2.2.1.3 .Thủ tục bỏ phiếu
2.3. Tòa án Công lý quốc tế
2.3.3. Kết quả thực tiễn hoạt động của TAQT
Từ ngày thành lập đến nay, TAQT đã xem xét, ra phán quyết hoặc có ý kiến kết luận tƣ vấn đối với hơn một trăm trƣờng hợp. Tháng 7/1972, Tòa đã thông qua những sửa đổi về thủ tục theo hƣớng đơn giản hóa, nhanh chóng, linh hoạt và giảm bớt tốn kém cho các bên.
Các trƣờng hợp đƣa ra TAQT bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến nhiều vụ việc liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, luật biển nhƣ: giữa Anh và Cộng hòa Liên bang Đức với Băng Đảo về vùng đặc quyền đánh cá trên biển năm 1972; giữa Cộng hòa Liên bang Đức với Đan Mạch và Hà Lan tại vùng biển Bắc; giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về các đảo trong vịnh Égée.
Đặc biệt, không thể không kể đến những đóng góp của TAQT trong lĩnh vực luật biển. Các bản án trọng tài và phán quyết của Pháp viện thƣờng trực quốc tế cũng nhƣ TAQT về lĩnh vực luật biển chiếm một tỷ trọng đáng kể. Sẽ không đúng khi nói rằng các phán quyết của Tòa đã đƣa đến kết quả làm thay đổi hẳn hệ thống các nguyên tắc của Luật Biển quốc tế nhƣng không có gì quá đáng khi nhận xét luật biển hiện đại đã đƣợc hiểu thêm rất nhiều do luật xét xử mà Tòa mang lại. Có thể kể đến những đóng góp nhƣ về quy chế pháp lý của eo biển quốc tế, đƣờng cơ sở thẳng, khái niệm thềm lục địa, vịnh lịch sử, trong việc xây dựng các quy định về các vùng đánh cá và vùng đặc quyền kinh tế, phân định biển…
Mặc dù, chỉ là một cơ quan tài phán đƣa ra các phán quyết và kết luận tƣ vấn trong chừng mực cho phép, ngày nay không có một cơ quan tài phán
nào giải quyết các vấn đề của cộng đồng quốc tế trong một tổng thể và đƣợc các quốc gia sử dụng một cách chung nhất trong việc bảo vệ những giá trị của luật quốc tế nhƣ TAQT. Các phán quyết và kết luận tƣ vấn của Tòa đã đề cập mọi khía cạnh khác nhau của công pháp cũng nhƣ tƣ pháp quốc tế, liên quan tới tất cả các bên trên thế giới, tới việc kiểm tra các hệ thống pháp lý khác nhau, các thực tiễn quốc gia đa dạng cũng nhƣ hoạt động nội bộ của các tổ chức quốc tế. Tòa đã chứng tỏ vấn đề không phải ở chỗ các vụ tranh chấp đƣa ra trƣớc Tòa có tầm quan trọng đặc biệt hay không mà là thông qua việc giải quyết tranh chấp, Tòa cũng các cơ quan chính của LHQ thúc đẩy quá trình duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, và phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.
Một thực tiễn đặt ra là, những vấn đề đƣa ra trƣớc Tòa thƣờng là những vấn đề không lớn ví dụ các vụ tai nạn máy bay những năm 1950, vụ Electronica Sicula (ELSI) …hay một số yêu cầu giải thích điều lệ của các tổ chức quốc tế hay HCLHQ. Tòa cũng giải quyết một số vụ việc về tranh chấp lãnh thổ nhƣ vụ Các đảo Minquier và Ecréhous, Tranh chấp biên giới Hà Lan và Bỉ, Đền Préah Vihéar, Tranh chấp biên giới giữa Buoocskino Phasô và Mali, Tranh chấp lãnh thổ Libi/Sát. Tuy nhiên, những vụ mà Tòa xét xử không phải là những vụ tranh chấp biên giới lãnh thổ lớn. Có nhiều vụ tranh chấp lớn đã không đƣợc giải quyết bằng con đƣờng tài phán tại TAQT.