Chƣơng 2 : QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC THỜ CÚNG
2.3. Quy định của pháp luật về di chúc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng
2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng
Việc xác định quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng là một vấn đề quan trọng bởi nó là cơ sở để giải quyết những tranh chấp về di sản thờ cúng. Cũng từ việc quy định về quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng mà có thể xác định được hoạt động thờ cúng người để lại di sản có được thực hiện trên thực tế hay không? hay có làm đúng theo di nguyện của người để lại di sản hay không? Ngoài ra việc xác định quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng còn là cơ sở để có yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng trên thực tế. Tuy nhiên, Điều 670 Bộ luật dân sự hiện hành đã không chỉ ra người quản lý di sản
những quy định mang tính chung chung, và phần lớn dành quyền cho những người thừa kế của người để lại di sản quyết định các vấn đề liên quan đến người quản lý di sản thờ cúng: “nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế, thì những người thừa kế có quyền giao
phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”. Như vậy,
có thể thấy quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng là một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết những tranh chấp liên quan đến di sản thờ cúng, nhưng điều này lại không được pháp luật dân sự hiện hành quy định rõ ràng mà lại trao hết quyền cho những người thừa kế của người để lại di sản tự thỏa thuận trao quyền và nghĩa vụ gì cho người quản lý di sản thờ cúng. Nói như vậy, không có nghĩa rằng những người thừa kế của người để lại di sản thờ cúng có thể thỏa thuận bất kỳ điều gì để trao quyền cho người quản lý di sản thờ cúng đó mà những sự thỏa thuận ấy phải nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép và những quy phạm đạo đức hay những chuẩn mực đạo lý chung đã được cả xã hội thừa nhận. Đặt trong trường hợp khi có tranh chấp xảy ra, việc giải quyết nó cần phải có một cơ chế phù hợp đó là Tòa án nhưng để Tòa án đưa ra được phán quyết của mình cũng phải dựa vào những tiêu chí đã được cả xã hội thừa nhận và pháp luật quy định. Nói cách khác, Tòa án phải xem xét người thờ cúng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chưa? Đã được hưởng đầy đủ quyền lợi hay chưa? Hưởng quyền lợi đó như thế nào? Chứ không phải khi có yêu cầu của một bên là có thể giải quyết để thay đổi người quản lý di sản thờ cúng được. Việc nhà làm luật không xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng là chưa đầy đủ và không phù hợp với thực tế bởi lẽ nghĩa vụ thờ cúng là nghĩa vụ mang tính ý thức, tinh thần nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ, nhưng để thực hiện được việc thờ cúng đó thì đòi hỏi người thực hiện việc thờ cúng phải bỏ ra không chỉ là công sức mà còn cả những chi phí vật chất, những lợi ích vật chất nhất định để thực hiện việc cúng giỗ nữa, vì thế họ phải được hưởng một quyền lợi nhất định nào đó để phục hồi sức lực cũng như những chi phí vật chất đã bỏ ra khi thực hiện nghĩa vụ thờ cúng.
giải quyết vấn đề thời gian, công sức, chi phí vật chất bỏ ra để thực hiện việc quả lý di sản thờ cúng đó. Bởi trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một con người nói chung không phải chỉ sống dựa vào một nguồn thu nhập nhất định và đặc biệt với người quản lý di sản thờ cúng là bất động sản, là hoa màu trồng trên bất động sản (trường hợp hoa màu, cây ngắn ngày do người quản lý trực tiếp bỏ công sức ra trồng trọt, chăm bón trên diện tích bất động sản dùng để thờ cúng theo ý chí của người để lại di sản thờ cúng), họ không chỉ dựa vào nguồn thu duy nhất đó để nuôi sống bản thân và gia đình được mà họ còn phải có những công việc khác mà không trực tiếp sử dụng đến phần di sản thờ cúng để phát sinh ra thu nhập ấy. Do đó, khi có vấn đề yêu cầu phải sửa chữa di sản thờ cúng như nhà thờ hay xây mới nhà thờ thì họ cũng cần phải bỏ ra những khoản vật chất nhất định mà có thể nguồn thu từ lợi tức phát sinh do di sản thờ cúng mang lại không đủ... Hơn nữa, cuộc sống là luôn luôn biến đổi, những nguồn thu nhập không xuất phát từ di sản thờ cúng mang lại đôi khi không có sự ổn định, bởi vậy, cần phải có một đảm bảo vật chất nhất định dành cho công sức của người đó bỏ ra để duy trì việc quản lý di sản thờ cúng. Chính bởi những lý do xuất phát từ thực tế cuộc sống nói trên, yêu cầu cần thiết phải có một quy định cụ thể về quyền của người quản lý di sản thờ cúng.
