Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong trƣờng

Một phần của tài liệu TRƯỜNG đại học QUỐC GIA hà nội (Trang 81 - 82)

Chƣơng 2 : QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC THỜ CÚNG

2.4. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong trƣờng

tài sản là di sản dùng vào việc thờ cúng gây thiệt hại

Có thể nhận đấy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp tài sản là di sản dùng vào việc thờ cúng gây thiệt hại là một vấn đề hết sức quan trọng và cần được pháp luật có sự điều chỉnh hợp lý để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Theo quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng Điều 670 Bộ luật dân sự hiện hành thì vấn đề xác định chủ sở hữu của di sản dùng vào việc thờ cúng hiện đang bỏ ngỏ, hay nói cách khác, chủ sở hữu của di sản thờ cúng theo pháp luật hiện hành là không có. Pháp luật dân sự hiện hành chỉ quy định về người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng được chỉ ra từ những người thừa kế của người lập di chúc hoặc là người được chỉ định trong di chúc mà không quy định về người có quyền sở hữu di sản dùng vào việc thờ cúng. Điều này có nghĩa là, người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ có quyền quản lý và sử dụng phần di sản dùng vào việc thờ cúng mà thôi, người quản lý không có quyền định đoạt di sản dùng vào việc thờ cúng. Chính điều này gây khó khăn trong quá trình giải quyết những tranh chấp liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng, đặc biệt là trường hợp di sản dùng vào việc thờ cúng là những tài sản như cây cối, nhà cửa, xe cộ (nguồn nguy hiểm cao độ)... gây thiệt hại. Trong trường hợp tài sản dùng vào việc thờ cúng là xe cộ (nguồn nguy hiểm cao độ) gây thiệt hại thì theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005, chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao cho sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra. Trong trường

hợp, tài sản là di sản dùng vào việc thờ cúng là cây cổ thụ đã đổ, gãy gây thiệt hại thì việc bồi thường thiệt hại sẽ giải quyết như thế nào? Theo quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng tại Điều 670 Bộ luật dân sự thì không có giải pháp, bởi vì, theo Điều 626 quy định: “Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc

do sự kiện bất khả kháng”. Như vậy, chỉ khi do lỗi của người bị thiệt hại và khi có

sự kiện bất khả kháng gây ra thì chủ sở hữu mới không phải bồi thường thiệt hại, còn các trường hợp khác thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Vấn đề ở đây là cây cổ thụ là di sản dùng vào việc thờ cúng đổ, gẫy gây thiệt hại cho người thứ ba thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại này, trong khi không xác định được chủ sở hữu của di sản dùng vào việc thờ cúng là cây cổ thụ đó? Khi nghiên cứu các quy định về “hương hỏa” - di sản dùng vào việc thờ cúng tại Điều thứ 412 Bộ dân luật Bắc kỳ và điều thứ 419 Bộ dân luật Trung kỳ cho thấy, cả hai bộ luật này, các nhà làm luật đã đưa ra một tổ chức gọi là “Hội đồng gia tộc” hay “Hội đồng thân thuộc”. Trong nhiều trường hợp, Hội đồng này có vai trò quan trọng trong việc quyết định người thờ cúng cũng như sự tồn tại của di sản thờ cúng hay lợi tức thu được từ nguồn di sản thờ cúng. Do vậy, để giải quyết được vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản là di sản dùng vào việc thờ cúng gây thiệt hại, chúng ta nên học tập kinh nghiệm của các nhà làm luật thời kỳ trước đó. Nên chăng cần quy định rõ về chủ sở hữu đối với di sản thờ cúng, hay quy định một thiết chế riêng giống như “Hội đồng gia tộc” hay “Hội đồng thân thuộc” đại diện cho những người thừa kế hay quy định riêng trường hợp người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản là di sản thờ cúng gây thiệt hại cho người thứ ba. Kèm theo đó cũng quy định rõ cách thức bồi thường thiệt hại đó như thế nào, ví dụ như người quản lý được phép bán một phần hay lấy phần hưởng của hoa lợi, lợi tức thu được từ phần di sản thờ cúng để bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG đại học QUỐC GIA hà nội (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)