Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trong thi hành án dân sự ở việt nam (Trang 110 - 123)

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cƣỡng chế tài sản là quyền

3.2.4. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thi hành án dân sự là một cơng việc khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng đến quyền về tài sản, nhân thân của các bên đương

sự và những người liên quan. Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục ý thức pháp luật nói chung và Luật thi hành án dân sự nói riêng về cơ sở sẽ chuyển biến căn bản nhận thức trong nhân dân. Vì vậy, trong những thời gian tiếp theo cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật.

Công tác tuyên truyền, giáo dục được áp dụng đối với mọi vụ việc, trong suốt quá trình tổ chức thi hành án cũng như quá trình tiến hành cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Để công tác thi hành án đạt được kết quả cao, trong tuyên truyền giáo dục đòi hỏi người chấp hành viên và cán bộ thi hành án phải hiểu rõ nội dung từng vụ việc, bản án tun, cần có uy tín, tâm huyết, thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Đồng thời, ngồi việc tun truyền trên phương tiện thơng tin đại chúng, các chấp hành viên cùng cán bộ của đơn vị phải đến tận nhà tìm hiểu bản thân người phải thi hành án như: độ tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, chức vụ, hồn cảnh gia đình...để có biện pháp tuyên truyền hiệu quả nhất. Khi tiếp xúc với đương sự giải thích quyền lợi và nghĩa vụ của người phải thi hành án để họ so sánh, đối chiếu, lựa chọn những phương pháp giải quyết tối ưu nhất trong việc bị cưỡng chế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, làm giảm tổn thất khơng đáng có cho cơng dân, tổ chức và Nhà nước.

Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương cần phối hợp với Sở Tư pháp, Đài phát thanh và truyền hình của địa phương xây dựng chương trình tuyên truyền và phổ biến Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành phát trên đài truyền hình, truyền thanh của địa phương, tổ chức tuyên truyền đến mọi người dân và các cơ quan tổ chức về nội dung của luật thi hành án và các văn bản hướng dẫn thi hành trong đó tập trung vào tuyên truyền các quy định về quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án, người được thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trách nhiệm của các cơ quan trong việc phối hợp với cơ quan Thi hành án

dân sự, đặc biệt là nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương. Đồng thời, đưa tin trực tiếp các buổi cưỡng chế quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở để nhân dân hiểu rõ quá trình tổ chức cưỡng chế có những trình tự thủ tục một cách rõ nhất.

Các cơ quan Thi hành án dân sự cần phát huy sáng kiến và tính chủ động sáng tạo các loại hình tuyên truyền sâu, rộng Luật Thi hành án dân sự đến với người dân, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của mỗi người dân, tạo nếp sống văn minh trong cộng đồng, hạn chế mọi hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể các biện pháp như: biên soạn tài liệu tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn; lập danh sách các đối tượng phải thi hành án gửi về địa phương để cấp ủy đảng, chính quyền tổ dân phố nắm bắt kịp thời các đối tượng để vận động, thuyết phục người dân tự giác chấp hành pháp luật; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật nói chung cũng như pháp luật về thi hành án nói riêng; duy trì các tủ sách pháp tại các địa phương; tiến hành in ấn các tờ rơi về quy định pháp luật thi hành án, các trình tự thủ tục tiến hành cưỡng chế. Đồng thời, các chấp hành viên phụ trách địa bàn phối hợp với Ủy ban nhân xã, phường, thị trấn chỉ đạo cán bộ, đoàn thể xã, phường thị trấn tuyên truyền, vận động đến các đối tượng phải thi hành án, các đối tượng phải tổ chức cưỡng chế tự nguyện thi hành án và chấp hành, tránh chống đối, gây cản trở cho công tác thi hành án dân sự, cũng như quá trình cưỡng chế quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về thi hành án dân sự đóng vai trị quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng nói chung và cơng tác thi hành án dân sự nói riêng - thúc đẩy nhanh hoạt động thi hành án, tránh sự chống đối, không hợp tác từ các cơ quan liên quan, người phải thi hành án và gia đình họ, tạo sự ủng hộ của chính quyền, các cơ quan và người dân đối với hoạt động thi hành án dân sự. Để công tác này thực sự có hiệu quả

