Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện gắn vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 98 - 100)

3.2. Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát

3.2.6. Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện gắn vớ

thực tiễn, bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định

Vai trò hoạt động giám sát của HĐND rất lớn, nhƣng xét cho cùng các hoạt động giám sát của HĐND phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả.

Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện phải xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, nội dung giám sát là những vấn đề cử tri và nhân dân quan tâm, những vấn đề bức xúc, những vấn đề có tác động lớn đến phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng và phải phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Lựa chọn đối tƣợng, nội dung giám sát đúng, trúng là yêu cầu đầu tiên đặt ra để cuộc giám sát có chất lƣợng, hiệu quả. Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ít nhƣng phải tinh, kết quả giám sát phải giải quyết đƣợc vấn đề đặt ra trong thực tiễn, không dàn trải, chạy theo số lƣợng, thành tích.

Giám sát của HĐND cấp huyện thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, không đƣợc tiến hành qua loa, đại khái, hình thức. Có quyết định thành lập đoàn giám sát, kế hoạch giám sát cụ thể về nội dung, mốc thời điểm giám sát, đề cƣơng báo cáo… Trƣớc khi tiến hành giám sát có thể khảo sát tại các cơ quan, đơn vị liên quan để thu thập thêm thông tin. Có kết luận giám sát. Các kết luận, kiến nghị giám sát phải đánh giá đúng những gì đối tƣợng chịu sự giám sát làm tốt, chỉ ra đƣợc hạn chế và phê phán đúng mức những yếu kém. Bên cạnh đó kết luận, kiến nghị sau giám sát phải chuẩn xác, đúng pháp luật, có tính khả thi, thuyết phục cao, có sự đồng thuận của các cấp, các ngành và dƣ luận xã hội. Tạo đƣợc sức ép xã hội với đối tƣợng thực hiện kiến nghị, nhất là với những vấn đề “nóng, bức xúc”. Cần đặc biệt chú trọng tăng cƣờng đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị sau giám sát. Có thái độ cƣơng quyết đối với những đối tƣợng có tình gây khó khăn, không thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát. Coi đây là hoạt động thƣờng xuyên của Thƣờng trực HĐND huyện. Phải theo đuổi đến cùng các kết luận, kiến nghị, không làm theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”.

Linh hoạt trong phối hợp các hình thức giám sát, kết quả của hình thức giám sát này là cơ sở, căn cứ để tiến hành hình thức giám sát khác.

Ban HĐND phải thu thập và xử lý thông tin, lựa chọn, phát hiện vấn đề để xác định nội dung, đối tƣợng giám sát, đổi mới cách thức tổ chức cuộc giám sát…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)