Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng, địa bàn, tính khả thi, tính hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn thành phố hải dương (Trang 36 - 40)

cầu về chỉ đạo quá trình giáo dục pháp luật sao cho:

1.1.4.2. Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng, địa bàn, tính khả thi, tính hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật

tính hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật

- Tính phù hợp với đối tượng

Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng là nguyên tắc quan trọng trong hoạt động giáo dục pháp luật. Giáo dục pháp luật phải xuất phát từ đối tượng được giáo dục. Đối tượng của giáo dục pháp luật là những cá nhân hay những nhóm cộng đồng xã hội cụ thể tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp tác động của các hoạt động giáo dục pháp luật do các chủ thể giáo dục tiến hành nhằm đạt

được mục đích đã đề ra. Mỗi đối tượng giáo dục pháp luật có vị trí khác nhau trong xã hội, do đó có những nhu cầu, khả năng và điều kiện tiếp nhận thông tin pháp luật ở những mức độ khác nhau. Vì vậy, để sự tác động tới các đối tượng giáo dục pháp luật có hiệu quả thì việc xác định các nội dung, hình thức, phương thức phù hợp đến đối tượng của các chủ thể giáo dục pháp luật là đòi hỏi khách quan.

Trên cơ sở phân loại đối tượng, các chủ thể giáo dục pháp luật lựa chọn các nội dung, hình thức, phương thức phù hợp nhằm trang bị cho từng đối tượng những thơng tin, kiến thức cần thiết để họ có những hành vi xử sự phù hợp với vị trí của mình trong các quan hệ pháp luật. Có thể phân loại đối tượng theo năng lực chủ thể, địa vị xã hội, nghề nghiệp, độ tuổi,…

Nội dung giáo dục pháp luật có ý nghĩa quyết định cho việc đạt tới mục đích của giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, để nội dung đó đi vào nhận thức, tình cảm của đối tượng được giáo dục phải thông qua các kênh truyền tải thông tin, qua cách thức và biện pháp tác động nhất định phù hợp với khả năng tiếp cận của từng loại đối tượng. Do đó, hiệu quả pháp luật của q trình giáo dục pháp luật cịn phụ thuộc vào sự hồn thiện của hình thức, phương thức giáo dục pháp luật.

Trong một hình thức giáo dục pháp luật có thể sử dụng nhiều phương tiện, phương pháp khác nhau với từng đối tượng, trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, chủ thể giáo dục pháp luật cần vận dụng sáng tạo việc sử dụng các phương tiện, phương pháp khác nhau nhằm tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới ý thức pháp luật của cơng dân.

- Tính khả thi

Giáo dục pháp luật là hoạt động vừa mang tính thời sự, vừa mang tính lâu dài, thường xun. Do đó, khi tiến hành giáo dục pháp luật phải xem xét

đến tính khả thi. Ngồi việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương thức giáo dục pháp luật cho phù hợp với đối tượng, tính khả thi trong hoạt động giáo dục pháp luật còn dựa trên những yếu tố về tổ chức và nguồn nhân lực; về cơ sở vật chất và điều kiện của địa bàn thực hiện.

Giáo dục pháp luật là một hoạt động quan trọng đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều cơ quan nhà nước, nhiều cấp, nhiều ngành, tổ chức xã hội. Với tính chất và quy mơ như vậy, hoạt động giáo dục pháp luật đòi hỏi phải được tổ chức chặt chẽ, có định hướng, có kế hoạch, tổ chức triển khai đôn đốc, kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng kết quả. Bên cạnh đó, giáo dục pháp luật là sự truyền đạt thơng tin và giải thích pháp luật của người làm công tác giáo dục pháp luật. Do vậy, để đảm bảo tính khả thi cho hoạt động giáo dục pháp luật, người làm công tác này cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản: có kiến thức pháp lý nhất định, biết tích luỹ tư liệu, kiến thức, có khả năng nói và viết, có khả năng hồ đồng và giao tiếp, có kiến thức nhất định về tâm lý học tun truyền, tuỳ từng vị trí cơng tác, địa bàn hoạt động, cần phải có những hiểu biết về xã hội, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền nhất định.

Với mỗi hình thức, phương thức được lựa chọn, đều đặt ra các nhu cầu riêng về các phương tiện, tài liệu, kinh phí,… Đảm bảo các nhu cầu trên là điều kiện cần thiết để có thể triển khai thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật trên địa bàn cụ thể. Để nâng cao khả năng thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật, trước hết cần tận dụng các điều kiện kinh tế, kỹ thuật trong địa bàn thực hiện nhằm sử dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có. Trên cơ sở đó để lập kế hoạch chuẩn bị và bố trí cơ sở vật chất và nguồn kinh phí hợp lý để phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật.

Hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật là sự so sánh giữa kết quả đạt được với mục tiêu đề ra trên cơ sở đầu tư các nguồn lực để tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật. Trong đó, kết quả của hoạt động giáo dục pháp luật là sản phẩm của toàn bộ hoạt động giáo dục pháp luật. Kết quả của hoạt động giáo dục pháp luật được xác định, đo bằng sự thay đổi trong ý thức và hành động của đối tượng (sự thay đổi trong nhận thức pháp luật, thái độ đối với pháp luật và hành vi trong thực hiện, chấp hành, bảo vệ pháp luật).

Cụ thể, kết quả của hoạt động giáo dục pháp luật được xác định trên các tiêu chí sau:

+ Sự thay đổi trong hiểu biết, tri thức pháp luật.

+ Sự thay đổi trong thái độ, tình cảm, niềm tin vào pháp luật: Từ chỗ chỉ coi pháp luật là bắt buộc, vì sợ phạt mà phải tuân thủ pháp luật đến chỗ nhận thức được giá trị lợi ích của pháp luật đối với mỗi người nên tự giác tôn trọng và tuân theo pháp luật.

+ Sự thay đổi trong hành vi ứng xử theo pháp luật.

Ngồi những tiêu chí về “chất”, kết quả của hoạt động giáo dục pháp luật còn được xác định bằng các tiêu chí định lượng như sự thay đổi về tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm, số lượng người vi phạm pháp luật; số lượng người phạm tội được giáo dục, hoàn lương và trở về hoà nhập với cuộc sống; sự thay đổi những biểu hiện tiêu cực trong khiếu nại, tố cáo và mâu thuẫn, tranh chấp; số lượng người được biểu dương gương người tốt, việc tốt, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự,…

Chí phí để thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật bao gồm những chi phí vật chất và tinh thần, chi phí về nhân lực tham gia giáo dục pháp luật. Đối với từng hoạt động cụ thể, đó là con người cụ thể trực tiếp thực hiện giáo dục pháp luật, là các chi phí tổ chức hội nghị, chi phí in ấn tài liệu, chi phí cho các

phương tiện, cơng cụ hỗ trợ,… Ngồi ra, chi phí cho hoạt động giáo dục pháp luật cịn phải tính đến các chi phí gián tiếp khác nhau như chi phí cho đội ngũ phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật, chi phí đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện giáo dục pháp luật,… Mức độ chi phí thể hiện tính kinh tế và hữu ích của hoạt động giáo dục pháp luật. Trong mỗi giai đoạn và điều kiện cụ thể, cần tính tốn các chi phí để tổ chức và triển khai hoạt động giáo dục pháp luật một cách hợp lý và đạt được những kết quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn thành phố hải dương (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)