và giúp nhân dân, đặc biệt là người phải thi hành án và gia đình họ hiểu biết pháp luật thi hành án dân sự từ đó hình thành ý thức tự nguyện thi hành án, ủng hộ công tác thi hành án dân sự thì khơng chỉ địi hỏi những chấp hành viên thực sự kiên trì, bền bỉ và hết mình vì cơng việc mà cịn địi hỏi sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền các cấp và các tổ chức khác tích cực phối hợp trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi hành án dân sự.

Ngoài việc tuyên truyền pháp luật tại địa phương còn cần đưa pháp luật vào giảng dạy trong các trường học từ bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học để khi ra trường các học sinh, sinh viên biết cơ bản về pháp luật nói chung và pháp luật thi hành án dân sự nói riêng, từ đó họ biết là một cơng dân thì phải làm gì và họ có những quyền và nghĩa vụ gì để tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đúng theo pháp luật. Mở rộng các trung tâm trợ giúp pháp lý miễn phí ở những nơi vùng sâu, vùng xa cho những đối tượng nghèo, có hồn cảnh khó khăn ít được tiếp cận những dịch vụ tư vấn pháp lý để họ có thể hiểu biết thêm về pháp luật, trên cơ sở đó họ thực hiện pháp luật tốt hơn.

Kết luận chƣơng 3

Như vậy, thông qua một số vấn đề lý luận trong Chương 1 và các phân tích, bình luận quy định pháp luật hiện hành trong Chương 2 của đề tài, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cũng như trình bày quan điểm về cưỡng chế thi hành án dân sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nhằm thi hành dứt điểm bản án, quyết định của Tịa án, từ đó đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan tổ chức, của các bên liên quan. Đồng thời, tiến hành biện pháp cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở một cách phù hợp, đồng bộ với yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Qua đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động cưỡng chế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay và giai đoạn tiếp theo. Góp phần giải quyết vụ việc tồn đọng trong thời gian dài, nâng cao trình độ năng lực của chấp hành viên trong giai đoạn cải cách tư pháp. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với một số cơ quan liên quan trực tiếp đến quá trình giải quyết việc thi hành án cũng như cưỡng chế là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm các phán quyết của Tòa án được thực thi, tăng niềm tin tuyệt đối của nhân dân vào hệ thống pháp luật hiện nay.

KẾT LUẬN CHUNG

Cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở không phải là một vấn đề q mới nhưng ln có ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động thi hành án dân sự. Với vai trò là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, sự tồn tại của hoạt động cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là cần thiết đối với công tác thi hành án dân sự. Giải quyết được những vụ việc phức tạp như hoạt động cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là cơ sở để cơ quan Thi hành án dân sự và cán bộ thi hành án dân sự mà cụ thể là chấp hành viên thúc đẩy hoạt động thi hành án dân sự. Thông qua đề tài luận văn Thạc sĩ: “Cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trong thi hành án dân sự ở Việt Nam”,

tác giả đề tài đã đề cập đến một khía cạnh ít được đề cập đến trong các đề tài nghiên cứu của lĩnh vực thi hành án dân sự. Đó là hoạt động cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, một hoạt động cưỡng chế có tính nghiêm khắc và tiêu biểu trong cưỡng chế thi hành án dân sự. Bởi tính chất nhạy cảm của nó, hoạt động cưỡng chế này thường dễ phát sinh tranh chấp, khiếu nại mà trên thực tế đã xảy ra rất nhiều trong phạm vi cả nước trong nhiều năm qua. Trong Chương 1 của đề tài, tác giả nêu bật những nội dung quan trọng trong cơ sở lý luận của hoạt động cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Đây là cơ sở để thông qua nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Chương 2, từ đó đánh giá những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế và vướng mắc trong hoạt động cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Từ đó đề ra phương hướng và nhóm giải pháp trong Chương 3, với mục đích tăng cường hiệu quả hoạt động cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nói riêng, và hoạt động cưỡng chế thi

