2.2.1.3 .Thủ tục bỏ phiếu
2.5. Các quy định về thế đối trọng giữa các thể chế của LHQ có thẩm
2.5.1. Mối quan hệ trong giải quyết tranh chấp giữa HĐBA, ĐHĐ và
và TAQT
Nhƣ vậy, mối liên hệ của TAQT với HĐBA và ĐHĐ thể hiện tập trung ở các điểm sau:
- Các thẩm phán của TAQT đều do HĐBA và ĐHĐ bầu ra.
- Với HĐBA: khoản 3 Điều 36 HCLHQ trù định: “HĐBA phải lƣu ý đối với những tranh chấp có tính chất pháp lý, thông thƣờng, các đƣơng sự phải đƣa các tranh chấp đó ra TAQT theo đúng các quy định của Quy chế Tòa án”. Theo nội dung điều khoản trên, HĐBA có thể vào bất kỳ thời điểm nào của tranh chấp, khuyến nghị các bên áp dụng những thủ tục và biện pháp thích hợp nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phải lƣu ý các bên rằng tranh chấp đó nên đƣợc đƣa ra trƣớc Tòa. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là HĐBA bắt buộc các quốc gia phải đƣa tranh chấp của mình ra cho Tòa xử lý mà không thể sử dụng các biện pháp khác. Tính tự do của các quốc gia trong việc lựa chọn thẩm quyền của Tòa không cần đến sự tham dự của các cơ quan khác của LHQ, không phụ thuộc vào áp lực nào kể cả của HĐBA.
Cả HĐBA và TAQT đều giải quyết tranh chấp quốc tế, trong đó HĐBA hoạt động có tính chất chính trị cao, TAQT là cơ quan tƣ pháp của LHQ giải quyết theo luật quốc tế. Theo đó, về bản chất hai cơ quan này hoàn toàn tách biệt nhau. Trong vụ Nicaragua, TAQT đã khẳng định quyền xét xử của mình tồn tại song song với HĐBA đối với cùng một vụ việc khi HĐBA chƣa đƣa ra đƣợc cách giải quyết hay từ chối xem xét. Trong trƣờng hợp, vụ việc đã đƣợc HĐBA đƣa ra cách giải quyết thì TAQT không có thẩm quyền để xem xét vụ việc hay bản thân tính hợp pháp của quyết định ấy. Ngoài ra, HĐBA còn có thể đƣợc sử dụng nhƣ một cơ quan cƣỡng chế thi hành phán quyết của TAQT
bởi các bên trong tranh chấp. Tuy nhiên, tính độc lập trong quan hệ với các cơ quan khác của LHQ không có nghĩa phá vỡ sự thống nhất chung của tổ chức. Vì mọi tranh chấp quốc tế đồng thời là tranh chấp chính trị và pháp lý ở các mức độ khác nhau vì mọi tranh chấp quốc tế đồng thời là tranh chấp chính trị và pháp lý ở các mức độ khác nhau. “HĐBA có chức năng chính trị; Toà thực hiện các chức năng pháp lý đơn thuần”.
Do đó hai cơ quan phải thực hiện các chức năng riêng biệt của mình nhƣng phải bổ sung cho nhau đối với cùng sự kiện.” [9]. Trong vụ Các vấn đề về giải thích và áp dụng Công ƣớc Montreal năm 1971 từ tai nạn máy bay Lookerbie (Libi.v. Anh và Mỹ) năm 1972, trƣớc nghị quyết của HĐBA yêu cầu LiBi phải dẫn độ hai công dân của mình bị buộc tội đặt bom gây tai nạn hàng không Lookerbie, TAQT bằng quyết định ngày 14/4/1992 đã chỉ rõ nghĩa vụ phải thực hiện các nghị quyết của HĐBA của LHQ cao hơn nghĩa vụ tôn trọng các thoả thuận chuyên môn, trong đó có Công ƣớc Montreal.
Đây là vụ đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình, Toà phải xem xét đến giá trị các nghị quyết của HĐBA trong mối quan hệ với Toà - một quan hệ thống nhất trong một tổ chức chứ không phải quan hệ đối đầu trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. [9]
- Mối quan hệ giữa ĐHĐ và TAQT chủ yếu thông qua việc sử dụng thẩm quyền tƣ vấn của TAQT. Trong những vấn đề pháp lý mà ĐHĐ thấy cần thiết có ý kiến chuyên môn thì có thể yêu cầu TAQT đƣa ra ý kiến tƣ vấn, nhƣ một ý kiến hỗ trợ cho việc giải quyết tranh chấp.