Chƣơng 2 : QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC THỜ CÚNG
2.3. Quy định của pháp luật về di chúc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng
2.3.2. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng
2.3.2.1. Người quản lý di sản thờ cúng được chỉ định trong di chúc
được giao giữ hương hỏa trong gia đình là người con trai trưởng, chỉ trong trường hợp gia đình không có con trai thì người giữ hương hỏa mới là con gái và có thể giao cho bất kỳ người con gái nào trong gia đình. Trải suốt chiều dài lịch sử, điều này được minh chứng qua thực tiễn xã hội và được pháp luật công nhận. Vị trí người con trai trưởng và ưu tiên quyền giữ hương hỏa cho người con trai trưởng được pháp luật phong kiến và pháp luật thực dân ghi nhận rõ nét nhất.
Tại Điều 389 Bộ Quốc triều Hình luật đã quy định:
Các quan đại thần cùng các quan viên cho đến thường dân, phàm con cháu, giữ việc phụng sự hương hỏa, thì không kể tuổi lớn nhỏ, phẩm trật cao thấp, phải theo lệ thường, ủy cho người con trai trưởng của vợ cả. Nếu người con cả chết trước, thì lấy người cháu trưởng; nếu không có người cháu trưởng, thì mới lấy người con thứ. Nếu người vợ cả không có con trai khác, thì mới chọn lấy người con nào tốt của vợ lẽ. Nếu người con trưởng, cháu trưởng có tật nặng hay hư hỏng, không thể giữ việc thờ cúng được, thì phải trình quan sở tại để chọn người khác thay. Nếu trái luật thì cho người trưởng họ được cáo tỏ ở các nha môn để tâu lên, sẽ khép vào tội bất hiếu bất mục trái bỏ điển lễ [32, tr.144].
Còn theo pháp luật nhà Nguyễn cũng đề cao vài trò tuyệt đối của người con trai trưởng, vai trò của người con gái hầu như không có bởi quan niệm “nữ nhi ngoại tộc” nên việc giữ hương hỏa đối với người trưởng nữ chỉ xảy ra trong trường hợp gia đình không có con trai, thậm chí không có cả cháu trai. Như vậy, có thể khẳng định pháp luật thời kỳ Nhà nước Phong kiến ưu tiên vị trí của người con trai trong gia đình, do chịu ảnh hưởng của chế độ phụ hệ, người con trai là người nối dõi dòng tộc, nên người con trai phải có trách nhiệm với gia đình hiện tại và với tổ tiên của mình. Việc thờ cúng ông bà, cha mẹ và tổ tiên đã mất phải ưu tiên dành quyền cho người con trai trưởng. Vai trò và vị trí của người con gái trong việc thờ cúng cha mẹ đã mất chỉ xảy ra khi trong gia đình không có con trai nối dõi mà thôi.
Do ảnh hưởng của pháp luật và lối sống thời kỳ Phong kiến mà các nhà làm luật thời kỳ thực dân – phong kiến khi xây dựng nên Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân
luật Trung kỳ đã đề cao vai trò của người con trai, đặc biệt là người con trai trưởng trong gia đình trong việc tiếp nhận và thực hiện việc thờ cúng. Tuy nhiên, vai trò của người con gái có phần được coi trọng hơn chút so với pháp luật Phong kiến, lúc này người con gái trưởng có quyền “đứng ăn hương hỏa để phụng tự”.
Khi Cách mạng tháng 8 thành công, dân tộc Việt Nam bước sang một trang sử mới, đánh dấu một thời kỳ độc lập, tự do. Nhờ trong gian lao kháng chiến chống thực dân pháp, dân tộc Việt Nam hiểu rõ hơn bất kỳ dân tộc nào khác trên thế giới rằng, quyền con người là quyền thiêng liêng và cao cả cần được tôn trọng và giữ gìn. Chính vì vậy, đã là con người thì ai cũng như ai, “ai cũng được bình đẳng... ai cũng được
học hành” (Hồ Chủ Tịch), già trẻ gái trai, không phân biệt giai cấp, tầng lớp hay màu
da đều có quyền được “mưu cầu hạnh phúc”. Do đó, ngay sau khi nước nhà được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950 quy định: “Vợ và chồng có địa vị bình đẳng trong gia đình” và “người đàn bà có chồng
có toàn năng lực về mặt hộ”. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp và được
thể chế hóa thành các điều luật cụ thể trong luật Hôn nhân và Gia đình sau này. Cũng chính vì vậy, khi đề cập đến di sản dùng vào việc thờ cúng, tại Pháp lệnh Thừa kế 1990 hay Bộ luật dân sự 1995 và thậm chí cả Bộ luật Dân sự hiện hành các nhà làm luật đều không có bất kỳ một quy định nào về việc “người giữ hương hỏa” phải là con trai trưởng hoặc theo xu hướng ưu tiên con trai mà lại để dành quyền này cho người lập di chúc. Bất kỳ là ai, con trai hay con gái, con dâu hay con rể, con trưởng hay con thứ hay người không có quan hệ huyết thống đi chăng nữa cũng có thể là người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng nếu được người để lại di sản lập di chúc định đoạt người đó quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.
