Muốn hiện thực hóa mục đích, mục tiêu giáo dục pháp luật thì phải có những nội dung giáo dục cụ thể. Đó là tồn bộ những gì mà chủ thể giáo dục pháp luật cần truyền đạt, chuyển tải cho đối tượng được giáo dục pháp luật, giúp họ có những kiến thức, hiểu biết về pháp luật; trên cơ sở đó, hình thành và phát triển ý thức pháp luật, niềm tin đối với pháp luật và lối sống theo pháp luật.
Hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật - nội dung của giáo dục pháp luật - có quan hệ và tác động trực tiếp tới nhiều loại đối tượng tiếp nhận giáo dục pháp luật, cho nên nội dung giáo dục pháp luật vừa phải có tính trực tiếp cho từng đối tượng, vừa phải có tính rộng rãi chung cho tồn xã hội, mang tính thời sự, cập nhật. Do đó, nội dung giáo dục pháp luật phải mang tính cụ thể, trực tiếp về các văn bản pháp luật để đối tượng được giáo dục nắm bắt và thực hiện. Phạm vi của nội dung giáo dục pháp luật bao gồm hệ thống pháp luật thực định, các văn bản pháp luật; các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật và thực tiễn pháp luật, các thơng tin về tình hình vi phạm pháp luật; kết
quả xử lí các vi phạm pháp luật; các thông tin phản hồi của các tầng lớp nhân dân góp ý, đề xuất ý kiến về việc xây dựng, thực hiện và hoàn thiện pháp luật. Nội dung giáo dục pháp luật bao gồm một phạm vi rộng nhưng có nét đặc thù riêng. Đó là:
+ Các thông tin về pháp luật (gồm cả kiến thức pháp luật căn bản và văn bản quy phạm pháp luật);
+ Các thông tin về việc thực hiện pháp luật, về tình hình phạm pháp, về việc điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật;
+ Các thông tin về kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học, về thực hiện, áp dụng pháp luật, về vị trí, tác động của từng văn bản pháp luật lên từng đối tượng, đồng thời phản ánh những yêu cầu, đề xuất của các tầng lớp dân cư, các chuyên gia pháp luật và các ngành khác trong việc hoàn thiện pháp luật;
+ Các thông tin định hướng hành động theo pháp luật cụ thể của cá nhân, công dân (quyền và nghĩa vụ theo pháp luật, các quy trình, thủ tục để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp).
Có thể chia nội dung giáo dục pháp luật theo 3 nhóm đối tượng giáo dục pháp luật lớn sau đây:
Nội dung tối thiểu của giáo dục pháp luật phổ cập bao gồm:
+ Một số kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật và tổ chức bộ máy Nhà nước để thực hiện pháp luật.
+ Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do hiến pháp quy định. + Một số thủ tục, trình tự pháp lý để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện các nghĩa vụ của công dân.
Ở mức độ này, giáo dục pháp luật là yếu tố quan trọng giúp cho mỗi cơng dân ý thức được vị trí của mình trong quan hệ với Nhà nước và với công dân
khác, biết mình có những quyền và nghĩa vụ và khi cần thì biết mình phải đến đâu? phải làm gì? và phải làm như thế nào để bảo vệ các quyền đó.
Nội dung giáo dục pháp luật theo yêu cầu của từng ngành nghề.
Mỗi công dân trong từng lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội lại có những nhu cầu hiểu biết và kỹ năng sử dụng các công cụ pháp luật khác nhau ở mức độ cao hơn và mang tính định hướng nghề nghiệp rõ hơn. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực này bao gồm:
+ Hệ thống những khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý thường gặp trong thực tiễn (bản chất Nhà nước và pháp luật, các nguồn và hình thức pháp luật, các quan hệ pháp lý,...);
+ Các quy định pháp luật thực hiện liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đối tượng;
+ Các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động nghề nghiệp; quá trình tố tụng và vị trí của các chủ thể tố tụng để thực hiện, bảo vệ các quyền và nghĩa vụ đó.
Nội dung giáo dục pháp luật chuyên ngành cho những người hành nghề pháp luật.
Đây là cấp độ cao nhất của giáo dục pháp luật bởi vì những hiểu biết và thái độ, tình cảm cũng như những kỹ năng sử dụng pháp luật của những người hành nghề pháp luật phải là chuẩn mực của ý thức và hành vi tuân thủ pháp luật.