Một số vướng mắc trong áp dụng các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 68 - 81)

- Thoả thuận của vợ chồng:

2.2.2 Một số vướng mắc trong áp dụng các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng

sở hữu chung của vợ chồng

Thứ nhất, việc xác định sự tồn tại của quan hệ vợ chồng trong trƣờng hợp một hoặc cả hai bên đã nhờ vào sự can thiệp của y học nhằm xác định lại giới tính. Hiện nay, có một số trƣờng hợp do giới tính bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chƣa định hình chính xác nên đã buộc phải nhờ vào sự can thiệp của y tế để “tìm lại chính mình”. (Theo thống kê của Bộ y tế, hiện nay ở nƣớc ta có khoảng 7.000 trƣờng hợp bị các bệnh về giới tính). Tuy nhiên, sau khi họ “tìm lại mình” thì họ lại gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì các giấy tờ hộ tịch của họ đều ghi giới tính khác so với giới tính họ đang có. Bộ Luật dân sự 2005 chỉ xác nhận quyền xác định lại giới tính của cá nhân tại Điều 36 “Cá nhân có quyền đƣợc xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một ngƣời đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp giới tính của ngƣời đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chƣa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính” mà không có quy định cụ thể về việc thay đổi lại giới tính trong các giấy tờ hộ tịch của họ. Điều này tạo ra nhiều khó khăn cho những ngƣời này trong cuộc sống, kể cả việc đăng ký kết hôn. Vì thông thƣờng, để xác định giới tính của một ngƣời và xác định xem họ có tuân theo điều kiện về sự khác biệt giới tính khi đăng ký kết hôn hay không, các cơ quan có thẩm quyền chỉ căn cứ vào các giấy tờ hộ tịch của họ.

Thứ hai, mặc dù pháp luật Việt Nam quy định nam từ hai mƣơi tuổi trở lên, nữ từ mƣời tám tuổi trở lên mới đƣợc kết hôn, tuy nhiên, nạn tảo hôn (kết hôn trƣớc tuổi) vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Theo số liệu điều tra của Vụ gia đình (Uỷ ban Dân số – Gia đình và Trẻ em) năm 2006 cho thấy, 15 tỉnh, thành phố trên có nƣớc có trên 1% trẻ em ở độ tuổi từ 14-16 đã có vợ chồng. Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hôn cao nhƣ Hà Giang 5,72%, Cao Bằng 5,1%, Lào Cai 2,7%, Sơn La 2,6%, Quảng trị 2,4% và Bạc Liêu 2,1%. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhận thức pháp luật của ngƣời dân còn hạn chế, do phong tục, tập quán lâu đời để lại và các quan niệm về sớm có con, cháu và một phần do nhận thức pháp luật của chính quyền, địa phƣơng. Đƣơng nhiên, trong trƣờng hợp này, pháp luật không thừa nhận quan hệ vợ chồng giữa những ngƣời này và do đó, họ không thể cùng nhau xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trên bất cứ một tài sản nào. Tuy nhiên, nếu pháp luật không quan tâm tới những trƣờng hợp đã xảy ra thì quyền và lợi ích của các bên sẽ không thể đƣợc đảm bảo. Thực tế này, đặt ra nhu cầu bức thiết về việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân, gia đình đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nhằm hạn chế và dần dần xóa bỏ các phong tục này. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu về việc giải quyết mềm dẻo linh hoạt đối với các trƣờng hợp đã xảy ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan. Để giải quyết vấn đề này, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao đã xác định “Đối với những trƣờng hợp kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chƣa đến tuổi kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9. Tuy nhiên, tùy từng trƣờng hợp mà quyết định nhƣ sau:

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chƣa đến tuổi kết hôn thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhƣng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thƣờng, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật”

Nhƣ vậy, có thể nói pháp luật đã có sự giải quyết mềm dẻo trong trƣờng hợp cả hai bên đã đến tuổi kết hôn và trong thời gian đã qua họ chung sống bình thƣờng, đã có con, có tài sản chung thì pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng của họ. Tuy nhiên, Nghị quyết không nói rõ thời điểm nào đƣợc coi là thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng trong trƣờng hợp này. Quan hệ vợ chồng của họ đƣợc xác lập kể từ thời điểm chung sống với nhau nhƣ vợ chồng hay từ thời điểm họ đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hay từ thời điểm họ tiến hành đăng ký kết hôn? Điều này có ảnh hƣởng rất lớn đến việc xác định quyền sở hữu của họ đối với các tài sản của các bên, buộc các nhà làm luật cần có những quan tâm thích đáng.

