3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cƣỡng chế tài sản là quyền
3.2.3. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hữu quan
Nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp.
Để hoạt động thi hành án dân sự nói chung và cưỡng chế quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nói riêng đạt hiệu quả cần có sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy Đảng và UBND các cấp, các ban, ngành địa phương phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết dứt điểm những vụ việc có tính chất phức tạp, khó khăn, vướng mắc, đồng thời hạn chế thấp nhất những vụ việc tái chiếm lại tài sản sau cưỡng chế, chuyển giao. Hàng năm, chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện cần có văn bản chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và UBND các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thi hành án dân sự.
Để tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc nâng cao chất lượng công tác thi hành án dân sự và hoạt động cưỡng chế quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở thì các địa phương cần theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ TW ngày 02 6 2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương trong thời gian tới cần tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy cơ sở đối với công tác Thi hành án dân sự nói chung và cưỡng chế thi hành án nói riêng. Trong đó, cần định hướng và chỉ đạo đúng đắn về mục tiêu, phương hướng hoạt động trước mắt và lâu dài của công tác thi hành án dân sự, giải quyết dứt điểm các bản án tồn đọng, giữ vững kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân góp phần xây dựng cấp ủy Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Tăng cường sự hợp tác giữa cơ quan Thi hành án dân sự với Tòa án nhân dân trong hoạt động cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.
Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự gặp nhiều khó khăn, kéo dài một phần do nhiều bản án, quyết định của Tòa án các cấp tuyên khơng rõ ràng, khó thi hành trên thực tế. Có trường hợp, chấp hành viên được giao giải quyết vụ việc khi tiếp nhận phát hiện ra và phải làm văn bản đề nghị Tòa án giải thích làm kéo dài việc thi hành án. Thậm chí, có trường hợp phức tạp hơn khi tổ chức cưỡng chế mới phát sinh vướng mắc, không thi hành được do Tòa án tuyên khơng rõ. Có khơng ít các bản án, quyết định của Tịa án tun khơng rõ ràng, khơng có tính khả thi, chậm trễ trong việc giải thích các bản án, quyết định tuyên không rõ ràng dẫn đến giảm hiệu quả của chấp hành viên trong hoạt động thi hành án dân sự hoặc việc Tịa án khơng áp dụng các biện pháp ngăn chặn để cho người phải thi hành án tẩu tán tài sản có giá trị nhằm trốn tránh nghĩa vụ phải thi hành án. Có những trường hợp, cơ quan Thi hành án dân sự đã cưỡng chế và đưa ra bán đấu giá thành thì nhận được quyết định giám đốc thẩm với nội dung quyết định hoàn toàn ngược lại so với bản án, quyết định đã có hiệu lực trước đó. Hậu quả là phải thi hành án trở lại, gây bức xúc cho các đương sự, khiếu nại kéo dài. Vì vậy, cần tăng cường quyền hạn cho Tòa án và u cầu Tồ án phải có trách nhiệm tích cực trong việc thi hành các bản án, quyết định của mình. Đặc biệt khơng để tồn tại quan niệm, sau khi bản án, quyết định coi như Tòa án hết trách nhiệm, còn việc thi hành các phán quyết là trách nhiệm của cơ quan Thi hành án dân sự. Đồng thời, khi quyết định nghĩa vụ của đương sự, Tòa án phải nêu cụ thể, chi tiết, thi hành được; đặc biệt phải làm rõ hậu quả pháp lý các nghĩa vụ này phát sinh như: Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,......
Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với cơ quan công an trong hoạt động cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở
Để nâng cao hiệu quả thi hành án, cần bổ sung và quy định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát hỗ trợ tư pháp trong thi hành án dân sự. Hỗ trợ xác minh tài sản của người phải thi hành án theo yêu cầu của cơ quan Thi hành án dân sự bắt giữ người phải thi hành án và những người khác có hành vi cản trở, chống đối trong quá trình thi hành nhiệm vụ của chấp hành viên. Đồng thời, phải có các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với cảnh sát hỗ trợ tư pháp nếu nguyên nhân cưỡng chế thi hành án thất bại do khơng có sự hỗ trợ đúng mức và kịp thời của cảnh sát hỗ trợ tư pháp. Ngoài ra, theo tác giả cần thành lập Cục cảnh sát hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ và tổ chức bộ máy cơ quan Cảnh sát hỗ trợ tư pháp địa phương trong hoạt động hỗ trợ thi hành án dân sự.
Đồng thời, việc quy định ra thông báo nhằm tạo sự phối hợp giữa chấp hành viên với các cơ quan có liên quan mà quan trọng nhất là lực lượng cơng an địa phương cịn chưa thực sự hiệu quả. Tổ chức lực lượng công an hỗ trợ cho quá trình thi hành án ở nhiều nơi cịn mỏng về lực lượng, và nặng tính hình thức. Hiện nay đã có một văn bản hướng dẫn xây dựng tổ chức thi hành án dân sự ở địa phương đó là Thơng tư liên tịch 05/2016/TTLT-BTP-BCA- BTC-TANDTC-VKSNDTC. Tuy nhiên, Thông tư này mới chỉ chú trọng vào việc xây dựng lực lượng chỉ đạo công tác thi hành án dân sự, chứ chưa quy định cụ thể về lực lượng trực tiếp làm công tác thi hành án dân sự nói chung, và cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nói riêng ở địa phương. Do đó, cần phải có một văn bản pháp luật hướng dẫn Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 và Thông tư liên tịch
05/2016/TTLT-BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC nhằm quy định chặt chẽ trách nhiệm của lực lượng cơng an, qn đội nhằm đảm bảo q trình cưỡng chế.
Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với Viện Kiểm sát nhân dân
Viện Kiểm sát cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thi hành án dân sự qua đó phát hiện kịp thời các vi phạm để đưa ra hướng xử lý tốt nhất. Viện Kiểm sát nhân dân phải có ý kiến với Tồ án nhân dân để giải quyết những vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong thi hành án, giải quyết hậu quả bất lợi đối với đương sự và cơ quan Thi hành án dân sự do việc kháng nghị, hoặc đề nghị hoãn thi hành án trái pháp luật gây ra. Khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố về hình sự khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong quá trình tổ chức thi hành án. Ngoài các cơ quan trên cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức khác như: UBND các cấp, Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội, cơ quan đăng ký tài sản, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan tổ chức đó. Tạo ra cơ chế phối hợp một cách linh hoạt nhất trong q trình tổ chức cưỡng chế tài sản nói chung và cưỡng chế quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nói riêng. Đồng thời, cần quy định các biện pháp xử lý, các chế tài áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định trong phối hợp hỗ trợ với cơ quan Thi hành án dân sự. Qua đó tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xử lý các vướng mắc liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, khắc phục những tồn tại trong hoạt động thi hành án hiện nay. Cần cụ thể hóa các quy định của Luật về sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương trong cơng tác thi hành án dân sự. Thực tế cho thấy, hiệu quả của công tác thi hành án dân sự phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp của các
cơ quan hữu quan và chính quyền cơ sở. Nhưng trong thực tiễn, không phải lúc nào cũng nhận được sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động thi hành án như việc tống đạt các quyết định, văn bản, việc xác minh điều kiện thi hành án, cưỡng chế, định giá tài sản, việc xem xét trả lời những kiến nghị của cơ quan Thi hành án dân sự.
Nâng cao hiệu quả việc xác minh loại đất, nhà ở được kê biên tại Văn phòng nhà đất
Hiện nay, một trong những vấn đề khó khăn mà chấp hành viên gặp phải trong việc xác định đối tượng kê biên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đó là việc xác định loại đất, nhà ở cần kê biên thuộc diện nào, thuộc quyền sở hữu của các chủ thể nào. Việc đăng ký và ghi chép các nội dung về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở Văn phòng đăng ký đất địa phương gặp nhiều hạn chế do cán bộ Văn phòng đăng ký đất ghi chép sai các số liệu, kích thước của mảnh đất, nhà ở, hoặc cán bộ Văn phịng đăng ký đất cố tình ghi sai, ghi thiếu nhằm chiếm lợi ích, dẫn đến gây khó khăn cho chấp hành viên. Do đó, tác giả xin đề xuất giải pháp phải xây dựng trung tâm quản lý dữ liệu về đất đai trên tồn quốc và thơng tin công khai trên mạng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan Thi hành án dân sự khai thác và sử dụng, tránh được tình trạng thiếu thơng tin hoặc thơng tin khơng chính xác, tạo điều kiện cho việc một số cán bộ, công chức làm trong lĩnh vực quản lý đất đai trục lợi cá nhân. Trung tâm quản lý dữ liệu nhà đất của cả nước, nhằm giúp chấp hành viên có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu các thơng tin cần thiết phục vụ cho hoạt động thi hành án dân sự và cưỡng chế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Bên cạnh đó, Nhà nước cần đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan có thẩm quyền làm kho lưu trữ tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký quyền sử dụng đất để phục vụ cho việc tra cứu, nghiên cứu và cung cấp thông tin cho các cơ quan tư pháp
khi cần thiết. Đồng thời, cần xây dựng mối liên kết giữa chấp hành viên và cơ quan nhà đất từng địa phương để hỗ trợ cho công tác xác minh về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở diễn ra nhanh chóng, hiệu quả phục vụ cho công tác cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, nhất là trong các trường hợp cần cưỡng chế ngay thì việc xác minh nhanh chóng thông tin càng trở nên cần thiết hơn.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo THADS các địa phương
Luật Thi hành án dân sự và nghị định hướng dẫn của Chính phủ quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thành phần của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự ở địa phương nhằm tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho cơ quan Thi hành án dân sự và phối hợp tổ chức cưỡng chế những vụ án phức tạp. Tuy nhiên, nhiều địa phương do thiếu sự quan tâm của Trưởng Ban chỉ đạo thi hành án dân sự nên hoạt động của Ban khơng thường xun, mang tính hình thức. Do đó, nhiều vụ việc phức tạp, địi hỏi có sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành địa phương chưa được đôn đốc kịp thời, cơ quan Thi hành án dân sự chưa tổ chức cưỡng chế theo đúng quy định, việc thi hành án kéo dài. Thậm chí có nơi do sự thiếu quyết đốn của Ban chỉ đạo nên khi cơ quan Thi hành án dân sự đưa ra họp bàn phối hợp cưỡng chế, các đơn vị khác đều kêu khó, trì hỗn nhiều năm trời, gây thiệt hại cho đương sự và bức xúc dư luận. Vì vậy, mỗi địa phương cần quan tâm duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự đi vào thực chất, chỉ đạo quyết liệt thi hành các vụ án phức tạp, có giá trị lớn, cưỡng chế với các vụ án đương sự chống đối, kéo dài nhiều năm hoặc có liên quan đến cán bộ địa phương.