sự của cá nhân, pháp nhân nước ngoài
Năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS là hai thuộc tính cơ bản của chủ thể pháp luật. Chính vì thế, khi tìm hiểu địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân nước ngoài trong TTDS Việt Nam không thể bỏ qua việc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các chủ thể này trong TTDS.
Hiện nay, trong khoa học pháp lý của Việt Nam cũng như một số nước, năng lực pháp luật TTDS của cá nhân, pháp nhân nước ngoài là khả năng được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Còn năng lực hành vi TTDS của cá nhân, pháp nhân nước ngoài là khả năng của chính chủ thể đó bằng các hành vi của mình thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
1.4.1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài sự của cá nhân nước ngoài
Về nguyên tắc, năng lực chủ thể của cá nhân sẽ do pháp luật nước mà cá nhân có quốc tịch điều chỉnh. Tuy nhiên, do các nguyên nhân kinh tế, xã hội, đặc biệt với sự tác động của quá trình toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ, tồn tại một thực trạng dân cư có quốc tịch nước này nhưng lại làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ quốc gia khác. Điều đó đặt ra vấn đề pháp lý cần xem xét địa vị pháp lý của những cá nhân này tại quốc gia sở tại như thế nào. Trên cơ sở mối quan hệ pháp lý quốc tịch, người nước ngoài được quốc gia mà họ là công dân bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên, khi người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia khác, họ đồng thời đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật quốc gia nơi cư trú. Sự bảo hộ này ràng buộc các chủ thể phải tuân thủ pháp luật nước sở tại. Vì vậy, năng lực
hưởng quyền cũng như khả năng thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của người nước ngoài ở nước sở tại nói chung và trong lĩnh vực TTDS nói riêng vừa phải trên cơ sở pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch, vừa phải trên cơ sở pháp luật của nước mà họ đang cư trú.
- Năng lực pháp luật TTDS của người nước ngoài
Thông thường, ở các nước nói chung cũng như Việt Nam thì năng lực hưởng quyền của mỗi người ở nơi cư trú do pháp luật của nước nơi người đó cư trú quyết định. Vì vậy, dẫn đến trường hợp một người nước ngoài có những quyền và nghĩa vụ nhất định ở nước mình là công dân, song lại không có các quyền và nghĩa vụ đó ở nước sở tại. Việc chọn pháp luật để xác định năng lực hưởng quyền TTDS của người nước ngoài còn được đề cập trong một số điều ước quốc tế. Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TTTP giữa Việt Nam và Tiệp Khắc quy
định: “Năng lực sử dụng quyền và hành vi của công dân mỗi nước ký kết do pháp luật của nước mà người đó là công dân quy định” [45]; khoản 1 Điều 28 Hiệp định TTTP giữa Việt Nam và Hung-ga-ri quy định: “Năng lực pháp lý và năng lực hành vi được xác nhận theo pháp luật của nước ký kết mà đương sự là công dân” [40]. Quy định này là bất hợp lý, vì một nước này không có quyền
quy định khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ của công dân nước mình trên lãnh thổ của quốc gia khác. Nếu xảy ra điều đó, thì quốc gia có quy định đã can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia sở tại, vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia của luật quốc tế. Như vậy, sự quy định năng lực hưởng quyền của người nước ngoài rộng hay hẹp, trên cơ sở đãi ngộ quốc gia hay đãi ngộ đặc biệt… đều do pháp luật nước sở tại quyết định, sao cho phù hợp với yêu cầu và tình hình của đất nước.
- Năng lực hành vi TTDS của cá nhân nước ngoài
Khác với năng lực hưởng quyền, năng lực hành vi TTDS của cá nhân nước ngoài là khả năng thực hiện quyền của các đương sự nước ngoài tại hệ thống pháp luật của một nước khác, năng lực hành vi này được xác định không theo một quy tắc thống nhất chung. Các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil law) thường áp
dụng tiêu chí quốc tịch, còn các nước theo hệ thống Anh - Mỹ (Common law) lại áp dụng tiêu chí nơi cư trú để xác định năng lực hành vi TTDS của người nước ngoài.
Nhìn chung, thì một người có đủ năng lực hành vi ở nước mình thì cũng có đủ năng lực hành vi ở nước khác. Theo pháp luật của nước mình người đó bị hạn chế năng lực hành vi ở nước mình thì không hẳn bị hạn chế năng lực hành vi ở nước khác, nếu như sự hạn chế đó không đúng như nội dung pháp luật nước sở tại. Đối với người không mang quốc tịch, năng lực hành vi thường do luật pháp của nước mà người đó có mối quan hệ chặt chẽ trong thực tế quy định.
Trong từng mối quan hệ xã hội cụ thể được pháp luật điều chỉnh thì người nước ngoài được hưởng những quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cụ thể. Song nội dung của các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp đó của người nước ngoài ở từng quan hệ, còn phụ thuộc vào pháp luật của nước nào sẽ được áp dụng.
1.4.2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của pháp nhân nước ngoài sự của pháp nhân nước ngoài
Pháp luật TTDS nói riêng và pháp luật dân sự nói chung chỉ đề cập đến năng lực pháp luật TTDS của cá nhân nước ngoài mà không đề cập đến năng lực hành vi TTDS của pháp nhân nước ngoài, bởi vì pháp nhân thực hiện các quan hệ TTDS thông qua chế định người đại diện hợp pháp.
Pháp luật các quốc gia trên thế giới đều quy định, năng lực chủ thể nói chung và năng lực chủ thể trong TTDS nói riêng của pháp nhân chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia mà pháp nhân có quốc tịch. Tuy nhiên, pháp nhân hoạt động trên lãnh thổ của một quốc gia khác thì hoạt động của các pháp nhân này sẽ đồng thời tuân thủ pháp luật quốc gia nước sở tại nơi pháp nhân thực tế hoạt động. Vì vậy, năng lực hưởng quyền cũng như khả năng thực hiện các nghĩa vụ của pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại vừa phải trên cơ sở pháp luật nước mà pháp nhân mang quốc tịch, vừa phải trên cơ sở của pháp luật nước nơi pháp nhân thực tế hoạt động. Hiệu lực điều chỉnh của pháp luật nước sở tại đối với việc xác định năng lực chủ thể pháp nhân nước ngoài dựa trên cơ sở dấu hiệu nơi có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc nơi thực hiện hoạt động của pháp nhân.