Kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn thành phố hải dương (Trang 76 - 82)

cầu về chỉ đạo quá trình giáo dục pháp luật sao cho:

2.2.5. Kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

Những kết quả chủ yếu

- Công tác giáo dục pháp luật luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm tạo cơ sở quan trọng làm chuyển biến nhận thức của cơ quan, ban, ngành, đoàn thể góp phần đẩy mạnh hoạt động giáo dục pháp luật ở địa phương.

- Việc kế hoạch hóa, chương trình hóa công tác giáo dục pháp luật đã đi vào nề nếp. Hàng năm có Chương trình, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; từng quý, 6 tháng, 1 năm có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Các phòng, ban, ngành, đoàn thể thuộc thành phố, Uỷ ban nhân dân các phường, xã đã chủ động xây dựng Chương trình, Kế hoạch, định kỳ thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết,... Hoạt động giáo dục pháp luật được thực hiện một cách thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương.

- Tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật không ngừng được kiện toàn từ thành phố đến cơ sở. Cơ chế phối hợp hoạt động

phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua Hội đồng các cấp ngày càng

khẳng định hiệu quả.

Đội ngũ những người làm công tác giáo dục pháp luật ngày càng được quan tâm kiện toàn về tổ chức, được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp

vụ, được cung cấp tài liệu, sách báo để thực hiện các hoạt động giáo dục pháp luật.

- Về kinh phí: Nhà nước đã có sự đầu tư bước đầu có hiệu quả cho công tác giáo dục pháp luật. Những năm gần đây, thành phố và phường, xã đã cấp kinh phí từ ngân sách để triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật cũng như khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục pháp luật.

Những khó khăn, hạn chế

- Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, lãnh đạo một số phòng, ban, ngành thuộc thành phố về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật chưa đầy đủ, một vài nơi còn xem nhẹ công tác này. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các văn bản của tỉnh, thành phố về công tác giáo dục pháp luật chưa sát sao, còn hình thức, chưa thực sự coi trọng công tác giáo dục pháp luật “là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị”. Ở một số nơi cấp ủy, chính quyền, một số ban, ngành còn phó mặc, “khoán trắng” công tác này hoặc coi giáo dục pháp luật là nhiệm vụ riêng của ngành tư pháp, thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục pháp luật.

- Vai trò chỉ đạo, hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số đơn vị chưa cao, nhất là ở phường, xã. Trách nhiệm phối hợp của các thành viên Hội đồng còn nhiều hạn chế, hoạt động chưa đi vào nề nếp và còn hình thức, kém hiệu quả. Đối với các phường, xã hoạt động giáo dục pháp luật chủ yếu là do cán bộ tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm. Hơn nữa, một số nơi cán bộ Tư pháp chưa phát huy được vai trò đầu mối phối hợp, thiếu chủ động.

- Chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật chưa đồng đều, có những nơi công tác này chưa thật sự bám sát cơ sở. Nội dung giáo dục pháp luật chưa sâu, còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm.

- Đội ngũ những người làm công tác giáo dục pháp luật như báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức pháp luật nhưng ít được tập huấn và trang bị tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, do vậy gặp khó khăn rất nhiều trong công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân.

- Biên chế ở hầu hết các phường, xã chỉ có 1 cán bộ tư pháp - hộ tịch trong khi đó khối lượng công việc ngày một nhiều, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Do vậy, việc đầu tư thời gian cho công tác giáo dục pháp luật còn hạn chế. Đa số các phòng, ban, ngành, đoàn thể thuộc thành phố chưa bố trí cán bộ chuyên trách để tham mưu giúp Thủ trưởng thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật.

- Hình thức giáo dục pháp luật tuy có đổi mới song vẫn chưa theo kịp được tình hình thực tiễn, nhất là ở cấp cơ sở. Một số nơi còn nặng về phong trào, phô trương, hình thức, chưa chú trọng đến hiệu quả. Việc chỉ đạo tổng kết và nhân rộng các mô hình giáo dục pháp luật tại các cơ sở còn ít. Thời lượng và chất lượng giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng nhìn chung chưa đáp ứng được tình hình mới. Giáo dục pháp luật trong nhà trường còn nặng về lý thuyết, ít gắn với thực tiễn. Số giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật còn thiếu về số lượng và phần lớn chưa được đào tạo chuyên sâu về pháp luật nên hiệu quả chưa cao.

