1.4. Nội dung pháp luật về cƣỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất
1.4.1. Đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng
khắc phải huy động nhiều lực lượng, liên quan đến nhiều ngành, cấp và được đưa lên thơng tin đại chúng. Vì vậy, thơng qua cơng tác cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nhằm răn đe những đối tượng phải thi hành án cố tình chây ỳ hoặc từ chối khơng thực hiện nghĩa vụ của mình. Mặt khác, thơng qua công tác cưỡng chế nhằm giáo dục ý thức pháp luật cho mỗi công dân hiểu biết thêm pháp luật về thi hành án dân sự, từ đó để họ tự điều chỉnh hành vi của mình trong những trường hợp tương tự và tuân thủ pháp luật nghiêm minh.
1.4. Nội dung pháp luật về cƣỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu nhà ở
1.4.1. Đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở dụng đất và quyền sở hữu nhà ở
Theo quy định pháp luật hiện hành, đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trong thi hành án dân sự là người phải thi hành án, đối tượng tác động của biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Việc xác định đối tượng cưỡng chế là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở khi khơng cịn tài sản nào khác có giá trị để đảm bảo thi hành án. Chấp hành viên là người có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Như vậy, đối tượng tác động của cưỡng chế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở chỉ bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được phép kê biên. Bởi một số trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở không thể kê biên như đất, nhà ở công, các cơng trình phục vụ cộng đồng, vì mục đích từ thiện. Những trường hợp này nếu cưỡng chế kê biên sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước, quyền lợi của cộng
đồng nên không được phép kê biên. Việc cưỡng chế kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó khơng có các tài sản khác hoặc có nhưng khơng đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án. Khi cưỡng chế kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở. Như vậy mặc dù việc cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là cần thiết để đảm bảo thi hành án, nhưng pháp luật vẫn thể hiện tính nhân văn, nhân đạo khi chỉ kê biên nhà ở, đất là nơi ở của người phải thi hành án trong trường hợp khơng cịn cách nào khác. Như vậy, việc xác định đối tượng cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở thể hiện quan điểm của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, mà trước hết là quyền lợi của người được thi hành án. Mặc dù quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là những quyền sở hữu quan trọng nhất đối với con người, đặc biệt trong trường hợp đất, nhà ở đó là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án. Nhưng để bảo vệ quyền lợi các bên mà trước hết là quyền lợi của người được thi hành án, đảm bảo tính công bằng nghiêm minh của pháp luật và thi hành hiệu lực của bản án, quyết định thì có thể tiến hành kê biên tất cả các loại quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thuộc sở hữu của người phải thi hành án, trừ những trường hợp không được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật. Do việc cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở động chạm đến những quyền lợi quan trọng của người phải thi hành án và những người có liên quan nên việc cưỡng chế thường có diễn biến vơ cùng phức tạp, dễ dẫn đến tranh chấp, mâu thuẫn khiếu nại đòi hỏi chấp hành viên phải có những biện pháp xử lý đúng đắn, linh hoạt theo quy định của pháp luật và tình hình thực tế vụ việc.
1.4.2. Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trong thi hành án dân sự ở Việt Nam
Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đó là chủ thể thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự phải là chấp hành viên là người duy nhất và trực tiếp ra quyết định cưỡng chế. Chấp hành viên là chủ thể được pháp luật trao quyền ra quyết định và thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự. Người phải thi hành án phải có điều kiện thi hành án. Điều kiện bao gồm: Người phải thi hành án có tài sản có thể tiến hành thi hành án, người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án mặc dù đã hết thời hạn tự nguyện. Cụ thể là người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc thực hiện nghĩa vụ thi hành án chậm chạp, không đủ khiến cho việc thi hành án không đạt hiệu quả trong khi đã hết thời gian tự nguyện thi hành án.
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào nội dung, tính chất mức độ, nghĩa vụ thi hành án, điều kiện của người thi hành án, đề nghị của đương sự và tình hình thực tiễn ở địa phương. Như đã đề cập trong các phần
trước, biện pháp cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, có tính răn đe cao, do đó để áp dụng biện pháp này trong thi hành án dân sự, thì cần phải hội tụ đầy đủ các yếu tố theo quy định của pháp luật. Chấp hành viên căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ của vụ việc để quyết định việc thi hành cưỡng chế trong trường hợp thấy cần thiết, khi việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thông thường khác trong thi hành án khơng đạt được hiệu quả. Do đó, việc tiến hành cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là cần thiết. Đồng thời, chấp hành viên cần xem xét đánh giá thái độ của người phải thi hành án đối với nghĩa vụ thi hành án. Nếu người thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng vẫn cố tình chậm trễ hoặc từ chối thi hành án, thì chấp hành viên phải ra quyết định thi hành án cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nhằm đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án, quyền lợi của các
bên liên quan. Trong một số trường hợp, do các yếu tố bên ngồi tác động như tình hình kinh tế, xã hội của địa phương cần thi hành án có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thi hành án, chấp hành viên có quyền quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi đã hết thời gian tự nguyện thi hành án. Trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi
tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án. Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp đảm bảo, cưỡng chế thi hành án. Cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là một biện pháp nghiêm khắc nhất để đảm bảo công tác thi hành án dân sự, nên nếu trong trường hợp vẫn có thể giải quyết vụ việc thông qua điều đình, hịa giải thì chấp hành viên sẽ chưa phải áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Điều này thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước, cũng như trách nhiệm và quan điểm linh hoạt của chấp hành viên. Về bản chất, việc thi hành án dân sự nói chung, và cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở chỉ là nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên, nên khi vẫn có thể tiến hành thỏa thuận hịa giải được thì chấp hành viên sẽ khơng áp dụng biện pháp cuối cùng này.