Theo quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự hiện hành thì việc người lập chúc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng do một người quản lý và thực hiện việc thờ cúng. Khi thời điểm mở thừa kế xảy ra, những người thừa kế theo pháp luật hay theo di chúc của người để lại di sản thừa kế biết được rằng người được chỉ định quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì lúc này cần phân biệt hai trường
Thứ nhất: Nếu người lập di chúc biết được những hành vi của người đó đối với mình mà theo quy định của pháp luật người đó sẽ bị tước quyền hưởng di sản thừa kế nhưng người lập di chúc vẫn cho hưởng di sản thừa kế, thậm chí vẫn giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người này quản lý thì lúc này vẫn làm theo ý chí của người để lại di sản thừa kế.
Thứ hai: Trường hợp người lập di chúc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng
không biết người mà mình chỉ định quản lý di sản thờ cúng có những hành vi vi phạm pháp luật theo như quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự mà theo đó họ sẽ bị tước quyền hưởng di sản thừa kế thì những người thừa kế của người để lại di sản có quyền yêu cầu tòa án buộc người đã được chỉ định quản lý di sản thờ cúng giao lại phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho những người thừa kế khác của người để lại di sản. Bởi vì khi người này do có những hành vi trái đạo đức, đã bị tước quyền hưởng di sản thừa kế thì có nghĩa rằng người này không thể nằm trong diện thừa kế được nữa. Hơn nữa, một khi đã có những hành vi vi phạm đạo đức xã hội như vậy thì xét về mặt nhân phẩm, họ không đủ tư cách để thực hiện việc quản lý di sản thờ cúng, một việc làm mang tính thiêng liêng, có ý nghĩa tinh thần to lớn đối với cả một đại gia đình, một dòng họ. Do vậy, khi thuộc trường hợp nêu trên, những người thừa kế khác có quyền yêu cầu toà án tước quyền quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng để giao cho người thừa kế khác quản lý.
Như vậy, ngoài việc tôn trọng gần như tuyệt đối ý chỉ của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng giao cho một người cụ thể quản lý phần di sản đó thì ý chí của người lập di chúc trong việc chỉ định người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng bị hạn chế trong trường hợp tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự hiện hành như đã phân tích trên đây.
Một trường hợp đáng lưu ý nhất trong khi người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng được người lập di chúc chỉ định phải trực tiếp quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, nhưng tại thời điểm mở thừa kế, người này không sống ở Việt Nam nữa, do nhu cầu và điều kiện khách quan, họ không có điều kiện trực tiếp trông coi mồ mả ông bà, cha mẹ, tổ tiên được, cũng như không thể thường xuyên làm lễ cúng
Comment [B3]: Tại sao lại như vậy??? Người này là người quản lý di sản chứ có phải là người thừa kế đâu??? Điều 643 chỉ quy địnhvề việc không được quyền hưởng di sản thừa kế thôi.
vào các ngày giỗ được thì trường hợp này pháp luật cũng cần có sự dự liệu (người được chỉ định này không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005). Bởi, nếu như đã theo ý chỉ của người lập di chúc thì người được chỉ định này bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thờ cúng, nhưng do không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ đó thì người này có quyền cử người khác trong số những người thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật của người để lại di sản thờ cúng được hay không? Thông thường thì được nhưng sẽ trái với ý chí của người lập di chúc. Do pháp luật không quy định về người quản lý di sản thờ cúng thay thế, hoặc ấn định người thay thế trong di chúc nên nhiều trường hợp sẽ gây lúng túng trong việc thực hiện cử người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.