Thứ ba là vấn đề về kết hôn theo các phong tục tập quán lạc hậu nhƣ tục nối dây của một số đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung, Tây nguyên. Mặc dù trong những năm gần đây, tục nối dây đã có chiều hƣớng giảm bớt nhiều nhƣng vẫn còn tồn tại. Theo tục nối dây, khi ngƣời chồng hoặc ngƣời vợ mất đi thì ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng phải lấy một ngƣời nam giới hoặc nữ giới trong họ dù ngƣời đó đã có vợ hay chƣa, tuổi tác bao nhiêu... và hầu nhƣ việc quyết định sử dụng các tài sản lớn của gia đình đều phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời này. Thông thƣờng, trong những trƣờng hợp này, họ không tiến hành đăng ký kết hôn, nhƣng hiệu lực hôn nhân của họ vẫn có trong thực tế. Nhƣ vậy, mặc dù theo pháp luật, họ không đƣợc công nhận là vợ chồng và không xác lập bất cứ một quyền sở hữu chung của vợ chồng

đối với một tài sản nào. Nhƣng trên thực tế, quan hệ hôn nhân của họ vẫn đƣợc công nhận và quyền sở hữu chung của vợ chồng của họ vẫn đƣợc duy trì trên thực tế đối với những tài sản chung của gia đình.

Thứ tƣ là việc xác nhận quan hệ vợ chồng (cấp Giấy chứng nhận hôn nhân) cho những trƣờng hợp cƣ trú nhiều nơi, hoặc không có đăng ký cƣ trú hợp pháp. Pháp luật hôn nhân gia đình quy định cấm ngƣời đang có vợ, có chồng kết hôn với ngƣời khác. Trên thực tế, để đảm bảo điều kiện này, khi tiến hành các thủ tục đăng ký kết hôn, cơ quan có thẩm quyền thƣờng yêu cầu các bên phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cƣ trú về tình trạng hôn nhân của ngƣời đó. Về nguyên tắc thì UBND cấp xã chỉ xác nhận tình trạng hôn nhân theo các giấy tờ cƣ trú nhƣ: sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.... và việc xác nhận tình trạng hôn nhân phải liên tục từ khi đủ tuổi kết hôn đến lúc đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, đối với những ngƣời cƣ trú nhiều nơi, hoặc không có đăng ký cƣ trú hợp pháp thì việc xác nhận gặp nhiều khó khăn hoặc không thể xác nhận đƣợc. Để “gỡ vƣớng” cho những trƣờng hợp này, ngày 5/6/2006 Bộ Tƣ pháp đã có Công văn số 2488/BTP-HCTP hƣớng dẫn các địa phƣơng nhƣ sau: Đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mà đƣơng sự đã cƣ trú nhiều nơi thì chỉ cần xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi đang cƣ trú, còn những nơi cƣ trú trƣớc đó cho phép đƣơng sự làm giấy cam kết về tình trạng hông nhân. Giấy này phải có xác nhận chữ ký của đƣơng sự tại UBND cấp xã. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng, một số cơ quan có thẩm quyền đã không áp dụng hƣớng dẫn linh hoạt này, gây khó khăn cho những ngƣời tham gia đăng ký kết hôn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời trong quá trình đăng ký kết hôn, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên, pháp luật về hôn nhân gia đình nên chăng có những quy định cụ thể, linh hoạt về vấn đề này để mọi ngƣời dân, cơ quan, tổ chức đều biết và áp dụng.

