Mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn thành phố hải dương (Trang 82 - 85)

phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua Hội đồng các cấp ngày càng

3.1. Mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục pháp luật

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG

TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

3.1. Mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục pháp luật luật

Để thực hiện được những mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 và những năm tiếp theo, Đảng ta chỉ rõ phải rằng phải đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với hình thức sở hữu khác nhau. Đồng thời, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng được đề ra như một nhiệm vụ chiến lược, với phương châm Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, cơng chức, mọi cơng dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Nghị quyết số 08/NQ-BCT ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị tiếp tục phát triển và cụ thể hóa những chủ trương của các Nghị quyết Trung ương và

Đại hội Đảng IX về công tác Tư pháp. Nghị quyết này đã đề ra nhiều chủ trương lớn với một hệ thống các giải pháp đồng bộ vừa có tính đột phá vào những vấn đề bức xúc, vừa có tính chiến lược tạo cơ sở quan trọng cho cơng cuộc cải cách Tư pháp trong đó có hoạt động giáo dục pháp luật.

Quán triệt Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 01/02/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ

biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân”; Quyết định số 1493/QĐ-UBND ngày 21/10/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh từ năm 2008 đến năm 2012; Để thực hiện thắng lợi mục tiêu về công tác Tư pháp cũng như các mục tiêu kinh tế - xã hội có liên quan được đề ra trong các văn kiện của Đảng, của Chính phủ và của Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Dương. Chúng tôi xác định một số mục tiêu, yêu cầu về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn tới cần đạt như sau:

Mục tiêu chung

Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, nhân dân thành phố Hải Dương.

Mục tiêu cụ thể

Đến hết năm 2012, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố phấn đấu đạt các mục tiêu sau đây:

- 85% người dân thành phố Hải Dương được tuyên truyền pháp luật chung và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến từng nhóm dân cư theo các địa bàn và đối tượng khác nhau;

- 100% cán bộ, công chức, viên chức trở lên được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chun mơn, nghiệp vụ của mình;

- 95% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; 70% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động;

- 100% cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân được trang bị kiến thức pháp luật về an ninh, quốc phòng và các quy định pháp luật khác liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ;

- 95% thanh thiếu niên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan trực tiếp đến đối tượng này.

Yêu cầu

- Công tác giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Kế thừa kết quả, bảo đảm tính liên tục và phát triển trong việc thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục pháp luật cho các đối tượng đã được đề ra trong Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007.

- Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật, bảo đảm sự kết hợp hài hịa giữa hình thức giáo dục pháp luật truyền thống và những hình thức giáo dục pháp luật mới đang được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn; lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.

- Giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính đồng bộ, tồn diện, phù hợp, hiệu quả. Đảm bảo cung cấp thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật đồng thời vận động cán bộ, nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật và hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cán bộ, đảng viên, nhân dân thành phố Hải Dương.

- Gắn giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa truyền thống và bồi dưỡng, rèn luyện ý thức tự nguyện, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức và nhân dân.

- Đầu tư hợp lý, hiệu quả các phương tiện, điều kiện phục vụ và các hình thức giáo dục pháp luật, đặc biệt là ở những địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật và những phường, xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn thành phố hải dương (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)