Quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các thể chế của liên hợp quốc và vấn đề giải quyết tranh chấp của việt nam trên biển đông (Trang 60 - 62)

2.2.1.3 .Thủ tục bỏ phiếu

2.3. Tòa án Công lý quốc tế

2.3.1. Quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế

Khoản 1 Điều 36 Quy chế TAQT quy đi ̣nh : Tòa có thẩm quyền xét xử tất cả vụ việc mà các bên đƣa ra và tất cả các vấn đề đƣợc nêu riêng trong HCLHQ hoặc trong các hiệp ƣớc, công ƣớc quốc tế hiê ̣n hành.

Tòa giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là các quốc gia, không phân biệt quốc gia đó có phải là thành viên LHQ hay không.

Trong mọi trƣờng hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của tòa đƣợc xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể đang tranh chấp (các bên tranh chấp ). Nói cách khác, TAQT chỉ có thể xét xử các cuộc tranh chấp quốc tế khi có yêu cầu và đƣợc sự đồng ý của các nƣớc liên quan. Các nƣớc không bị bắt buộc phải đƣa các tranh chấp của mình ra trƣớc TAQT. Theo Điều 96 HCLHQ, các nƣớc thành viên có thể có nhiều cách để giải quyết tranh chấp quốc tế mà mình có liên quan.

Khi thẩm quyền của Tòa đƣợc xác lâ ̣p thì thẩm quyền này là độc lập , dựa trên ý chí tự nguyện từ các bên hữu quan, mà không bị bất cứ sức ép chính trị hay kinh tế nào.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TAQT đƣợc thiết lập theo 03 phƣơng thức:

2.3.1.1. Xác định thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc (Thỏa thuận thỉnh cầu/Special agreement)

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hình thức xác định thẩm quyền theo vụ việc này đƣợc quy định tại khoản 1, Điều 36 và đoạn 1, Điều 40 Quy chế TAQT và Điều 39 Nội quy hoạt động của Toà.

Trong mọi trƣờng hợp các quốc gia tranh chấp sẽ ký một hiệp ƣớc gọi là thoả thuận thỉnh cầu, đề nghị Toà xem xét phân giải tranh chấp giữa họ. Thoả thuận này phải mang tính hình thức, rõ ràng và thƣờng đƣợc giải quyết qua con đƣờng ngoại giao để việc kiện lên toà có giá trị về mặt pháp lý. Trong thoả thuận này các quốc gia nêu rõ đối tƣợng tranh chấp, các câu hỏi cần giải quyết, phạm vi thẩm quyền của Toà, phạm vi luật áp dụng (đoạn 1. Điều 40 Quy chế và Điều 39 Nội quy của Toà). Trong khu vực Đông Nam Á, đã hai lần các nƣớc sử dụng phƣơng thức xác định thẩm quyền của Toà này để giải quyết tranh chấp biển. Đó là vụ việc Chủ quyền tối cao trên các đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan (Indonesia và Malaysia) và vụ Chủ quyền tối cao trên Pedra Branca/ Pulau Batu Puteh, các giải đá giữa và đá ngầm phía nam (Malaysia/ Singapore). Hồ sơ đệ trình lên TAQT cho loại thoả thuận này gồm có:

- Thoả thuận thỉnh cầu ký giữa Chính phủ hai nƣớc.

- Biên bản trao đổi văn kiện phê chuẩn thoả thuận thỉnh cầu.

- Hai phụ lục về Văn kiện phê chuẩn của nƣớc A và Văn kiện phê chuẩn của nƣớc B do hai nƣớc gửi thông báo chung tới Toà.

Trong thoả thuận thỉnh cầu các bên cũng có thể quy định thẩm quyền của Toà xét xử Forum prorogatum nghĩa là mở rộng thẩm quyền của Toà không chỉ xem xét các hành động đã xảy ra trƣớc ngày ký thoả thuận thỉnh cầu mà cả các sự việc, đặc biệt là thái độ và cách cƣ xử của quốc gia bị đơn sau khi vụ tranh chấp đƣợc đƣa ra trƣớc Toà [9].

Hình thức thoả thuận thỉnh cầu này đƣợc áp dụng trong 11/35 vụ việc trong giai đoạn hoạt động của PCIJ và 16 vụ việc trong hoạt động của TAQT từ sau chiến tranh thế giới đến nay (TAQT Handbook 2004, tr.37). Từ sau năm 1960 đến nay, các nƣớc thƣờng dùng hình thức thoả thuận thỉnh cầu để đƣa các vụ tranh chấp có liên quan đến phân định thềm lục địa và biên giới ra trƣớc Toà (xem Bảng 2.5 các vụ việc xác định thẩm quyền TAQT bằng thoả thuận thỉnh cầu). Có đến 14 trƣờng hợp các quốc gia đã đƣa tranh chấp ra trƣớc Toà và mời phía bên kia chấp nhận thẩm quyền của Toà nhƣng đã không thành công (TAQT Handbook 2004, tr.40). Toà chỉ có thể hoạt động trên cơ sở thoả thuận của các quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các thể chế của liên hợp quốc và vấn đề giải quyết tranh chấp của việt nam trên biển đông (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)