Thứ năm, thực tế đời sống chung của vợ chồng cho thấy, do quan niệm coi trọng yếu tố tâm lý, tình cảm các vấn đề liên quan đến tài sản

chung và tài sản riêng của các bên thƣờng không đƣợc quan tâm, chú ý. Khi cuộc sống vợ chồng diễn ra bình thƣờng, các bên đều cố gắng vì mục tiêu chung, xây dựng gia đình mà không phân biệt “của anh”, “của tôi” làm cho ranh giới giữa các tài sản chung và tài sản riêng trong nhiều trƣờng bị mờ đi, bị trộn lẫn, rất khó xác định. Ví dụ, trƣờng hợp của vợ chồng chị M.P tại Hà Nội, trong quá trình chung sống, chị P đã sử dụng hết số tiền mà mình có đƣợc, kể cả tài sản riêng đã có trƣớc khi kết hôn để đầu tƣ, sửa chữa nhà cửa, phục vụ cho cuộc sống chung của vợ chồng. Sau một thời gian chung sống, anh chị xích mích, ly hôn, tuy nhiên chị không còn lƣu giữ các căn cứ xác định các tài sản riêng mà mình đã đầu tƣ vào việc xây dựng nhà cửa của hai vợ chồng. Chính vì vậy, theo quyết định của Tòa án, ngôi nhà mà anh chị đang sinh sống hoàn toàn thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng. Thực tế này làm ảnh hƣởng lớn đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Cũng do tâm lý coi trọng tình cảm, không xác định rõ ràng các tài sản chung của vợ chồng, trong nhiều trƣờng hợp, khi xảy ra mâu thuẫn, một bên thƣờng lợi dụng tạo ra các căn cứ xác định tài sản chung là tài sản riêng ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích của bên kia nhƣ trƣờng hợp anh T và chị H: “Xuất thân từ trường luật, nhờ may mắn, anh T. được công tác tại một tòa án ở TP và đang trong thời kỳ được đề bạt làm chánh án. Chị T.H., vợ anh, thì không được may mắn như chồng. Sau khi kết hôn, chị mang bầu và không thể hành nghề luật sư. Chị T.H. xin làm trưởng phòng nhân sự cho một công ty và chờ ngày sinh con. Nhưng khi con chị được 8 tháng tuổi cũng là lúc chị hay tin “bồ nhí” của anh T. cũng có thai 8 tháng. Tình cảm sứt mẻ, chị quyết định chia tay nhưng chồng chị không chịu và hứa sẽ sửa đổi. Vì con, chị chịu đựng và tiếp tục sống đến khi bé N. được 2 tuổi. Lúc này chị mới tá hỏa vì trong thời gian đó, chồng chị đã hô biến tài sản chung thành của riêng một cách hợp pháp. Căn nhà chị đang ở đã được chồng chị làm giấy tờ xác định mua lùi lại cách đó 3 năm, tức trước khi kết hôn. Nó trở thành tài sản trước hôn nhân và là tài

sản riêng của chồng chị theo điều 33 của Luật Hôn nhân và gia đình. Bây giờ thì chính chồng chị đòi ly hôn và tranh chấp mãi anh T. mới chịu cấp dưỡng cho con 500.000 đồng/tháng nhưng anh không muốn chị đến lấy từng tháng mà anh sẽ gộp lại trả một lần. Tổng cộng theo cách tính của anh là 95 triệu đồng, anh sẽ trả khi có đủ! Chị T.H. hoàn toàn trắng tay sau cuộc hôn nhân này” (Nguồn: Báo Ngƣời lao động, ngày 22/9/2007)