Xem xét đến nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng cũng chính là cơ sở để xác định từ đó người quản lý di sản thờ cúng được hưởng những lợi ích nhất định nào, hay được quyền gì khi thực hiện việc quản lý di sản thờ cúng đó. Trên thực tế, không phải bao giờ người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng cũng quy định rõ ràng những quyền hay nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng cần phải làm những việc gì hay không được làm những việc gì, làm việc đó như thế nào, trong hoàn cảnh nào, thời gian nào... hay cũng không quy định hoặc không thể yêu cầu người quản lý di sản thờ cúng phải sắm sang những lễ vật gì để dâng lên cũng giỗ tổ tiên và cũng giỗ mình. Thông thường, việc cúng giỗ người chết thường được thực hiện bởi con cháu của người đó. Ngày cúng giỗ cũng được xác định vào một ngày cụ thể, đó là ngày trong tháng mà người đó đã chết cách đó một năm, hai năm, ba năm hay nhiều hơn thế nữa. Việc thờ cúng thường được thực hiện theo nghi lễ
chung của địa phương, thường là vào ngày đầu tuần kể từ ngày người đó qua đời, thờ cúng vào ngày rằm, mùng một, ngày tiết Thanh Minh, ngày Vu Lan báo hiếu... Cách thức thờ cúng có bàn thờ tổ tiên, gia đình nào giàu có thì có thể lập một từ đường riêng mà không thuộc từ đường của dòng họ, trong từ đường đó có đủ bộ câu đối, tranh trêu, bộ ngũ đỉnh bằng đồng.... được đặt trên ban thờ lớn thường gọi là án giang và tranh thì được treo trên tường... Còn gia đình nào nghèo thì cũng phải có bàn thờ, bát hương và vào những ngày làm cúng giỗ cũng phải sắm đủ mâm cỗ mặn cũng hoa quả và tiền vàng cúng giỗ tổ tiên và người chết. Tất cả những công việc sắm sang đó là những nhu cầu cần thiết tối thiểu nhất theo lễ tục địa phương và gần như là phổ cập khắp cả nước Việt Nam mà người thực hiện việc thờ cúng phải làm được.
Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp người lập di chúc sẽ ghi cụ thể và rõ ràng trong di chúc về việc người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng phải thực hiện những nghĩa vụ cụ thể như: Phải làm giỗ hàng năm vào đúng ngày người đó mất trong tháng đó; ngoài ngày giỗ còn phải làm mâm cúng vào các ngày tuần tiết, sóc vọng, ngày lễ Vu Lan báo hiếu, ngày cúng tất niên, cúng năm mới và trên bàn thờ phải bày mâm cúng bao gồm những lễ vật cụ thể như xôi, gà luộc và hoa quả. Hàng năm cần phải tu sửa mồ mả, nhà thờ như thế nào, hay dự liệu việc tu sửa không được vượt quá lợi tức thu được từ di sản thờ cúng để lại… Nếu người quản lý di sản vi phạm một trong những trường hợp mà người để lại di sản thờ cúng đã nêu rõ trong di chúc thì sẽ bị thay thế bằng người khác quản lý, người này có thể sẽ được người lập di chúc dự liệu sẵn trong di chúc, cũng có thể được những đồng thừa kế khác cử ra thực hiện việc thờ cúng.
