Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của hội đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 100 - 119)

3.2. Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát

3.2.7. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của hội đồng

nhân dân

Để hoạt động giám sát có chất lƣợng, hiệu quả, các đại biểu đƣợc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời. Thông tin cần phải đƣợc cập nhật, sâu rộng trong mọi lĩnh vực giám sát. Thông tin phục vụ cho hoạt động giám sát đƣợc thu thập b ng nhiều hình thức: cung cấp báo cáo, qua phƣơng tiện thông tin đại chúng, tiếp xúc cử tri… Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời là phƣơng tiện hữu hiệu giúp Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát có thể đánh giá, phân tích và phản biện các vấn đề có chất lƣợng, tính thuyết phục cao.

Trƣớc hết việc cung cấp các báo cáo, tài liệu phục vụ kỳ họp, phục vụ các cuộc giám sát phải kịp thời, đúng kế hoạch, tránh tình trạng gần đến khi HĐND huyện họp hoặc trong kỳ họp, đến buổi giám sát mới gửi tài liệu cho đại biểu, đại biểu không đủ thời gian để nghiên cứu, phân tích tài liệu, đối chiếu thông tin một cách kỹ lƣỡng.

Đổi mới, nâng cao chất lƣợng tiếp xúc cử tri. Đây là một kênh quan trọng để đại biểu nắm bắt đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của cử tri, phát hiện những vấn đề, điểm nóng, bức xúc mà ngƣời dân đang quan tâm, cần tập trung giám sát.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động lãnh đạo, điều hành của chính quyền địa phƣơng. Đây là một các rất hữu ích để đại biểu HĐND có thể theo dõi, cập nhật thông tin, hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc trên địa bàn.

Quan tâm cung cấp các phƣơng tiện làm việc cho đại biểu HĐND, chế độ bồi dƣỡng cho đại biểu tham gia giám sát phù hợp với khả năng ngân sách

của địa phƣơng. Hiện nay, chế độ chi cho các hoạt động giám sát trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định 3758/2008/QĐ-UBND ngày 25/11/2008 của UBND tỉnh Thanh Hóa quá thấp, không còn phù hợp với thực tiễn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện nói chung, ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng là đòi hỏi khách quan, xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân; từ thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện…

Đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tồn tại, yếu kém trong hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở Thanh Hóa từ đầu nhiệm kỳ 2011- 2016 đến nay là cơ sở đề ra các giải pháp để đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện. Việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện là một quá trình, đòi hỏi áp dụng đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện pháp luật, nâng cao năng lực đại biểu HĐND, các cơ quan của HĐND, điều kiện phục vụ cho hoạt động giám sát của HĐND…, đến việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò hoạt động giám sát của HĐND, xác lập mối quan hệ với cấp ủy và các cơ quan, tổ chức trong hoạt động giám sát…

KẾT LUẬN

Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nƣớc ta hiện nay, vấn đề tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc nói chung và hệ thống chính quyền địa phƣơng nói riêng trong đó có HĐND các cấp là yêu cầu khách quan và tất yếu. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trƣơng, nghị quyết cụ thể về tổ chức và hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động giám sát nói riêng. Để cụ thể hóa các chủ trƣơng đó, Nhà nƣớc ta đã ban hành Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban nhân dân năm 2003, Quy chế hoạt động của HĐND các cấp năm 2005.

Từ đầu Nhiệm kỳ 2011- 2016 đến nay, hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến rõ nét, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, làm giảm vai trò là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phƣơng.

Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa là

yêu cầu khách quan, cấp bách do yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; từ thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay và do yêu cầu nâng cao vai trò quản lý của chính quyền địa phƣơng.

Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa điều quan trọng trƣớc hết là đổi mới nhận thức trong nhân dân, trong các cơ quan, tổ chức ở địa phƣơng, về vị trí, tính chất của HĐND cấp huyện, về chức năng giám sát của HĐND cấp huyện; từ đó kiến nghị về xác lập mối quan hệ giữa hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện với sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và hoạt động giám sát của các cơ quan, đoàn thể nh m nâng cao chất lƣợng của hoạt động giám sát.

Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa

phải trên cơ sở hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và đƣợc thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời phải căn cứ vào thực tế địa phƣơng để có những giải pháp phù hợp, đó là cơ sở, là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lƣợng hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện.

Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa phải tiến hành một cách đồng bộ các giải pháp, bao gồm: đổi mới trong lĩnh vực tổ chức (số lƣợng, cơ cấu, trình độ đại biểu, Thƣờng trực, các Ban HĐND); đổi mới bộ phận giúp việc (số lƣợng, trình độ); đổi mới về hoạt động (hình thức, phƣơng thức hoạt động); đổi mới về các điều kiện vật chất, chế độ đại biểu, thành viên các Ban khi thực hiện hoạt động giám sát nh m tăng cƣờng hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện.

