3.3. Những kiến nghị hoàn thiện các tội phạm về hối lộ trong Bộ
3.3.3. Những đề xuất cụ thể
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung, các tội phạm về hối lộ nói riêng, cần thực hiện đồng bộ giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý, thực hiện phòng, chống cả đưa, nhận và môi giới hối lộ, trong đó trọng tâm là việc phòng, chống hành vi nhận hối lộ, song song với việc phòng, chống tham nhũng, các tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Trên cơ sở này, chúng tôi có những đề xuất cụ thể sau đây:
Một là, cần sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 277 về “Khái niệm tội phạm về chức vụ” cho thống nhất với nội dung của Mục A - Các tội phạm về tham nhũng và Mục B - Các tội phạm khác về chức vụ, cũng như tên Chương XXI - “Các tội phạm về chức vụ”, qua đó bao quát các trường hợp phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hoặc do chủ thể thường thực hiện nhưng hành vi của họ liên quan đến hoạt động công vụ của người có chức vụ, quyền hạn. Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung tên gọi của Điều 277 là “Khái niệm
các tội phạm về chức vụ và người có chức vụ, quyền hạn” cho bao quát nội dung của Điều luật này.
Hai là, bổ sung (tội phạm hóa) vào Bộ luật hình sự một hành vi tham nhũng đã ghi nhận trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, được sửa đổi, sửa đổi năm 2007 và năm 2013 (khoản 8 Điều 3) có liên quan đến hành vi đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ, đó là hành vi đưa hối lộ hoặc làm môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương mình vì vụ lợi do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện thành một tội trong Mục A - Các tội phạm về tham nhũng để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay [85, tr.10].
Ba là, cần sửa đổi, bổ sung tội nhận hối lộ (Điều 279), tội đưa hối lộ (Điều 289) và tội làm môi giới hối lộ (Điều 290 Bộ luật hình sự) như sau:
a) Cần mô tả trong nội dung điều luật về hành vi đưa hối lộ và hành vi làm môi giới hối lộ chứ không nên để tình trạng giải thích thông qua sự mô tả của hành vi nhận hối lộ. Hơn nữa, trong định nghĩa cần xác định rõ dấu hiệu
người được hưởng lợi từ việc hối lộ. Dấu hiệu này không được xác định rõ có thể gây ra hiện tượng nhầm lẫn về chủ thể của tội phạm hoặc bỏ lọt tội phạm.
b) Cần phải mở rộng phạm vi trấn áp đối với các hành vi “gợi ý”, “hứa hẹn” hối lộ chứ không phải chỉ với hành vi đưa hối lộ như hiện nay. Ngoài ra, do chính sách hình sự của Nhà nước ta đặt nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống cả hai hành vi liên quan chặt chẽ với nhau là “đưa” và “nhận hối lộ”, cả hai đều nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự sống còn của chế độ. Do đó, cần ghi nhận thời điểm hoàn thành của tội đưa hối lộ không chỉ “đưa” mà còn cả “sẽ” đưa cho tương ứng với thời điểm hoàn thành của tội nhận hối lộ (“đã” nhận và “sẽ” nhận) theo cách quy định của Công ước.
c) Ngoài ra, cũng cần sửa đổi, bổ sung tội nhận hối lộ cho phù hợp với tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ.
d) Trước xu thế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay nên mở rộng phạm vi đối tượng được hối lộ đến các khu vực quốc tế và khu vực tư của Việt Nam hoặc của nước ngoài, của tổ chức quốc tế để phù hợp với luật pháp quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Từ những lý do trên, chúng tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung các điều luật tương ứng có liên quan đến các tội phạm về hối lộ trên cơ sở tiếp thu một số nội dung của Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng như sau (những chữ in nghiêng là kiến nghị của chúng tôi trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các tài liệu, sách báo, quan điểm khoa học trong toàn bộ luận văn):
“Chƣơng XXI
CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ
Điều 277. Khái niệm các tội phạm về chức vụ và người có chức vụ, quyền hạn (sửa đổi, bổ sung)
Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thực hiện công vụ hoặc do người khác thực hiện nhưng hành vi của họ lại liên quan đến hoạt động công vụ của người có chức vụ, quyền hạn.
Người có chức vụ, quyền hạn nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.
Mục A
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
...
Điều 279. Tội nhận hối lộ (sửa đổi, bổ sung)
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực công hoặc tư, của Việt Nam hoặc của nước ngoài, của tổ chức quốc tế trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc
trong quá trình thi hành công việc trong chức trách, quyền hạn vì lợi ích hoặc
theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt... ...
Điều 284a. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi (mới)
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi được quy định tại Điều 289 và Điều 290 Bộ luật này để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi, thì bị phạt...
...
Mục B
CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ
...
