2.2.1.3 .Thủ tục bỏ phiếu
2.3. Tòa án Công lý quốc tế
2.3.2.2. Thủ tục xem xét đƣa ra kết luận tƣ vấn
Do có những đặc trƣng xuất phát từ bản chất đặc biệt và mục đích của thẩm quyền tƣ vấn, thủ tục tƣ vấn của Tòa dựa trên các điều khoản trong Quy chế và Điều lệ hoạt động có liên quan đến vụ kiện tranh chấp, tới phạm vi có thể đƣợc áp dụng.
Thủ tục tƣ vấn đƣợc bắt đầu bằng việc nộp một đơn viết trình bày chính xác yêu cầu tƣ vấn, kèm theo tất cả các tài liệu có thể dùng để làm sáng tỏ vấn đề. Sau khi thảo luận thích hợp, cơ quan hoặc tổ chức tìm kiếm ý kiến tƣ vấn sẽ đƣợc trao quyền đệ trình một vấn đề hoặc nhiều vấn đề trong một nghị quyết hoặc quyết định Trong vòng trung bình hai tuần (mặc dù trong vụ Thành phần của ủy ban an toàn hằng hải trong vụ IMCO là hai tháng và trong vụ liên quan tới Tính hơp pháp của việc một nƣớc sử dụng vũ khí hạt nhân trong xung đột vũ trang thời gian là ba tháng) yêu cầu sẽ đƣợc thông báo tới Tòa án dƣới hình thức một bức thƣ của Tổng thƣ ký LHQ hoặc từ Giám đốc hoặc Tổng thƣ ký của thực thể yêu cầu tƣ vấn gửi tới Chủ tịch của TAQT
hoặc, phù hợp với những điểu khoản liên quan trong Quy chế tòa án sẽ đƣợc gửi tới Ban thƣ ký. Ngay sau đó, bức thƣ này sẽ đƣợc thông báo tới các nƣớc có liên quan. Trong những vụ việc khẩn cấp tòa án có thể làm những gì đƣợc cho là cần thiết để đẩy nhanh tốc độ của quá trình.
Để kết luận tƣ vấn có đầy đủ các tri thức về thực tế vụ việc, tòa án đƣợc trao thẩm quyền tiến hành thủ tục tranh tụng nói và viết, nhƣ đối với thủ tục xét xử những vụ việc tranh chấp trƣớc Tòa. Về lý thuyết, Tòa án có thể không tiến hành những thủ tục này nhƣng Tòa chƣa bao giờ xét xử với các thủ tục này một cách hoàn toàn. Một vài ngày sau khi đƣợc yêu cầu Tòa sẽ rút ra một danh sách các quốc gia và tổ chức quốc tế có khả năng cung cấp thông tin về những vấn đề có liên quan trƣớc Tòa. Các nƣớc đƣợc nêu ra không có vị trí tƣơng tự nhƣ các bên trong quá trình tranh chấp, và bất kỳ sự tham gia nào của các nƣớc trong quá trình tƣ vấn sẽ không bị ràng buộc bởi quan điểm của Tòa. Nhìn chung các quốc gia đƣợc liệt kê đều là thành viên của tổ chức yêu cầu ý kiến tham vấn. Đôi khi, bao gồm cả những quốc gia mà tòa mở rộng ra trong quá trình khởi tố vụ tranh chấp nếu xét thấy có liên quan. Một nƣớc bất kỳ không đƣợc tòa tham khảo ý kiến có thể yêu cầu đƣa vào danh sách. Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra vì TAQT cho phép các tổ chức quốc tế khác ngoài tổ chức đã yêu cầu ý kiến tƣ vấn tham gia vào quá trình tƣ vấn (ví dụ, vụ Các bảo lƣu đối với Công ƣớc về ngăn ngừa và trừng phạt về tội ác phân biệt chủng tộc (1950-1951)). Trong vụ Những hâu quả pháp lý với các quốc gia của việc Nam Phi tiếp tục hiện diện ở Namibia và Những hậu quả pháp lý của việc xây dựng một bức tƣờng ở lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestinian, Tòa án quyết định tán thành các yêu cầu đƣợc tham gia của các tổ chức liên chính phủ vì nhận thấy rằng chúng có thể cung cấp các thông tin có liên quan. Với các tổ chức phi chính phủ, chỉ có một tổ chức từng đƣợc TAQT trao quyền để cung cấp thông tin nhƣng cuối cùng đã không
làm nhƣ vậy (vụ Quy chế quốc tế của Tây Nam Phi). Tòa án từ chối bất kỳ yêu cầu nào bởi các bên tƣ nhân (vụ Quy chế quốc tế của Tây Nam Phi, Những hậu quả pháp lý với các quốc gia của việc Nam Phi tiếp tục hiện diện ở Namibia).