Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 46 - 49)

HĐND cấp huyện ở Thanh Hoá quan tâm thực hiện chất vấn và giám sát trả lời chất vấn của đại biểu HĐND, coi đây là một công cụ giám sát trực tiếp, nh m tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HĐND. Nội dung chất vấn và trả lời chất vấn là những vấn đề đang bức xúc ở địa phƣơng nhƣ: Giải quyết tranh chấp đất đai; việc thu phí khai thác đá; việc chuyển nhƣợng ô quầy chợ; việc hỗ trợ nhân dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng; việc thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản... Để chuẩn bị nội dung chất vấn, các đại biểu, tổ đại biểu thông qua hoạt động giám sát, hoạt động tiếp xúc cử tri, tìm hiểu, nắm bắt đƣợc vấn đề bức xúc, những vấn đề đang đƣợc dƣ luận quan tâm cũng nhƣ những quy định của pháp luật liên quan đến nội dung chất vấn; thảo luận, lựa chọn nội dung đƣa ra chất vấn. Các ý kiến chất vấn đều trên tinh thần xây dựng và phản ánh đúng những vấn đề còn tồn tại của địa phƣơng. Việc trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND huyện và trƣởng các phòng chuyên môn thuộc UBND nhìn chung đƣợc chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc b ng văn bản. Một số vấn đề cần thời gian nghiên cứu đƣợc chủ tọa kỳ họp

quyết định trả lời sau kỳ họp và trả lời cho đại biểu theo đúng quy định. Kỳ họp đƣợc truyền thanh trực tiếp nên đƣợc cử tri quan tâm theo dõi, nhất là phần chất vấn và trả lời chất vấn.“Thực hiện việc chất vấn đã góp phần nâng

cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan tổ chức và cá nhân có liên quan trong thực thi công vụ, trong thực hiện trách nhiệm của mình đối với nhân dân…”[46, tr.66]. Thƣờng trực HĐND huyện Vĩnh Lộc đánh giá: Nhiều ý

kiến chất vấn tại kỳ họp đƣợc giải đáp, trả lời cởi mở, thẳng thắn trên tinh thần xây dựng và không ít “lời hứa” trên diễn đàn kỳ họp đã đƣợc tổ chức triển khai trong thực tiễn, tạo niềm tin cho cử tri, góp phần nâng cao uy tín của HĐND và các vị đại biểu dân cử [46, tr.134].

Tuy nhiên hoạt động chất vấn vẫn còn một số mặt hạn chế, bất cập. Không phải kỳ họp nào HĐND huyện cũng tổ chức đƣợc hoạt động chất vấn. “Một số rất ít huyện không tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn ở các

kỳ họp năm 2012 và kỳ họp giữa năm 2013” [9, tr.6]. Đối tƣợng chất vấn chủ yếu là Chủ tịch UBND huyện và trƣởng các phòng, ban chuyên môn của UBND. Việc chất vấn đối với Chủ tịch HĐND huyện, Chánh án TAND, Viện trƣởng VKSND huyện rất ít, thậm chí không có [13]. Thời gian mỗi kỳ họp ngắn, nên thời gian dành cho hoạt động chất vấn không nhiều. Nội dung chất vấn có những vấn đề chƣa thiết thực, có những câu hỏi chất vấn chƣa sát với tình hình thực tế, chƣa phản ánh đƣợc những bức xúc của cử tri, nhiều khi còn mang tính sự vụ. Số đại biểu tham gia chất vấn ít, một phần do tâm lý nể nang, ngại va chạm hoặc ít thông tin do không nắm bắt đƣợc tình hình thực tế. Một số đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, bận công tác chuyên môn, ít có thời gian tập trung nghiên cứu tài liệu nên thiếu sự chuẩn bị cho kỳ họp. Một số đại biểu còn hạn chế về kỹ năng chất vấn nên thiếu tự tin, cách chất vấn rông dài, không đủ thông tin để đi sâu và đi đến tận cùng của vụ việc. Một số đối tƣợng chịu trách nhiệm chất vấn tại diễn đàn HĐND còn

biểu hiện lúng túng khi giải trình, quanh co phân trần thiếu mạch lạc, viện dẫn nhiều lý do đổ lỗi cho khách quan…

