Thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong quan hệ tố tụng dân sự trước tòa án việt nam (Trang 104 - 107)

3.1.1. Thực trạng giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Mặc dù BLTTDS đã có nhiều quy định mới, cụ thể, rõ ràng nhưng qua thực tế giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Toà án trong những năm qua cũng như hiện nay vẫn còn một số vướng mắc:

Thứ nhất, cơ chế thực hiện hiệp định TTTP còn chưa phát huy được tác

dụng trong thực tế: Khi tiến hành giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 trước đây cũng như BLTTDS hiện nay đã quy định về việc thực hiện uỷ thác tư pháp của Toà án Việt Nam cho Toà án nước ngoài nhưng kết quả trả lời chậm và thậm chí nhiều trường hợp không nhận được kết quả trả lời, ngay cả đối với các nước mà Toà án đã ký kết và gia nhập điều ước quốc tế thì vấn đề điều tra, tống đạt các văn bản để giải quyết vụ án là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, việc lấy lời khai, tống đạt các văn bản của Toà án hoặc xác định tài sản ở nước ngoài… không thể thực hiện được, làm cho vụ án kéo dài. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ án để quá thời hạn chuẩn bị xét xử. Ví dụ, hiện nay những vụ án ly hôn giữa người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài (hoặc người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài). Sau khi kết hôn, người nước ngoài về nước họ, hoặc cư trú tại nước nào cũng không thông tin cho người vợ (chồng) ở Việt Nam biết. Do chờ đợi quá lâu, người vợ (chồng) ở Việt Nam có đơn xin ly hôn nhưng cũng chỉ cung cấp cho Toà án địa chỉ của người đang ở nước ngoài khi đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài ra không cung cấp được thông tin nào khác. Trước đây, những trường hợp này, sau hai lần Toà án uỷ thác tư pháp qua Bộ Tư pháp, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài và Toà án nước ngoài điều tra, tống đạt nhưng hết thời hạn sáu tháng không

có kết quả trả lời, Toà án phải tạm đình chỉ vì không xác định được hoặc không có lời khai của bị đơn. Chính vì vậy, nhiều cuộc hôn nhân chỉ mang tính hình thức vẫn bị kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của nguyên đơn (là người Việt Nam ở trong nước).

Thứ hai, hiểu biết về pháp luật của Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài

của công dân, thậm chí của pháp nhân Việt Nam còn chưa cao, do vậy khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự (xác lập giao dịch dân sự) nhiều khi chủ thể là người Việt Nam, pháp nhân Việt Nam còn tuỳ tiện, không thận trọng (ví dụ, khi xác lập quan hệ thuê tài sản, vay tài sản… không xác định và yêu cầu người nước ngoài cung cấp địa chỉ tại nước mà họ là công dân, khi xác lập quan hệ hôn nhân và gia đình… không tìm hiểu kỹ điều kiện, địa chỉ cụ thể nơi người nước ngoài sinh sống…) nên khi quyền lợi của mình bị xâm phạm, người nước ngoài đã không còn ở Việt Nam mới làm đơn khởi kiện. Toà án rất khó khăn trong việc xác định địa chỉ của bị đơn, mặt khác pháp luật Việt Nam quy định nguyên tắc tự do bình đẳng trong quan hệ dân sự giữa các chủ thể có nghĩa là cá nhân, pháp nhân nước ngoài hay cá nhân, pháp nhân Việt Nam khi tham gia quan hệ dân sự với nhau phải thực hiện đúng nguyên tắc này và khi tham gia quan hệ TTDS thì công dân đều bình đẳng trước pháp luật tức là khi tham gia TTDS, cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam [19, Điều 8, 406, Khoản 2]. Nhưng thực tế, nhiều vụ việc dân sự do nguyên đơn là công dân, pháp nhân Việt Nam khởi kiện, bị đơn là người nước ngoài, nhưng luôn tìm cách trốn tránh nghĩa vụ của mình trước pháp luật. Khi biết bị khởi kiện tại Toà án, họ tìm cách rời khỏi Việt Nam [49].

