Một số vấn đề liên quan đến sở hữu di sản dùng vào việc thờ cúng

Một phần của tài liệu TRƯỜNG đại học QUỐC GIA hà nội (Trang 82 - 87)

Chƣơng 2 : QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC THỜ CÚNG

2.5. Một số vấn đề liên quan đến sở hữu di sản dùng vào việc thờ cúng

di sản dùng vào việc thờ cúng. Điều này đã gây ra một số những bất cập nhất định trong thực tế, bởi có những vấn đề nảy sinh trong chính những thiếu sót này của pháp luật gây ra những khó khăn rất lớn trong quá trình giải quyết những tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng. Có thể kể đến một số trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất: Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng muốn

chiếm đoạt tài sản đó. Đây chính là một vấn đề trên thực tế thường gặp phải, khi mà giá trị về tài sản ngày càng cao, đặc biệt là những tài sản có giá trị lớn như bất động sản thì việc có những mưu đồ chiếm đoạt làm của riêng của một bộ phận không ít người là không thể phủ nhận. Đã có rất nhiều trường hợp, người đang quản lý di sản thờ cúng tìm mọi cách để được cấp giấy chứng nhận quyền sở dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, mà về bản chất, những tài sản này đều là di sản do người lập di chúc để lại dùng vào việc thờ cúng. Khi mưu đồ của họ đã thực hiện được thành công trên thực tế bằng cách này hay cách khác thì lúc đó những người thừa kế khác mới biết chuyện và đâm đơn kiện thì sự việc càng trở nên phức tạp. Chính vì vậy, để tránh những rắc rối phải giải quyết về sau, pháp luật cần có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, việc kiểm soát này có thể không chỉ dành riêng cho những người thừa kế khác hoặc chúng ta tăng cường việc kiểm soát bằng cách quy định thêm về quyền sở hữu đối với di sản thờ cúng?

Trường hợp thứ hai: Người quản lý hợp pháp di sản thờ cúng có quyền sở

hữu di sản thờ cúng. Theo quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 thì:

“Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết, thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số

những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật” [19]. Như vậy, có thể thấy rằng,

người quản lý di sản thờ cúng sẽ được quyền xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản dùng vào việc thờ cúng khi thỏa mãn hai điều kiện mà pháp luật quy định, đó là: - Tất cả những người thừa kế theo di chúc phải đều đã chết hết; - Người đang quản lý di sản thờ cúng đó phải nằm trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Như vậy, chỉ riêng trường hợp này pháp luật quy định về quyền sở hữu đối với di sản dùng vào việc thờ cúng, nhưng muốn xác lập quyền sở hữu của mình đối với

được hai điều kiện nêu trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện nêu trên đều không được pháp luật công nhận. Chính vì vậy, trường hợp người đang quản lý hợp pháp di sản đó không phải là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật, trong khi tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết hết thì người đó cũng không có quyền được xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản thờ cúng đó. Tuy nhiên, trường hợp này pháp luật không dự liệu trước tình huống, tất cả những người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật đều chết hết thì phần di sản thờ cúng đó sẽ thuộc về ai? Do ai quản lý và ai được quyền chiếm đoạt nó. Trực tế trường hợp này không nhiều, nhưng không phải là không có. Nên chăng pháp luật cũng cần có những quy định thêm về vấn đề này.

Trường hợp thứ ba: Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì di sản

dùng vào việc thờ cúng chỉ tồn tại trong phạm vi một đời mà không có những quy định về kế tiếp người quản lý di sản thờ cúng, vậy nên khi hết một đời thì phần di sản đó sẽ thuộc về ai? Và ai sẽ là người tiếp tục thực hiện việc thờ cúng đó? Ví dụ, Cụ L và bà H có ba con là ông A, bà Q và ông T, sinh thời cụ L và bà H đã tạo lập được một số tài sản có giá trị, các cụ cũng lo đầy đủ cho bà Q và ông T, riêng ông A là con trai trưởng nên được sống cùng các cụ. Khi chết các cụ không để lại di chúc, vì ông A là con trưởng nên ông A đã đứng ra lo liệu việc mai táng cho các cụ, đồng thời là người trực tiếp thờ cúng các cụ trên mảnh đất 200m2 và ngôi nhà ba tầng, thời điểm này bà Q và ông T không phản đối gì. Ông A có vợ là bà B và có duy nhất một con trai là C, ông A và bà B có lập di chúc chung của vợ chồng, trong đó có để lại phần di sản cho C dùng vào việc thờ cúng là toàn bộ mảnh đất 200m2 và ngôi nhà 3 tầng. Khi A và B chết, C thực hiện theo đúng di chúc. Anh C có vợ là D và hai con là E và F. Khi C chết không để lại di chúc, vậy phần di sản dùng vào việc thờ cúng mà A và B để lại sẽ thuộc quyền sở hữu của ai? Thông thường trên thực tế, trường hợp này thường giải quyết theo tập quán mà ít có tranh chấp, có nghĩa là tập quán có sự truyền tiếp nhau về những thế hệ có trách nhiệm thờ cúng ông bà, tổ tiên. Do vậy, nếu C chết không để lại di chúc thì vợ C là D hoặc một trong hai đứa con của C sẽ là người đứng ra quản lý phần di sản mà ông bà A, B đã để lại và thờ cúng cả cụ L và cụ H, ông A, bà B và anh C. Tuy nhiên, trong trường hợp, ngôi nhà

kia là mặt phố, lại là trung tâm thành phố lớn, thời điểm ông A và bà B xác lập quyền sở hữu và sử dụng phần đất và nhà nói trên giá trị còn thấp nhưng đến nay nó lại có giá trị kinh tế rất cao, thì lúc này những người anh em của A là bà Q và ông T có thể sẽ nảy sinh ý định chiếm đoạt ngôi nhà và mảnh đất nên đòi chia thừa kế vì cho rằng đây là tài sản của cụ L và cụ H để lại thì trường hợp này pháp luật sẽ giải quyết như thế nào? Pháp luật nên có những quy định tiếp nối người quản lý di sản thờ cúng sẽ phù hợp với thực tế đời sống hơn.