Thƣờng trực HĐND huyện Mƣờng Lát nêu:

Một số đại biểu HĐND và ngƣời đƣợc chất vấn chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Do đó còn tâm lý e ngại, nể nang. Số ý kiến chất vấn còn quá ít so với những bức xúc trong thực tế của địa phƣơng. Một số ý kiến chất vấn chƣa đƣợc chuẩn bị chu đáo nên chƣa phản ánh đúng thực trạng, chƣa sâu sát những vấn đề bức xúc đang đƣợc xã hội quan tâm. Nội dung trả lời chất vấn chƣa cụ thể, chƣa xác định rõ trách nhiệm, nguyên nhân, chƣa thẳng thắn trong nhận trách nhiệm, còn tình trạng đùn đẩy, đổ lỗi cho nhau… Hoạt động chất vấn do đó chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và mong muốn của cử tri [46, tr.50]. Tại huyện Vĩnh Lộc:

Các đại biểu khi chất vấn thƣờng “né” những vấn đề nhạy cảm mặc dù đó là những vấn đề bức xúc, nổi cộm cần làm rõ. Nội dung chất vấn thƣờng mang tính chung chung chƣa đi thẳng vào cốt lõi vấn đề. Cũng xuất phát từ tâm lý nể nang, ngại va chạm nên đại biểu HĐND nhiều khi không truy vấn đến cùng vấn đề đặt ra, chƣa quy rõ trách nhiệm của ngƣời trả lời chất vấn. Do vậy, ngƣời trả lời chất vấn cũng chỉ đƣa ra những hứa hẹn về các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế của ngành, đơn vị mình. Những giải pháp đó đôi khi không đƣợc triển khai thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả nhƣng kỳ họp sau đại biểu cũng “cho qua” không nhắc lại nữa [46, tr.137].

Thƣờng trực HĐND huyện Thạch Thành nhận xét:

Hình thức giám sát thông qua chất vấn tại kỳ họp tại mỗi kỳ họp và giữa các kỳ họp HĐND, đại biểu thực hiện quyền chất vấn

chƣa nhiều, chƣa đều, ý kiến chất vấn tại kỳ họp khoảng 10%- 15% so với tổng số đại biểu; chất vấn giữa 2 kỳ họp rất ít. Kỹ năng chất vấn của đại biểu còn hạn chế, thiếu thông tin để đối chất, tranh luận với ngƣời trả lời chất vấn nên nhiều trƣờng hợp trả lời chung chung, hoạt động giám sát của cá nhân đại biểu không rõ nét [46, tr.103]. Tại huyện Thiệu Hóa: “Một số cơ quan chuẩn bị các nội dung chất vấn

chưa đạt yêu cầu, còn chung chung, ý kiến tham gia chất vấn tại kỳ họp chưa nhiều, còn nể nang, tránh né, ngại va chạm…” [46, tr.114]. Tại huyện Ngọc

Lặc: “công tác giám sát nhất là nội dung chất vấn tại kỳ họp thường không

được các đại biểu theo đến cùng nên tạo ra tâm lý thờ ơ, ngại va chạm, không giám tranh luận đến cùng”[46, tr.59]. Tại thành phố Thanh Hóa: “Công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện sau chất vấn chưa được quan tâm đúng mức nên còn có việc chưa được giải quyết kịp thời”[47, tr.3]; “Việc trả lời chất vấn vẫn chưa thể hiện rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình, chưa xác định thời gian giải quyết, cá biệt chưa trả lời đúng nội dung chất vấn”[41, tr.3].

Kết thúc chất vấn và trả lời chất vấn, HĐND không ban hành nghị quyết mà đƣa vào kết luận của chủ tọa kỳ họp.

Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn giữa 2 kỳ họp, qua giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa về "Việc thực hiện các kiến nghị giám sát của HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá" cho thấy hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tổ chức các cuộc giải trình giữa 2 kỳ họp chỉ có HĐND huyện Hà Trung thực hiện [9, tr.6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 46 - 49)