Thứ ba, trình độ Thẩm phán tuy đã được nâng cao, song cũng chưa thực sự

đáp ứng với yêu cầu hiện nay. Do không được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên nên Thẩm phán không nắm vững kiến thức chuyên môn của tư pháp quốc tế. Mặt khác, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế do đó khi tiếp cận với pháp luật nước ngoài và khi tiến hành tố tụng những vụ án có công dân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia tố tụng còn gặp nhiều khó khăn; việc mời phiên dịch cũng không dễ dàng,

cơ quan nào có trách nhiệm làm phiên dịch cho Toà án, chi phí cho việc mời phiên dịch khi các đương sự không thiện chí nộp… còn là vấn đề bỏ ngỏ.

Thứ tư, thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự: Đối với các Toà án nước ngoài yêu

cầu thì Toà án Việt Nam thực hiện tốt, kết quả trả lời nhanh, nhưng những việc Toà án Việt Nam yêu cầu thì lại không có hiệu quả, Toà án nước ngoài chưa đáp ứng, kết quả trả lời rất ít.

3.1.2. Giải pháp hoàn thiện

Để thực hiện tốt quy định của BLTTDS hiện hành tạo điều kiện giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, tác giả có một số hướng giải quyết những vướng mức sau:

- Pháp luật nên sửa đổi, bổ sung những quy định trong BLDS như các nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với mỗi loại quan hệ dân sự và xây dựng các quy phạm xung đột phù hợp với các hiệp định TTTP mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. - Cần quy định rõ cơ quan nào có trách nhiệm cử người phiên dịch cho Toà án khi giải quyết các vụ việc dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia.

- Nên có hướng dẫn thoáng hơn trong việc giải quyết vụ việc dân sự có người Việt Nam ở nước ngoài (có quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài) thì Toà án có thể liên hệ trực tiếp với đương sự không qua uỷ thác điều tra mà có thể gửi những yêu cầu để họ có đơn, lời khai về cho Toà án. Toà án cũng có thể tống đạt bản án, quyết định cho họ bằng cách này. Bởi vì, trên thực tế có nhiều trường hợp, Tòa án làm thủ tục uỷ thác điều tra, tống đạt bản án, quyết định nhưng không có kết quả, khi làm thủ tục gửi trực tiếp cho đương sự thì họ có đơn và văn bản gửi cho Toà án rất nhanh và kịp thời.

- Các cơ quan Nhà nước, Toà án nhân dân tối cao cần thường xuyên mở lớp tập huấn những kiến thức cơ bản về tư pháp quốc tế để giúp cho Thẩm phán, cán bộ làm công tác pháp luật có điều kiện và cách thức tiếp cận với hệ thống pháp luật nước ngoài giúp cho Thẩm phán có khả năng so sánh đối chiếu giữa pháp luật trong

nước và pháp luật nước ngoài làm cơ sở cho việc nghiên cứu và giải quyết vụ án; Toà án nhân dân tối cao cũng nên mở nhiều lớp học ngoại ngữ cho Thẩm phán để họ có khả năng tiếp cận những thông tin, kinh nghiệm và phương pháp làm việc của nước ngoài, có khả năng giao tiếp, giúp Thẩm phán tự tin hơn khi giải quyết các vụ việc dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia tố tụng.

- Việc nắm vững và thực hiện tốt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, các quy định của pháp luật (cả về luật nội dung và luật tố tụng) là rất cần thiết. Giúp các chủ thể tránh được sự rủi ro trong các quan hệ dân sự nhất là các cá nhân, pháp nhân, tổ chức Việt Nam khi tham gia giao dịch dân sự với các đối tác nước ngoài khi họ có trình độ pháp luật và khả năng, điều kiện mọi mặt hơn chúng ta từ đó hạn chế những tranh chấp dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong quan hệ tố tụng dân sự trước tòa án việt nam (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)