2.3.2.2. Người quản lý di sản thờ cúng không được chỉ định trong di chúc
Thông thường, khi lập di chúc để định đoạt phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì người để lại di sản thường chỉ định rõ người quản lý và sử dụng phần di sản thờ cúng đó. Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp người lập di chúc không chỉ định rõ người quản lý di sản thờ cúng thì lúc này người quản lý di sản thờ cúng sẽ do những đồng thừa kế của người để lại di sản cử ra. Theo đoạn 2 khoản 1 Điều 670 Bộ luật dân sự hiện hành đã quy định: “trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản
lý di sản thờ cúng”. Như vậy, trong trường hợp này, nếu người để lại di sản không
thể hiện ý chí giao phần di sản thờ cúng cho ai quản lý và thực hiện việc thờ cúng thì quyền quyết định lúc này sẽ được trao cho những người thừa kế của người để lại di sản. Việc xác định những người thừa kế của người để lại di sản cần phải được hiểu một cách tổng quát, bao gồm cả những người thừa kế theo di chúc và những người thừa kế theo pháp luật.
Trong trường hợp những người thừa kế theo pháp luật đồng thời là những người thừa kế theo di chúc thì họ được người lập di chúc ghi rõ tên, tuổi, vị trí trong quan hệ với người lập di chúc và những người này thống nhất cử ra một người trong số họ đứng ra quản lý di sản thờ cúng.
người thừa kế theo di chúc thì cần thiết phải có sự xác định chính xác những người thừa kế theo pháp luật là những người nào? Họ có đủ quyền để được tham gia cử người quản lý di sản thờ cúng hay không? Họ có đủ quyền để quản lý di sản thờ cúng hay không? Để xác định những người này là ai, pháp luật Dân sự hiện hành đã quy định về diện thừa kế và hàng thừa kế. Theo đó, diện thừa kế bao gồm tất cả những người theo quy định của pháp luật được hưởng di sản thừa kế của người để lại di sản, còn hàng thừa kề thì quy định về thứ tự người được nhận di sản thừa kế. Điều 676 Bộ luật dân sự hiện hành quy định có ba hàng thừa kế, bao gồm: Hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Về nguyên tắc, luôn luôn chia thừa kế cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất trước, chỉ khi những người ở hàng thừa kế này không còn ai do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng di sản thì những người ở hàng thừa kế thứ hai mới được chia di sản thừa kế, tương tự với hàng thừa kế thứ ba cũng vậy. Từ đó có thể thấy, nếu như những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất do rơi vào trường hợp bị truất quyền hưởng di sản thừa kế hay đã từ chối hưởng di sản thừa kế trước đó rồi thì đương nhiên sẽ không có quyền tham gia vào việc cử người quản lý di sản thờ cúng hoặc là người trực tiếp quản lý di sản thờ cúng được. Bởi lẽ họ đã mất quyền hưởng di sản thừa kế hoặc tự mình từ chối quyền hưởng di sản thừa kế thì đương nhiên cũng mất quyền tham gia giải quyết những việc về thừa kế nói chung và chọn cử người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng nói riêng. Do truyền thống thờ cúng tổ tiên là một đạo lý uống nước nhớ nguồn, việc thờ cúng tổ tiên là nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao sinh thành, nuôi nấng của tổ tiên, ông bà, cha mẹ bởi thế với những người đã có những hành vi vi phạm pháp luật đã bị
mất quyền hưởng di sản thừa kế, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế do có những hành vi vô đạo đức như vậy nên những người này không thể tham gia vào cuộc họp bàn cử người quản lý di sản thờ cúng được.
Khi đã xác định được những ai thuộc diện được tham gia vào cuộc họp bàn cử người quản lý di sản thờ cúng thì vấn đề xác định một người như thế nào thì đáp ứng đủ điều kiện để đứng ra quản lý di sản thờ cúng, vấn đề này pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể. Tuy nhiên, dựa theo các quy định của pháp luật, đặc biệt là Điều 670 và Điều 676 Bộ luật dân sự hiện hành cùng những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy, người được giao quản lý di sản thờ cúng là người được chọn trong số những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người ở hàng thừa kế thứ nhất trước, trong trường hợp người ở hàng thừa kế thứ nhất thuộc các trường hợp bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì người đó không thể được giao quản lý di sản thờ cúng được. Như vậy, người không thuộc trường hợp nói trên thì có thể được giao quản lý di sản thờ cúng. Tuy nhiên, trường hợp này cũng cần đặt ra vấn đề nếu những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất mà bị truất quyền hưởng di sản do thuộc trường hợp bị tước quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật thì không thuộc trường hợp được giao quản lý di sản thờ cúng, nhưng con của họ đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, thậm chí có đầy đủ các điều kiện về mặt kinh tế, sự gần gũi … thì có được giao quản lý di sản thờ cúng không? Xem xét đến vấn đề đạo đức và tập quán thờ cúng tổ tiên có thể thấy, việc thờ cúng tổ tiên là hình thức nhằm bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn công sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ, ngoài ra truyền thống thờ cúng tổ tiên còn nhằm củng cố tình cảm, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, vì thế