cưỡng chế thi hành án dân sự, sẽ giúp giảm số vụ việc tồn đọng, đồng thời hiện thực hóa bản án, quyết định của Tịa án và các văn bản có thẩm quyền. Từ đó góp phần nhỏ trong việc giữ ổn định tình hình kinh tế - xã hội, giữ gìn tính cơng bằng và nghiêm minh của pháp luật, tạo thuận lợi và cơ sở ổn định cho sự phát triển của đất nước trong những năm tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Thị Vân Anh (2016), Thủ tục thi hành án dân sự trong pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa

Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Nguyễn Cơng Bình, Nguyễn Triều Dương (2011), Giáo trình Luật thi hành án dân sự, Nxb Công an nhân dân.

3. Bộ Tư pháp (2009), Quyết định 2235/QĐ-BTP về Ban hành Kế hoạch

triển khai thực hiện Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm

2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp (2009), Thi hành án dân sự và vấn đề xã hội hố, Chun đề. 5. Bộ Tư pháp (2010), Thơng tư 17/2010/TT-BTP về Quy định phân cấp

quản lý công chức, công chức lãnh đạo cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp, Bộ Công an (2012), Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT- BTP-BCA về Quy định cụ thể việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án dân sự, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp, Bộ Cơng an, Bộ Tài chính, Tịa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT- BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC về Quy định hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự, Hà Nội.

8. Chính phủ (2009), Nghị định 58/2009/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội.

9. Chính phủ (2013), Nghị định 125/2013/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một

số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội.

10. Chính phủ (2015), Nghị định 62/2015/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.

11. Chính phủ (2017), Nghị định 01/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Công (2012), Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13. Cục thi hành án dân sự tỉnh Hà Nam (2017), Báo cáo công tác thi hành

án dân sự 9 tháng đầu năm 2017, Hà Nam.

14. Cục thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình (2017), Báo cáo cơng tác thi hành án dân sự năm 2016, Ninh Bình.

15. Cục thi hành án dân sự tỉnh Vĩnh Phúc (2018), Báo cáo công tác thi hành án dân sự năm 2017, Vĩnh Phúc.

16. Bùi Thị Thu Hiền (2014), Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự

theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đai

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Học viện Tư pháp (2012), Giáo trình kỹ năng thi hành án dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

18. Học viện Tư pháp (2012), Sổ tay nghiệp vụ thi hành án dân sự.

19. Học viện Tư pháp (2014), Tài liệu bồi dưỡng ngạch Chấp hành viên trung cấp, Hà Nội.

20. Phạm Văn Hùng (2014), Pháp luật thi hành án dân sự, thực trạng và giải pháp, liên hệ thực tiễn ở tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Luyện (2010), Cơ chế kiểm tra và giám sát từ bên ngoài đối với hoạt động thi hành án dân sự: Thực trạng và giải pháp, Đề tài

nghiên cứu.

22. Nguyễn Văn Luyện (2010), Kiện tồn mơ hình tổ chức và đội ngũ cán

bộ thi hành án để thực hiện có hiệu quả Luật thi hành án dân sự năm 2008, Đề án.

23. Đinh Thị Mai Phương (2010), Khảo sát khoa học về quy trình, thủ tục thi hành án các bản án có tài sản thi hành là bất động sản và các giải pháp nhằm đảm bảo tính thống nhất cho các quy trình này, Đề án.

24. Trần Mạnh Quân (2013), Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị quyết 24/2008/QH12 về việc thi hành Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.

27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất

đai, Hà Nội.

28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014, Hà Nội.

29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trong thi hành án dân sự ở việt nam (Trang 110 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)