Pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong quan hệ tố tụng dân sự trước tòa án việt nam (Trang 101 - 104)

2.4. Kinh nghiệm nước ngoài

2.4.4. Pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản

Để điều chỉnh vấn đề quyền và nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân nước ngoài trong TTDS, Nhật Bản ban hành một số văn bản quan trọng: Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 109.1996), Luật Thi hành án dân sự (Luật số 4, 1979), Luật về TTTP theo yêu cầu của Toà án nước ngoài (Luật số 63, 1905)…

nước ngoài. Theo Điều 108 BLTTDS Nhật Bản: Việc tống đạt các giấy tờ, tài liệu cho đương sự được thực hiện ở nước ngoài sẽ được thực hiện theo cách thức Thẩm phán chủ toạ phiên toà uỷ thác cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài này hoặc uỷ quyền cho đại sứ, công sự hoặc tham tán Nhật Bản ở nước ngoài này thực hiện (thể hiện bằng biểu đồ tại Phụ lục 3, 4) [16].

- Về thu thập chứng cứ và kiểm tra chứng cứ ở nước ngoài: Theo Điều 184 BLTTDS thì việc kiểm tra chứng cứ ở nước ngoài sẽ được uỷ thác cho cơ quan chính phủ có thẩm quyền của nước ngoài đó hoặc sẽ được uỷ quyền cho đại sứ, công sứ hoặc tham tán Nhật Bản ở nước đó thực hiện (khoản 1). Việc kiểm tra chứng cứ ở nước ngoài sẽ có giá trị đến phạm vi mà việc kiểm tra đó phù hợp với Luật này, ngay cả khi nó trái với pháp luật của nước ngoài đó (khoản 2 Điều 184).

Trình tự thực hiện uỷ thác về tống đạt và thu thập tài liệu chứng cứ được thực hiện như sau:

- Trong trường hợp Toà án Nhật Bản thực hiện uỷ thác do Toà án và các cơ quan tư pháp có thẩm quyền của nước ngoài yêu cầu:

Việc các Toà án của Nhật Bản thực hiện yêu cầu của Toà án nước ngoài về TTTP được quy định tại Luật về TTTP theo yêu cầu của Toà án nước ngoài (Luật 63, 1905). Theo quy định của Luật này, việc TTTP sẽ do Toà án khu vực có thẩm quyền đối với địa điểm nơi việc TTTP này được thực hiện. Tất cả các uỷ thác của Toà án nước ngoài đều phải được gửi cho Ban các vấn đề về dân sự, Toà án tối cao Nhật Bản. Sau khi nhận được yêu cầu của phía nước ngoài, Toà án tối cao Nhật Bản sẽ xem xét từng việc cụ thể, nếu thấy hồ sơ đã hoàn thiện thì gửi cho Toà án khu vực để thực hiện. Trong trường hợp hồ sơ uỷ thác của nước ngoài được lập không rõ ràng, thiếu tài liệu thì Toà án tối cao sẽ giữ lại để đề nghị hoàn thiện.

- Trong trường hợp uỷ thác tư pháp của Toà án Nhật Bản gửi ra nước ngoài: Uỷ thác cho Lãnh sự của Nhật Bản ở nước ngoài thực hiện: Đối với việc tống đạt giấy tờ và thu thập chứng cứ đối với công dân Nhật Bản ở nước ngoài, các Toà án Nhật Bản có thể uỷ thác cho Lãnh sự Nhật Bản để thực hiện. Toà án khu vực Nhật Bản thụ lý vụ việc sau khi lập xong hồ sơ uỷ thác theo mẫu quy định sẽ gửi lên Toà án tối

cao. Toà án tối cao sau khi xem xét tính hợp lệ của hồ sơ sẽ chuyển cho Bộ Ngoại giao chuyển cho Lãnh sự quán của Nhật Bản ở nước có đương sự cần tống đạt hoặc lấy lời khai. Thời hạn thực hiện uỷ thác đối với loại vụ việc này thường từ 4 đến 6 tháng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khẩn cấp, Toà án tối cao Nhật Bản có thể đề nghị Bộ Ngoại giao thực hiện theo chế độ khẩn, thời hạn có thể được rút ngắn xuống khoảng 2 tháng. Hồ sơ đối với loại vụ việc này không phải dịch ra tiếng nước ngoài [16].

Như vậy, quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan và tổ chức nước ngoài đã được quy định có thể nói là đầy đủ, toàn diện trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập hoặc ký kết; bảo đảm cho các cá nhân, cơ quan và tổ chức nước ngoài có điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng tại Toà án Việt Nam.

Chương 3

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁ NHÂN VÀ PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM

- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong quan hệ tố tụng dân sự trước tòa án việt nam (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)