Quá trình nghiên cứu đề tài "Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện – qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa", mặc dù tác giả đã cố gắng trong việc hình thành tƣ duy lý l‎uận về các khái niệm, đặc điểm hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện cũng nhƣ việc cố gắng phân tích, kiến giải những mặt đƣợc, chƣa đƣợc về thực trạng hoạt động của HĐND cấp huyện trên một địa bàn cụ thể, song Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.

Tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy, cô và các nhà nghiên cứu để công trình đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1994), Hán Việt từ điển, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Ban Pháp chế HĐND thành phố Thanh Hóa (2013), Báo cáo thẩm tra

các Báo cáo của UBND thành phố và các cơ quan tư pháp trình tại kỳ họp thứ 8 HĐND thành phố Thanh Hóa khóa XX, số 144/BC-HĐND ngày 12 /12/2013, Thanh Hóa.

3. Chủ tịch Chính phủ lâm thời (1945), Sắc lệnh số 63/SL về tổ chức các Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.

4. Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (1948), Sắc lệnh số 255/SL về cách tổ chức và cách làm việc của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính trong vùng tạm thời bị địch kiểm soát hoặc uy hiếp.

5. Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (1948), Sắc lệnh số 254/SL về tổ chức chính quyền nhân dân trong thời kỳ kháng chiến.

6. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chế ước quyền lực Nhà nước, NXB Đà Nẵng. 7. Nguyễn Sỹ Dũng (2004), Quyền giám sát của Quốc hội, nội dung và

thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, NXBTƣ Pháp, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Sự thật, Hà Nội.

9. Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa (2014), Báo cáo kết quả giám sát về

"Việc thực hiện các kiến nghị giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013", số

56/BC-ĐĐBQH ngày 27/6 /2014, Thanh Hóa.

10. Vũ Đức Đán (2003), “Tăng cƣờng hoạt động giám sát của HĐND”, Tạp

chí Quản lý nhà nước, (9), tr. 4-7.

11. Bùi Xuân Đức (2004), “Tăng cƣờng hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của các đoàn thể nhân dân và nhân dân đối với bộ máy nhà nƣớc”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3), tr.29-36.

12. Trần Ngọc Đƣờng (2009), “Một số suy nghĩ về nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (7) , tr.3-13.

13. Hội đồng nhân dân thành phố Thanh Hóa (2011 - 2016), Sổ Biên bản kỳ

họp HĐND nhiệm kỳ 2011- 2016, Thanh Hóa.

14. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1999), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

15. Tô Văn Huyên (2014),“Hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (263), tr.26- 29. 16. Phạm Ngọc Kỳ (2007), Quyền giám sát của HĐND và kỹ năng giám sát

cơ bản, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

17. Nguyễn Hải Long (2012), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội.

18. Nguyễn Lƣơng Ngọc, Lê Khả Kế (1971), Từ điển học sinh, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

19. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

20. Hoàng Thị Kim Quế (2007), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata –

Văn phòng Quốc hội.

22. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata –

Văn phòng Quốc hội.

23. Quốc hội (1962), Luật tổ chức HĐND và UBHC các cấp, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội.

24. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội.

25. Quốc hội (1989), Luật tổ chức HĐND và UBND, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội.

26. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata –

Văn phòng Quốc hội.

27. Quốc hội (1994), Luật tổ chức HĐND và UBND, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội.

28. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội.

29. Quốc hội (2003), Luật bầu cử đại biểu HĐND (sửa đổi), Cơ sở dữ liệu

luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội.

30. Quốc hội (2003), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội.

31. Quốc hội (2003), Luật tổ chức HĐND và UBND, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội.

32. Quốc hội (2004), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND,

UBND, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội.

33. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata –

Văn phòng Quốc hội.

34. Dƣơng Quang Tụng (2001), Bàn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Trong sách: "Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của bộ

máy nhà nƣớc", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Phạm Hồng Thái (2002), "Một số vấn đề về vị trí, tính chất của HĐND",

Tạp chí Quản lý nhà nước, (9), tr.8-12.

36. Lƣu Trung Thành (2004), “Hoạt động giám sát của HĐND”, Tạp chí

Luật học, (4), tr55- 60.

37. Lê Minh Thông (2002), “Một số quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng ở nƣớc ta hiện nay”, Nghiên cứu lập

pháp, (8), tr.25-34.