Như vậy, có thể nói về hình thức thờ cúng người chết như thế nào, điều này pháp luật không thể quy định và không quy định là đúng. Tuy nhiên, việc xác định quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng thì pháp luật cần phải có những quy định rõ ràng và cụ thể hơn nhằm giải quyết những trường hợp tranh chấp có thể xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp này để làm cơ sở giải quyết yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng.
trong luật cổ cho thấy. Trong Bộ luật Hồng Đức, do xuất phát từ chữ Hiếu mà pháp luật quy định thờ cúng tổ tiên, thờ cúng người đã chết là ông bà, cha mẹ là một nhiệm vụ bắt buộc. Chính vì thế mà việc quy định quyền của người giữ hương hỏa hầu như không có mà thay vào đó, việc quy định về nghĩa vụ của người giữ hương hỏa có phần rõ nét hơn, đó là việc pháp luật nhà Lê đã quy định hàng loạt cách thức, thời gian để tang khi người thân mất, đó là “Biểu đồ để tang chín bậc họ nội: “1- Kỵ tổ ông kỵ tổ bà: Để tang Tự thôi 3 tháng. 2- Cụ tổ ông cụ tổ bà: Để tang Tự thôi 5
tháng...3- Cha mẹ để tang Trảm thôi 3 năm, có chống gậy”... [32, tr.25-26]. Ngoài
ra, để đảm bảo cho việc thờ cúng được tiến hành trên thực tế, Bộ luật Hồng Đức còn quy định về tội Bất hiếu và coi đó là một trong mười tội ác: “Bất hiếu, là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường; nghe thấy tang ông bà cha mẹ mà
giấu, không cử ai (tổ chức tang lễ); nói dối là ông bà cha mẹ chết” [32, tr.37]. Trong
Bộ luật Gia Long cũng có những quy định tương tự như Bộ Quốc triều hình luật. Tiến bộ hơn hai bộ luật thời kỳ Phong kiến, Bộ dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật, các nhà làm luật đã xây dựng các quy phạm pháp luật trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người giữ hương hỏa, như tại Điều 422 Bộ dân luật Bắc kỳ có quy định: “người ăn hương hỏa được hưởng lợi về tài sản hương hỏa, được thu hoa lợi tự nhiên và hoa lợi về hộ luật do của hương hỏa sinh ra; và
phải hưởng thụ của hương hỏa như người chủ nhà giữ gìn của nhà mình vậy”. Về
nghĩa vụ người giữ hương hỏa, Điều 427 có quy định:
Người ăn hương hỏa phải làm những việc sửa sang thường. Lại phải làm cả những việc sửa sang lớn, nhưng chỉ chiểu theo số lợi tức mình được hưởng sau khi đã trừ đi số tiền chi tiêu mình phải chịu về việc phụng tự mà thôi. Khi lợi tức hương hỏa không đủ chi có thể xin hội đồng gia tộc bổ cấp cho. Phạm vật kiến trúc lâu dài đổ nát, hoặc bị sự ngẫu nhiên phá hủy, thì người ăn hương hỏa không bắt buộc phải làm lại. Thậm chí, pháp luật thời kỳ này còn chỉ rõ quyền của người ăn hương hỏa tại Điều 429 như sau: “Người ăn hương hỏa phải lấy lợi tức của hương hỏa và chiểu
theo hạn số lợi tức ấy mà chi mọi khoản phí tổn về việc phụng tự cùng việc coi giữ phần mộ. Người ăn hương hỏa được lấy một phần trong lợi tức ấy để chi tiêu cho
mình”... Trong Bộ luật Trung kỳ cũng quy định tương tự tại các Điều 431, Điều
436, Điều 437 và Điều 438. Như vậy, trong quá trình pháp điển hóa Bộ luật dân sự tới đây, những quy định về việc xác định quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng (người ăn hương hỏa theo luật cổ) cần phải được xem xét kế thừa.