Trường hợp thứ tư: Di sản dùng vào việc thờ cúng bị đem cầm cố, thế chấp.

Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu tài sản mới là người có quyền đem tài sản đi cầm cố, thế chấp. Tuy nhiên, do di sản dùng vào việc thờ cúng không xác định chủ sở hữu là ai nên tuyệt đối không thể đem cầm cố, thế chấp được. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng đem tài sản này đi cầm cố, thế chấp hoặc do có những nhu cầu về sửa chữa, tu bổ lại di sản thờ cúng mà phải đem cầm cố, thế chấp. Trường hợp người quản lý di sản thờ cúng tìm mọi cách để lừa dối bên thứ ba nhằm cầm cố, thế chấp di sản dùng vào việc thờ cúng mà người nhận cầm cố, thế chấp không thể biết tài sản đó là di sản dùng vào việc thờ cúng trên thực tế là có thật, mặc dù rất ít. Ví dụ trường hợp ông A có 1 con trai duy nhất là B, khi A chết có lập di chúc để lại nhà cửa, đất đai cho B làm nơi thờ cúng A. B đã tìm mọi cách đem nhà đất đi cầm cố cho C để vay 2 tỷ đồng. Đến hạn trả nợ, B không có khả năng thanh toán, C khởi kiện lên tòa án. Lúc này, sau khi xem xét các chứng cứ, tòa án xác định nhà cửa, đất đai mà B cầm cố cho C là di sản dùng vào việc thờ cúng, B không có quyền đem đi cầm cố, thế chấp. Hợp đồng giao dịch giữa B và C vô hiệu, hai bên phải hoàn trả lại tình trạng ban đầu, tuy nhiên vấn đề đặt ra, lúc này C trả nhà cho B theo bản án là hoàn toàn thực hiện được, nhưng tiền B vay của C thì không còn, và C lâm vào cảnh không có khả năng thanh toán được nữa. Như vậy, người thiệt vẫn là B, người nhận cầm cố, thế chấp di sản dùng vào việc thờ cúng. Trường hợp thứ hai, khi nhà thờ họ, nhà thờ tổ xuống cấp, yêu cầu cấp bách của các thành viên là cần xây mới hoặc tu sửa nhà thờ họ, nhà thờ tổ, nhưng kinh phí xây mới hay tu sửa là không có, hoặc thiếu rất nhiều mặc dù các thành viên trong họ, trong gia đình đã đóng góp. Lúc này, cần thiết phải có một

phương án giải quyết, theo quy định của Luật cổ, nhà làm luật đã giao quyền này cho Hội đồng gia tộc hay Hội đồng thân thuộc có quyền quyết định việc đem tài sản là di sản dùng vào việc thờ cúng đi cầm cố, thế chấp để thực hiện việc xây mới hay tu sửa nhà thờ họ, nhà thờ tổ. Đây, chính là một giải pháp rất hay mà trong quá trình pháp điển hóa pháp luật tới đây, chúng ta nên học tập kinh nghiệm này.

Trường hợp thứ năm: Di sản dùng vào việc thờ cúng do những người thừa kế

lập nên. Theo quy định của pháp luật hiện hành, di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ được hình thành từ một con đường duy nhất, đó là con đường di chúc. Nghĩa là, pháp luật chỉ công nhận việc để lại di sản thờ cúng phải được lập bằng di chúc mà tuyệt nhiên không công nhận những con đường khác hình thành di sản thờ cúng. Trên thực tế, xảy ra rất nhiều trường hợp người lập di chúc phân chia di sản của mình cho các con, các cháu và không đề cập gì đến phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Nhưng, khi mở thừa kế, các đồng thừa kế theo pháp luật và theo di chúc đều nhất trí để lại những phần di sản mà mình được nhận theo di chúc (hoặc theo pháp luật) làm di sản thờ cúng người đã mất là có. Vậy, trường hợp này, pháp luật cũng nên công nhận thỏa thuận của những người thừa kế này. Tuy nhiên, có một mâu thuẫn, nếu như công nhận thì sẽ phù hợp với ý chí của những đồng thừa kế kia nhưng tài sản đó công nhận là di sản dùng vào việc thờ cúng thì lại không xác lập được quyền sở hữu cho bất kỳ thành viên nào trong số những đồng thừa kế đó bởi theo quy định, di sản dùng vào việc thờ cúng không có chủ sở hữu. Nhưng nếu pháp luật không công nhận ý chí của các đồng thừa kế nêu trên thì lại bỏ sót một thực tế trong đời sống mà vấn đề này cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến việc sở hữu di sản dùng vào việc thờ cúng, thiết nghĩ pháp luật cần quy định cụ thể và rõ ràng hơn về quyền sở hữu đối với di sản dùng vào việc thờ cúng để tránh trường hợp khi phát sinh tranh chấp thì không có quy định nào để áp dụng giải quyết hoặc pháp luật không có tiền lệ, bởi cứ có tranh chấp giữa các đương sự liên quan đến sở hữu di sản dùng vào việc thờ cúng thì lại bị tòa án trả hồ sơ vì không đúng yêu cầu khởi kiện hoặc pháp luật không có quy định giải quyết.

Chương 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN

Một phần của tài liệu TRƯỜNG đại học QUỐC GIA hà nội (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)