Gia đình có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển thịnh vƣợng của xã hội vì gia đình là tế bào của xã hội. Một xã hội phát triển luôn cần phải có những gia đình bền vững, phát triển. Trong khi đó, một trong những cơ sở quan trọng để gia đình có thể ổn định, phát triển bền vững chính là các cơ sở kinh tế để thực hiện cuộc sống chung, xây dựng gia đình, chăm sóc con cái .... Do đó việc xác định các căn cứ pháp lý xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng rõ ràng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các căn cứ này nếu đƣợc quy định phù hợp, thiết thực, không những có thể thúc đẩy hôn nhân lành mạnh, tiến bộ còn góp phần xây dựng gia đình bền vững, tiến bộ.

Nhận thức đƣợc vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng đó của căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng, kể từ khi thành lập nƣớc đến nay, Đảng và Nhà nƣớc ta đã luôn dành sự quan tâm thích đáng cho việc xây dựng, thực hiện các quy định này trong thực tế. Các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng đã ngày càng đƣợc bổ sung, hoàn thiện hơn, việc áp dụng, thực thi các quy định này cũng ngày càng đƣợc tôn trọng hơn cả trong đời sống của ngƣời dân lẫn hoạt động của các cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện, áp dụng các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng cũng cho thấy nhiều vấn đề đang đƣợc đặt ra. Hệ thống pháp luật mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhƣng vẫn còn nhiều vấn đề pháp luật chƣa quy định hết nhƣ: trƣờng hợp xác định quan hệ với chồng của một ngƣời bị Tòa án tuyên bố là đã chết nhƣng nay lại trở về... Bên cạnh đó, nhiều vấn đề mới, cùng với sự phát triển của xã hội đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống pháp luật hiện hành nhƣ vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề về góp vốn, cổ phần trong công ty, vấn đề về thay đổi giới tính... Trong khi đó, việc áp dụng pháp luật của các cơ

quan có thẩm quyền cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề thực tiễn do chƣa hiểu rõ, sâu về các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình, gây ra nhiều lúng túng, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng.

Luận văn đã cố gắng tìm hiểu về bản chất, mục đích, đặc điểm của căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trên cơ sở tìm hiểu mục đích của hôn nhân cũng nhƣ quyền sở hữu chung của vợ chồng. Luận văn cũng tìm hiểu về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng ở các nƣớc trên thế giới và quá trình hình thành phát triển các quy định này của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó tìm hiểu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định này để đƣa một số đề xuất, khuyến nghị với hai nhóm chính nhƣ sau:

Thứ nhất, cần có những sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng nhƣ: sửa đổi căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng theo hƣớng quy định cụ thể các tài sản nào là tài sản riêng của vợ chồng còn những tài sản chung thì sử dụng phƣơng pháp loại trừ để xác định, sửa đổi các quy định về tuổi kết hôn, bổ sung các tiêu chí cụ thể để đánh giá thế nào là lừa dối trong kết hôn, việc có công nhận hay không công nhận quan hệ vợ chồng của hai bên trong trƣờng hợp một bên bị tuyên bố là đã chết nhƣng nay lại trở về hoặc có tin tức xác thực là ngƣời đó còn sống, quy định về quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền sở hữu trí tuệ, các tài sản có đƣợc do gắn liền với quyền nhân thân....

Thứ hai, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác thực thi, áp dụng các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng. Trong đó đặc biệt chú trọng là tiếp tục nâng cao, đẩy mạnh chất lƣợng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa; nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cho các cán bộ của các cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng, thực thi các quy định pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng; xây dựng

các cơ sở vật chất, kỹ thuật giúp cho quá trình áp dụng pháp luật nhƣ xây dựng cơ sở dữ liệu về tình trạng nhân thân của ngƣời dân...

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng luận văn cũng không thể không có những điểm còn hạn chế nhất định nhƣ: do điều kiện hạn chế, việc nghiên cứu chủ yếu đƣợc thực hiện trên cơ sở của luật thực định, cần có những nghiên cứu sâu, quy mô hơn trên toàn quốc về việc áp dụng các quy định của pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng v.v....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)