- Việc giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa được thực hiện thường xuyên, đôi khi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Tình trạng một số cán bộ, công chức, kể cả những người hiểu biết pháp

luật vẫn vi phạm pháp luật cho thấy chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức công vụ, kiểm tra thi hành công vụ đối với cán bộ, công chức.

- Kinh phí dành cho công tác giáo dục pháp luật còn rất hạn chế, thiếu quá nhiều so với yêu cầu, nhiệm vụ, đặc biệt là ở cấp cơ sở.

- Công tác giáo dục pháp luật chưa gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã ban hành nhiều Luật, Pháp lệnh nhưng nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta hiện nay còn bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập, nhiều lĩnh vực bức xúc của đời sống vẫn còn thiếu luật để điều chỉnh. Nhiều Luật mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính chất chung, còn những vấn đề cụ thể thì dành cho văn bản hướng dẫn thi hành. Nhiều Luật đã có hiệu lực nhưng vẫn chưa được thi hành vì còn phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành trong khi việc ban hành các văn bản này thường rất chậm, qua nhiều tầng nấc; kinh phí dành cho giáo dục pháp luật không tương xứng với kinh phí dành cho xây dựng pháp luật. Đây chính là một tồn tại gây khó khăn trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống.

- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn chưa tiến hành đồng bộ, kịp thời, vẫn còn tình trạng hướng dẫn chung chung, chưa sát thực. Chính vì vậy, khi tiến hành sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, rất khó xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác này.

Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm

+Nguyên nhân chủ quan:

- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở, các phòng, ban, ngành thuộc thành phố chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ thị của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục pháp luật.

- Công tác tham mưu của cơ quan Tư pháp và cơ quan chuyên môn nhiều khi chưa chủ động, chưa thường xuyên, kịp thời, có nơi công tác này chỉ giao cho cán bộ tư pháp thực hiện. Công tác tổ chức bộ máy, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp trong công tác giáo dục pháp luật chậm đổi mới. Đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên pháp luật còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ, năng lực nghiệp vụ.

- Việc đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và kinh phí hoạt động cho công tác giáo dục pháp luật của các cấp, các ngành còn rất hạn chế, chưa thực sự khuyến khích và phát huy được tiềm năng của đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật.

+ Nguyên nhân khách quan:

- Nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước cần triển khai thực hiện cùng một thời điểm trong khi điều kiện về nhân lực, vật lực có hạn. Số lượng văn bản pháp luật của Nhà nước rất nhiều, lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung. Nhiều luật đã có hiệu lực nhưng thiếu văn bản hướng dẫn thi hành cũng làm hạn chế hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật.

- Việc tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ, ý thức công dân trong việc chấp hành pháp luật còn nhiều hạn chế. Cơ chế quản lý Nhà nước bằng pháp luật chưa đồng bộ. Việc xử lý một số vụ việc vi phạm pháp luật, đặc biệt là một số vụ việc liên quan đến cán bộ, đảng viên không nghiêm minh, thiếu chính xác làm cho nhân dân không đồng tình, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động giáo dục pháp luật.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Dương đã xác định được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo

dục pháp luật, coi đây là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Bởi vậy, hoạt động giáo dục pháp luật đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, từ công tác tổ chức chỉ đạo đến những nội dung công việc cụ thể. Hoạt động giáo dục pháp luật đã được thành phố và các phường, xã triển khai với nhiều hình thức đa dạng, đạt kết quả thiết thực, phù hợp với từng loại đối tượng. Qua thực tiễn đã có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo được duy trì và phát huy hiệu quả ở cơ sở, góp phần nâng cao kiến thức về pháp luật, hình thành lối sống, hành vi pháp luật tích cực trong mọi tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, công tác chỉ đạo của thành phố cũng như cấp cơ sở trong việc giáo dục pháp luật cho các đối tượng trên địa bàn còn phần nào chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức. Việc hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng kết chưa kịp thời. Đội ngũ cán bộ, phương tiện, nguồn lực, trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho hoạt động giáo dục pháp luật còn không ít khó khăn. Sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành trong giáo dục pháp luật còn hạn chế. Tình trạng vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. Thực trạng trên đòi hỏi các cấp, các ngành phải có những giải pháp, chiến lược nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cùng những thời cơ và thách thức trong tình hình mới.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn thành phố hải dương (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)