Thực tế này, đặt ra câu hỏi, nên chăng pháp luật có quy định về việc kê khai các tài sản riêng của các bên trƣớc khi kết hôn để bảo đảm quyền và lợi ích của các bên. Ngoài các tài sản trên, các tài sản khác mà vợ chồng có đƣợc ngoại trừ các tài sản đƣợc tặng cho riêng, thừa kế riêng sẽ là các tài sản chung của vợ chồng, thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Thứ sáu, mặc dù pháp luật quy định các tài sản tạo lập, thu nhập đƣợc trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, thông thƣờng các bên cũng không thể biết đƣợc thu nhập của bên kia có đƣợc trong thời kỳ hôn nhân là bao nhiêu, các tài sản đó đang nằm ở đâu. Chính vì vậy, các bên thƣờng hay tự ý sử dụng, định đoạt thu nhập của mình. Việc nhập bao nhiêu thu nhập này vào khối tài sản chung để chi dùng là do sự quyết định của ngƣời nhận đƣợc thu nhập. Thậm chí có nhiều trƣờng hợp ở nông thôn, thu nhập của ngƣời chồng đƣợc ngƣời chồng tự ý quyết định sử dụng vào việc rƣợu chè, cờ bạc, tiêu dùng cá nhân, trong khi đó đời sống gia đình thì rất khó khăn. Đây là thực trạng đặt ra mà chƣa có lời giải đáp thỏa đáng.

Thêm vào đó, còn có những trƣờng hợp, mặc dù tài sản là do cả hai bên cùng nhau tạo lập nên nhƣng trong quá trình chung sống, đã cùng nhau thỏa thuận để một ngƣời quản lý, nắm giữ. Đến khi chia tay, một bên cũng không thể nắm đƣợc tài sản chung của vợ chồng có bao nhiêu để phân chia. Ví dụ trƣờng hợp của anh Nguyễn Đ., Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, khi ly hôn đã đến tƣ vấn tại Phòng tƣ vấn pháp luật của Hội Phụ nữ đã tâm sự nhƣ sau: “Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng tôi tạo lập rất nhiều tài sản

chung. Tuy nhiên, vợ tôi là ngƣời nắm giữ tất cả tài sản. Ngoài nhà đất và xe, còn nhiều tiền, vàng mà cô ấy đang cất giữ hoặc gửi ở các ngân hàng. Hiện nay, chúng tôi đang làm thủ tục xin ly hôn. Trƣớc tòa, cô ấy khai rằng tài sản chung của vợ chồng chỉ có nhà và xe, còn các khoản khác cô ấy chối phăng, nói là đã dùng vào việc chi tiêu sinh hoạt trong gia đình. Tôi có yêu cầu tòa án điều tra, xác minh việc vợ tôi đã gửi tiền ở các ngân hàng, nhƣng toà nói rằng muốn đƣợc phân chia tài sản, chính đƣơng sự phải cung cấp chứng cứ cho tòa, tòa án không có nghĩa vụ phải điều tra xác minh nữa”. Đúng là theo quy định tại Điều 79 Bộ Luật Tố tụng dân sự thì “Đƣơng sự có yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đƣa ra chứng cứ, để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp” Tuy nhiên, trong trƣờng hợp này, rất khó để anh Đ. có thể có đƣợc các chứng cứ chứng minh về những tài sản chung của hai vợ chồng đang đƣợc cất giữ ở đâu đó.

Thứ bảy, trong thực tế, nhiều trƣờng hợp để tẩu tán những tài sản do các hành vi trái pháp luật mà có, tài sản mà vợ, chồng chƣa đủ căn cứ xác lập quyền sở hữu, tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nƣớc hoặc của ngƣời khác, hai bên vợ chồng đã cùng nhau bàn bạc thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn hoặc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Tòa án do quá chú trọng sự thỏa thuận của vợ chồng đã công nhận những thỏa thuận trên, gây khó khăn rất nhiều cho việc đảm bảo quyền, lợi ích của công dân cũng nhƣ đảm bảo tài sản thuộc quyền sở hữu Nhà nƣớc. Một trong những ví dụ điển hình của trƣờng hợp này là việc giải quyết ly hôn của TAND quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh, đã công nhận sự thỏa thuận giữa Phùng Long Thất (đang thuộc diện điều tra trong vụ án Tân Trƣờng Sanh) với vợ của y. Trong đó, Phùng Long Thất có thỏa thuận, hầu hết tài sản trong gia đình thuộc về ngƣời vợ. Đây là thỏa thuận có mục đích tẩu tán tài sản, do tắc trách trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 68 - 81)