Xác lập mối quan hệ giữa hoạt động giám sát của hội đồng nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 96 - 98)

3.2. Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát

3.2.5. Xác lập mối quan hệ giữa hoạt động giám sát của hội đồng nhân

nhân dân cấp huyện với sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và hoạt động giám sát của các cơ quan, đoàn thể

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nƣớc và xã hội đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp. Điều 4 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lƣợng lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội. Do vậy, hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động giám sát nói riêng phải đặt dƣới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Vấn đề hoạt động của HĐND, trong đó có hoạt động giám sát đặt dƣới sự lãnh đạo của cấp ủy nhƣng không đƣợc trở

nên thụ động, không thể hiện đƣợc vị trí, vai trò là cơ quan đại diện ở địa phƣơng. Để đạt đƣợc điều này đòi hỏi cấp ủy Đảng chỉ nên thực hiện sự lãnh đạo đối với HĐND trên những định hƣớng chủ yếu, thông qua vai trò của đảng viên, cán bộ chủ chốt là đại biểu HĐND; HĐND tự quyết định và tự chịu trách về hoạt động của mình.

Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện là một mắt khâu trong cơ chế giám sát. Cơ chế đó bao gồm hệ thống các yếu tố tác động qua lại với nhau từ giám sát tối cao của Quốc hội, HĐND tỉnh, giám sát của MTTQ, giám sát của nhân dân..., đến hoạt động kiểm sát của VKSND, thanh tra của các cơ quan ban ngành trên địa bàn. Mỗi chủ thể có một nhiệm vụ giám sát khác nhau nhƣng tất cả đều có chung mục đích bảo đảm tăng cƣờng pháp chế, giữ vững trật tự xã hội và bảo vệ pháp luật nhà nƣớc. Do vậy, hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện cần chú trọng phối hợp với các chủ thể giám sát khác, với các cấp các ngành cũng nhƣ các chuyên gia để tránh sự chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát.

Quy chế hoạt động của HĐND có quy định về quan hệ giữa Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND với UBND, MTTQ và các tổ chức thành viên của Mặt trận. MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Hiện nay nƣớc ta đang triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về ban hành quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền. Việc phối hợp hoạt động giám sát của HĐND với hoạt động giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện.

Tăng cƣờng phối hợp với các Đoàn giám sát của HĐND tỉnh. Khi có Đoàn giám sát của Thƣờng trực HĐND tỉnh, Ban HĐND tỉnh giám sát tại địa phƣơng, Thƣờng trực, các Ban của HĐND huyện có thể kết hợp thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhƣ vậy, vừa tránh đƣợc chồng chéo, vừa tranh thủ học tập kinh nghiệm, kỹ năng giám sát của cấp tỉnh, đồng thời giảm bớt việc gây phiền hà cho các đơn vị bị giám sát.

Tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan nh m cung cấp thêm thông tin cho giám sát. Ví dụ, Thƣờng trực HĐND và các Ban của HĐND huyện phải tham gia đầy đủ các cuộc họp của UBND huyện; yêu cầu các phòng, ban chuyên môn cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động... Có nhƣ vậy, cùng với nguồn thông tin khác (do nhân dân phản ánh, qua phƣơng tiện thông tin đại chúng...) HĐND huyện mới có đủ căn cứ xác định các đối tƣợng và nội dung cần tập trung giám sát. Hiệu lực và hiệu quả giám sát phụ thuộc rất lớn vào việc xử lý kịp thời, đầy đủ các kết luận, kiến nghị qua giám sát của Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND. Để đảm bảo cho việc xử lý các kiến nghị sau giám sát, Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND huyện cần thảo luận, trao đổi thẳng thắn những vấn đề cần kiến nghị qua giám sát với UBND huyện, trƣớc khi có kết luận chính thức. Từ đó sẽ tạo đƣợc sự thống nhất cao trong quá trình giải quyết kiến nghị sau giám sát. Bên cạnh đó, phải chủ động phối hợp với UBND chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các kiến nghị của HĐND.

Tăng cƣờng phối hợp với các chuyên gia về lĩnh vực đƣợc giám sát sẽ giúp cho HĐND nhìn nhận đánh giá một cách khách quan chính xác các vấn đề giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)