Chƣơng 2 : QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC THỜ CÚNG
2.3. Quy định của pháp luật về di chúc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng
2.3.4. Căn cứ thay đổi người quản lý di sản thờ cúng và người có quyền yêu
yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng
Trước hết, về căn cứ thay đổi người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng cũng chính là căn cứ để chấm dứt sự quản lý di sản thờ cúng của người đang trực tiếp quản lý di sản thờ cúng. Ở đây có hai vấn đề cần xác định, đó là: Người quản lý di sản thờ cúng được chỉ định trong di chúc và người quản lý di sản thờ cúng do những người thừa kế của người để lại di sản thờ cúng chỉ định quản lý di sản thờ cúng.
Thứ nhất: Về người quản lý di sản thờ cúng được chỉ định trong di chúc.
Theo quy định của pháp luật, chưa có bất kỳ một quy định cụ thể nào làm căn cứ chấm dứt quyền quản lý di sản thờ cúng của người được chỉ định trong di chúc. Thờ cúng tổ tiên là một việc làm mang tính chất tinh thần, tâm linh nhằm bày tỏ lòng thành kính trước tổ tiên, những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng. Một khi, dù người đang quản lý di sản thờ cúng được chỉ định rõ trong di chúc nhưng khi không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thờ cúng theo di chúc, hoặc theo sự thỏa thuận của những người thừa kế khác thì nhất thiết phải có sự thay đổi để người khác có điều kiện hơn, có cái “Tâm” hơn thực hiện việc báo hiếu đó.
Thứ hai: Về người quản lý di sản thờ cúng do những người thừa kế thỏa
thuận chỉ định ra. Theo quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự hiện hành thì: “nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế, thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào
việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng” [19]. Cũng giống như trường
hợp trên, pháp luật không có quy định chỉ ra những căn cứ để thay đổi người quản lý di sản thờ cúng. Cũng giống như trường hợp pháp luật không có quy định về
quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng, pháp luật không quy định căn cứ để thay đổi người quản lý di sản thờ cúng mà lại dành quyền đó cho người lập di chúc và những người thừa kế của người đó quyết định việc thay đổi ấy. Như vậy, cần phải căn cứ vào nội dung của di chúc và bản thỏa thuận của những người thừa kế của người để lại di sản thừa kế làm cơ sở để xác định khi nào thì được quyền yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng. Nhưng trong trường hợp, người để lại di sản thừa kế có lập di chúc nhưng trong nội dung của di chúc chỉ nói rõ ai là người được quản lý di sản thờ cúng mà không chỉ rõ họ có quyền và nghĩa vụ gì trong việc quản lý di sản thờ cúng hay nói cách khác trong nội dung của di chúc không thể xác định được căn cứ để làm thay đổi người quản lý di sản thờ cúng. Lúc này, cần phải có một tiêu chí cụ thể để đánh giá công việc quản lý di sản thờ cúng của người đã được chỉ định làm căn cứ thay đổi khi có yêu cầu thay đổi. Thông thường, việc thờ cúng tổ tiên, thờ cúng người đã mất thường được thực hiện theo phong tục, lề thói địa phương và hầu như người chết được cúng giỗ vào đúng ngày của tháng trong năm mà người đó chết, năm nào cũng phải cúng giỗ người đó vào đúng ngày của tháng đó, ngoài ra, người chết còn được cúng và ngày mồng một, ngày rằm hàng tháng (tính theo âm lịch), vào các ngày tiết Thanh Minh, ngày Tảo Mộ hàng năm, ngày tết Đoan Ngọ, ngày lễ Vu Lan báo hiếu, thậm chí có vùng còn cúng tổ tiên cả ngày 23 tháng chạp – ngày Táo quân lên Trời... Như vậy, để xác định căn cứ yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng thì phải dựa vào hoạt động thờ cúng của người đó có được thực hiện đúng theo lề thói địa phương hay không? Có bỏ bê việc cúng giỗ vào ngày người đó mất trong tháng của năm đó hay không? Người đảm nhận việc quản lý di sản thờ cúng có thực hiện đúng việc cúng giỗ người để lại di sản thờ cúng hay không, nếu người này chểnh mảng việc chăm sóc mộ phần, hương khói, cúng giỗ người để lại di sản thờ cúng trong vòng ít nhất một năm thì có thể coi là căn cứ để yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng rồi. Tuy nhiên, trường hợp này có nên ngoại trừ việc người được chỉ định quản lý di sản thờ cúng cả trong di chúc, lẫn trong thỏa thuận của những người thừa kế, do bận công tác nước ngoài, phải xa vắng nơi đang có di sản thờ cúng dần đến trường hợp không quản lý được
hết phần di sản, bỏ bê, không chăm sóc mộ phần, hương khói cho người để lại di sản thờ cúng trong quá trình xa nhà ấy thì có bị coi là căn cứ để có yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng hay không? Ngoại trừ trường hợp có sự biến pháp lý dẫn đến việc người đang quản lý di sản thờ cúng bị mất tích tạm thời, hay bị mất trí nhớ tạm thời thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng. Như vậy, có thể thấy, vấn đề căn cứ thay đổi người quản lý di sản thờ cúng còn có rất nhiều vấn đề mà pháp luật cần có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn.
Khi tìm hiểu những quy định của Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ về căn cứ thay đổi người quản lý di sản thờ cúng, có thể thấy pháp luật thời kỳ này đều có những quy đinh rất cụ thể và rõ ràng về căn cứ thay đổi người quản lý di sản thờ cúng. Đó là tại các Điều 420 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều 429 Bộ dân luật Trung kỳ, những căn cứ đó bao gồm: 1- Người thờ cúng bỏ hẳn việc thờ cúng; 2- Không có duyên cớ chính đáng mà quá lười biếng về trách nhiệm phụng tự; 3- Bất
hiếu; 4- Đạo mại của hương hỏa; 5- Bị án về tội đại hình. Có thể nhận thấy những
căn cứ trên hoàn toàn phù hợp trong thực tế đời sống thời thực dân phong kiến và kể cả đời sống của xã hội Việt Nam hiện nay, nên chăng chúng ta cần kế thừa những quy định đó trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự 2005 tới đây.
Về vấn đề người có quyền yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng thì Bộ luật dân sự năm 2005 tại Điều 670 đã xác định rõ, đó là “những người thừa kế”
nghĩa là bao gồm cả những người thừa kế theo pháp luật và những người thừa kế theo di chúc (về những người thừa kế đã được phân tích tại tiểu mục 2.3.2.2). Những người này do có quan hệ huyết thống trực hệ, quan hệ nuôi dưỡng nên đương nhiên họ có quyền yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng khi người đang trực tiếp quản lý di sản thờ cúng không thực hiện đúng theo di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng đó. Hơn nữa, trong trường hợp xác định người có quyền yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng này cũng cần phải chú ý đến trường hợp các hàng thừa kế như theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, nghĩa là ưu tiên hàng thừa kế thứ nhất trước, chỉ khi người ở
hàng thừa kế thứ nhất bị truất quyền hưởng di sản thừa kế, do chết, không còn ai nữa thì mới tính đến những người ở hàng thừa kế thứ hai, chứ không có chuyện tất cả mọi người ở cả ba hàng thừa kế theo pháp luật đều là những người có quyền yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng được.