Một số điểm cần nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội phạm về hối lộ theo Luật hình sự Việt Nam và Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng Luận văn ThS. Luật 60 38 01 04 (Trang 115 - 117)

3.3. Những kiến nghị hoàn thiện các tội phạm về hối lộ trong Bộ

3.3.2. Một số điểm cần nghiên cứu

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và khác biệt đã nêu, trong quá trình hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam về nhóm tội phạm về hối lộ, theo chúng tôi có một số điểm cần nghiên cứu sau:

Một là, hầu hết các điểm chưa tương thích của Bộ luật hình sự Việt Nam so với Công ước quốc tế còn thể hiện nhiều nội dung cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự. Trong đó, đặc biệt là vấn đề có nên đưa tội đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ thành các tội phạm về tham nhũng hay không. Đây là vấn đề còn nhiều bàn cãi. Bộ luật hình sự Việt Nam không coi các hành vi này là tội phạm về tham nhũng vì những hành vi này không có yếu tố vụ lợi bất chính trên cơ sở chức vụ, quyền hạn như hành vi nhận hối lộ. Còn Công ước quốc tế coi các tội phạm về hối lộ đều là tội tham nhũng. Đây là điểm chưa tương thích quan trọng cần có sự nghiên cứu cẩn trọng, thấu đáo. Mặc dù vẫn biết rằng, không thể có nhận hối lộ nếu không đưa hối lộ. Đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ không có yếu tố sử dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi bất chính nhưng chính những hành vi này có tác động trực tiếp thúc đẩy yếu tố đó ở người có chức vụ, quyền hạn. “Hối lộ được các học giả nước ngoài coi là một biểu hiện của tham nhũng và là biểu hiện rõ nét nhất và cũng nguy hiểm nhất” [72; tr.120]. Song, trong giai đoạn hiện nay, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng và những văn bản pháp luật của Việt Nam có liên quan, theo chúng tôi có lẽ vẫn để tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ vào Nhóm B - Các

tội phạm khác về chức vụ nhưng có sự sửa đổi, bổ sung cho tương thích với Công ước quốc tế [85; tr.9].

Hai là, việc không mô tả trong điều luật về hành vi đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ của Bộ luật hình sự cũng cần được xem xét, mặc dù để tránh sự trùng lặp khi các nhà làm luật đã thể hiện gián tiếp thông qua hành vi nhận hối lộ. Tuy nhiên, bỏ qua việc mô tả hành vi chỉ nên trong trường hợp hành vi đó đơn giản, hiển nhiên bất kỳ người nào cũng hiểu còn trong trường hợp của hai tội này thì hành vi phạm tội phức tạp dưới nhiều hình thức với sự tham gia của nhiều chủ thể, nhiều đối tượng, đặc biệt là cần tương thích với Công ước và phục vụ cho thực tiễn xét xử.

Ba là, việc xác định đối tượng được hối lộ theo Bộ luật hình sự Việt Nam chỉ gồm đối tượng có quyền hạn thuộc khu vực công của quốc gia mà bỏ qua các đối tượng khác được Công ước nêu như: đối tượng có quyền hạn thuộc khu vực công của nước ngoài, của quốc tế; đối tượng có quyền hạn thuộc khu vực tư. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay và xu thế tư nhân hóa nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội thì cách quy định của Bộ luật hình sự sẽ làm bỏ lọt nhiều tội phạm, điều này cần xem xét Công ước để sửa đổi, bổ sung vào Bộ luật hình sự [85; tr.9].

Bốn là, đó là sự thiếu các quy định về người thứ ba hưởng lợi từ việc hối lộ làm cho các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam không đầy đủ. Người hưởng lợi từ việc hối lộ theo Công ước quốc tế có thế là bản thân người hối lộ, bản thân người được hối lộ hoặc người khác. Mặc dù trong thực tiễn áp dụng ở Việt Nam, quan điểm về người thứ ba hưởng lợi đồng nhất với quy định của Công ước nhưng điều đó lại làm cho việc áp dụng pháp luật hình sự dựa trên cơ sở suy đoán quy định của Bộ luật hình sự nên chưa phù hợp với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong luật hình sự Việt Nam.

ước quốc tế là những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu để nhanh chóng được hoàn thiện, tiếp thu có chọn lọc trong quá trình nội luật hóa những quy định của Công ước này tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội phạm về hối lộ theo Luật hình sự Việt Nam và Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng Luận văn ThS. Luật 60 38 01 04 (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)