38. Lê Minh Thông (2002), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Thƣờng trực HĐND huyện Hà Trung (2013), Báo cáo việc thực hiện giám

sát và ban hành các kiến nghị giám sát của HĐND huyện năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, số 31/BC-HĐND ngày 30/9/2013, Thanh Hóa.

40. Thƣờng trực HĐND huyện Ngọc Lặc (2012), Báo cáo kết quả giám sát của Thường trực HĐND, số 56/BC-HĐND ngày 21/12/2012, Thanh Hóa.

41. Thƣờng trực HĐND thành phố Thanh Hóa (2012), Báo cáo rút kinh nghiệm công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khoa XX, số 66/BC-TT.HĐND ngày 27/8/2012, Thanh Hóa.

42. Thƣờng trực HĐND thành phố Thanh Hóa (2012), Thông báo kết luận của Chủ tịch HĐND thành phố về rút kinh nghiệm kỳ họp thứ 3 HĐND thành phố Khóa XX, số 12/BC-HĐND ngày 13/01/2012, Thanh Hóa.

43. Thƣờng trực HĐND thành phố Thanh Hóa (2013), Báo cáo rút kinh nghiệm kỳ họp thứ 7 và những nhiệm vụ trọng tâm của HĐND thành phố Thanh Hóa từ nay đến cuối năm 2013, số 89/BC-HĐND ngày 14/8/2013, Thanh Hóa.

44. Thƣờng trực HĐND thành phố Thanh Hóa (2013), Báo cáo tình hình hoạt động của HĐND thành phố năm 2013, chương trình hoạt động năm 2014, số 132/BC-HĐND ngày 09/12/2013, Thanh Hóa.

45. Thƣờng trực HĐND thành phố Thanh Hóa (2013), Báo cáo về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát của HĐND thành phố trong tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, số 115/BC-HĐND ngày 14/10/2013, Thanh Hóa.

46. Thƣờng trực HĐND tỉnh Thanh Hóa (2014), Tài liệu Hội nghị giao ban

Thường trực HĐND, Thanh Hóa.

47. Thƣờng trực HĐND thành phố Thanh Hóa (2014), Báo cáo việc thực hiện giám sát của HĐND năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013, số 01/

48. Thƣờng trực HĐND thị xã Bỉm Sơn (2013), Báo cáo việc thực hiện giám sát của HĐND năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, số 22/BC- HĐND ngày 09/10/2013, Thanh Hóa.

49. Đào Trí Úc (2003), "Quan niệm về giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc và các cơ chế thực hiện giám sát", Tạp chí Nhà nước và pháp

luật, (6), tr.4.

50. Đào Trí Úc (2007), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

51. Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội (2005), Quy chế hoạt động của HĐND các

cấp, Hà Nội.

52. Văn phòng Quốc hội (2001), Kỷ yếu Hội thảo nâng cao năng lực và hiệu

quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Hà Nội.

53. Viện Khoa học pháp lý của Bộ Tƣ pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa – Tƣ pháp, Hà Nội.

54. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC1

Cơ cấu đại biểu HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa (Nhiệm kỳ 2011- 2016)

- Cơ cấu đại biểu theo độ tuổi:

TT Đơn vị Tổng số ĐB Độ tuổi Dướ i 35 Tỷ lệ % Từ 35 đến 50 Tỷ lệ % Trên 50 Tỷ lệ % 1 TP. Thanh Hóa 40 3 7.50 26 65.00 11 27.50 2 Thị xã Sầm Sơn 30 2 6.67 17 56.67 11 36.67 3 Thị xã Bỉm Sơn 30 3 10.00 18 60.00 9 30.00 4 Huyện Hà Trung 31 4 12.90 16 51.61 11 35.48 5 Huyện Nga Sơn 35 6 17.14 20 57.14 9 25.71 6 Huyện Hậu Lộc 38 6 15.79 17 44.74 15 39.47 7 Huyện Ho ng Hoá 60 7 11.67 24 40.00 29 48.33 8 Huyện Quảng Xƣơng 52 4 7.69 19 36.54 29 55.77 9 Huyện Tĩnh Gia 45 8 17.78 12 26.67 25 55.56 10 Huyện Đông Sơn 32 3 9.38 16 50.00 13 40.63 11 Huyện Triệu Sơn 47 1 2.13 34 72.34 12 25.53 12 Huyện Nông Cống 44 4 9.09 25 56.82 17 38.64 13 Huyện Thọ Xuân 52 4 7.69 28 53.85 20 38.46 14 Huyện Thiệu Hoá 41 4 9.76 27 65.85 10 24.39 15 Huyện Yên Định 37 1 2.70 22 59.46 14 37.84

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 100 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)