Đối tượng được giáo dục pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn thành phố hải dương (Trang 27 - 28)

Đối tượng của giáo dục pháp luật chính là những người chịu sự tác động của chủ thể giáo dục pháp luật, trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục pháp luật để tiếp thu, hấp thụ những thông tin, kiến thức pháp luật xuất phát từ nhu cầu hình thành, tích lũy, củng cố hay nâng cao vốn tri thức, hiểu biết pháp luật của bản thân, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của công tác chun mơn, nghiệp vụ. Hay nói cách khác, đối tượng được giáo dục pháp luật là những cá nhân, cơng dân hay những nhóm cộng đồng xã hội cụ thể tiếp nhận tác động của hoạt động giáo dục pháp luật mà ý thức pháp luật và hành vi của họ là khách thể của giáo dục pháp luật.

Đối tượng ưu tiên trong hoạt động giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay được xác định là: cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, các nhà kinh doanh trong các thành phần kinh tế, thanh thiếu niên, những người sống trong điều kiện khó khăn được Nhà nước đặc biệt quan tâm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp để bảo đảm cho sự bình đẳng trước pháp luật của họ (phụ nữ, người dân tộc thiểu số, trẻ em,...)

Ở đây, cần chú ý đến vai trò kép của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong mối quan hệ với giáo dục pháp luật. Xét ở góc độ thứ nhất, họ là đối tượng của giáo dục pháp luật với những yêu cầu về tri thức pháp luật, tình cảm, thái độ như trên đã phân tích, từ đó cần phải được tiếp nhận giáo dục pháp luật gắn liền với giáo dục đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trong các nhà trường đến bồi dưỡng, nâng cao thường xuyên trong q trình làm việc. Xét ở góc độ khác, khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể của Nhà nước

trong các quan hệ pháp luật họ lại là chủ thể tham gia giáo dục pháp luật. Bằng việc giải thích nội dung các điều luật cần được áp dụng, căn cứ pháp lý để áp dụng các điều luật đó cũng như làm rõ các hiệu quả pháp lý (tích cực hay tiêu cực) do việc tuân theo hay vi phạm điều luật. Bằng việc áp dụng trên thực tế các quy định của pháp luật,... các cán bộ, công chức, viên chức là người trực tiếp, có tác động rất mạnh đến hiểu biết, nhận thức, thái độ, tình cảm của nhân dân đối với pháp luật. Với vị trí này, cán bộ, công chức, viên chức phải được trang bị các kiến thức và kỹ năng nhất định về pháp luật và trước tiên họ phải có ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc tham gia giáo dục pháp luật trong khi tiến hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn thành phố hải dương (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)