Chỉ kê biên tài sản của người phải thi hành án khi có căn cứ khẳng định tài sản đó thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người phải thi hành án và do họ đang quản lý sử dụng hoặc do người thứ ba giữ. Điều kiện quan trọng để chấp hành viên tổ chức thực hiện thi hành án nói chung và cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nói riêng, là người phải thi hành án phải có tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở để thi hành án. Để biết được người phải thi hành án có điều kiện thi hành án là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hay không chấp hành viên phải tiến
hành thủ tục xác minh điều kiện thi hành án. Xác minh điều kiện thi hành án là một trong vấn đề quan trọng nhất và là căn cứ để chấp hành viên tiến hành tổ chức thi hành cũng như cưỡng chế. Bởi chấp hành viên chỉ có thể tổ chức thi hành án khi đã xác định được người phải thi hành án có tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Chấp hành viên phải tiến hành xác minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở kê biên, thu thập các thông tin về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của người phải thi hành án sở hữu, nắm rõ các thông tin đối với quyền sử dụng đất sẽ tiến hành kê biên như: hiện trạng quyền sử dụng đất, đất đó thuộc quyền sử dụng chung với ai, đất đó có thuộc trường hợp được kê biên hay không, các giao dịch nào mà người phải thi án đã hoặc đang thực hiện đối với đất đó, những người có liên quan đối với quyền sử dụng đất. Kết quả của việc xác minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở sẽ kê biên là căn cứ để chấp hành viên lập kế hoạch cưỡng chế và xác định được các chủ thể có liên quan, từ đó chấp hành viên thực hiện các thủ tục cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của những người liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện kê biên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đó để đảm bảo thi hành án. Đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu việc xác minh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với kê biên được tiến hành trước khi nhận đơn yêu cầu thi hành án. Đối với trường hợp chủ động thi hành án được tiến hành sau khi nhận bản án, quyết định lúc này chi phí xác minh do ngân sách Nhà nước chi trả. Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của Tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.
Chỉ cưỡng chế quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất nhưng chưa có quyết định thu hồi thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó. Quy định này để tránh những trường hợp người phải thi hành án viện dẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở đối với đất hoặc nhà ở mà người đó sở hữu và thuộc diện được cấp giấy chứng nhận nhưng chưa được cấp, hoặc với đất và nhà ở thuộc diện thu hồi mà chưa bị thu hồi, để chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Thì chấp hành viên có quyền đưa ra quyết định cưỡng chế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp này.
1.4.3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở
Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế, ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thuộc thẩm quyền của chấp hành viên được giao nhiệm vụ thi hành vụ việc thi hành án dân sự. Chấp hành viên chính là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Chấp hành viên được giao nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án ban hành và là người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất đối với vụ việc thi hành án đó. Dựa trên kết quả sự không tự nguyện của người phải thi hành án và điều kiện về tài sản hiện có là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của người phải thi hành án mà chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành nghĩa vụ theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở được chấp hành viên quyết định khi đã hết thời gian tự nguyện thi hành của người phải thi hành án. Nhưng
trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán tài sản chấp hành viên có thể ra quyết định cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà không phải chờ đến thời gian tự nguyện của người phải thi hành án. Đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu của người được thi hành án thì thẩm quyền quyết định cũng như trình tự thủ tục ra quyết định cưỡng chế quyền sử dụng đất cũng được thực hiện tương tự với trường hợp chủ động thi hành án. Sau khi nhận đơn yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành kiểm tra, vào sổ nhận đơn và cấp biên nhận cho người nộp đơn. Tiếp đến Thủ trưởng cơ quan Thi hành án ra quyết định thi hành án và phân công cho chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó. Sau khi được phân cơng chấp hành viên xem xét kết quả tự nguyện thi hành của người phải thi hành án, dựa vào bản xác minh tài sản do người nộp đơn cung cấp, hoặc biên bản xác minh do chấp hành viên tiến hành xác minh, cùng các thông tin do cá nhân, cơ quan có thẩm quyền cung cấp, căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương chấp hành viên có thể quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất để thi hành án (nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành).
1.4.4. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trong thi hành án dân sự ở Việt Nam
Biện pháp cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở chỉ được tiến hành theo những nguyên tắc sau:
Chỉ kê biên tài sản tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết khác. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ được xem xét và cân nhắc khi người thi hành án chỉ có tài sản duy nhất lớn