Điều 289. Tội đưa hối lộ (sửa đổi)
1. Người nào vì lợi ích của chính mình hoặc của người khác mà mời chào, hứa hẹn hoặc đưa cho, trực tiếp hay gián tiếp, người có chức vụ quyền hạn thuộc lĩnh vực công hoặc tư, của Việt Nam hoặc của nước ngoài, của tổ chức quốc tế, của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần,
cho chính bản thân người có chức vụ, quyền hạn ấy hay cho một người hoặc một tổ chức khác, để người có chức vụ, quyền hạn này làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công việc trong chức trách, quyền hạn, thì bị phạt...
...
Điều 290. Tội làm môi giới hối lộ (sửa đổi, bổ sung)
1. Người nào làm trung gian để thực hiện việc chào mời, hứa hẹn hoặc cho, đòi hỏi hoặc nhận của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, bất kỳ giữa người có chức vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực công hoặc tư, của Việt Nam hoặc của nước ngoài, của tổ chức quốc tế với người khác mà theo yêu cầu của người này, người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công việc trong chức trách, quyền hạn thì bị phạt... [85; tr.9].
... * * *
Tóm lại, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam nói riêng để thực hiện tốt các cam kết quốc tế và đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với các loại tội phạm, trong đó có tội phạm tham nhũng, hối lộ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta mà tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã chỉ rõ yêu cầu: “phổ biến rộng rãi và tổ chức thực hiện tốt các Công ước quốc tế, Hiệp định tương trợ tư pháp và các Hiệp định hợp tác phòng, chống tội phạm mà Nhà nước ta đã kí kết hoặc tham gia…”, cũng như Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” tiếp tục khẳng định “tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia…”; và “thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội tham nhũng, tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu xã hội đen”. Để làm tốt điều này, trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần nghiên cứu, đề xuất tiếp tục nội luật hóa những nội dung có lợi, phù hợp với quốc tế và thuận tiện trong thực tiễn xét xử, bảo đảm xử lý chính xác và công bằng đối với người phạm tội tham nhũng, hối lộ, từ đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, song song với việc hoàn thiện Bộ luật hình sự, cũng cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan như Bộ luật tố tụng hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự…
KẾT LUẬN
Hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung và các tội phạm về hối lộ nói riêng của Việt Nam thời gian qua đã có nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm tăng uy tín và vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Số liệu từ ba năm nay cho thấy mức độ tham nhũng liên quan tới các thủ tục hành chính, các dịch vụ y tế và giáo dục công đã có nhiều thuyên giảm. Các hành vi hối lộ nếu không đấu tranh, xử lý kiên quyết sẽ ăn mòn xã hội. Lúc đó, các lĩnh vực thiết yếu của một quốc gia như: giáo dục, y tế, tư pháp, báo chí, công an; v.v… bị điều khiển bởi lợi ích cá nhân bất chính và buông xuôi trách nhiệm, chức năng xã hội của mình. Khi người dân mất lòng tin thì tính chính danh của chế độ cũng không được bảo đảm nữa.
Qua nghiên cứu, so sánh các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về hối lộ với những quy định tương ứng trong Công ước của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng không những có ý nghĩa chính trị - pháp lý, mà còn có ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng trong việc phục vụ việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Bộ luật hình sự, công tác nghiên cứu khoa học, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung, các tội phạm về hối lộ nói riêng ở nước ta, phù hợp với điều kiện và tình hình đất nước trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, yêu cầu chống hối lộ vẫn đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, quyết tâm từ các cấp chính quyền cho đến mỗi người dân. Từ việc cụ thể các quy định pháp luật, thay đổi ý thức cho đến hành vi cá nhân, xử lý nghiêm các vụ việc liên quan đến nhóm tội phạm về hối lộ để tạo niềm tin hơn cho nhân dân vào bộ máy Nhà nước, bạn bè quốc tế tin tưởng môi trường đầu tư, hợp tác kinh tế tại Việt Nam và quốc tế tiếp tục đánh giá cao Việt Nam về quyết tâm đẩy lùi nạn hối lộ trong thời kỳ mới - thời kỳ hội nhập và phát triển quốc tế.
Tóm lại, ở một chừng mực nhất định, luận văn với tên gọi “Các tội
phạm về hối lộ theo luật hình sự Việt Nam và Công ước quốc tế của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng” đã giải quyết tương đối cơ bản một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về các tội phạm về hối lộ trong luật hình sự Việt Nam và so sánh với Công ước quốc tế của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng. Tuy vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, so sánh, đánh giá sự tương đồng và khác biệt, cũng như tiếp tục nội luật hóa Công ước quốc tế của Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng và những Công ước quốc tế khác vẫn là đòi hỏi cấp bách và là luôn là nhiệm vụ quan trọng của các nhà khoa học - luật gia hình sự trong nước trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu Tập huấn chuyên sâu về Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà in Bộ Công an, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2006), Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21/8/2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Hà Nội.
3. Báo Dân trí (02/07/2013), Tham nhũng vặt và hối lộ trong khu vực công tăng, Hà Nội.
4. Báo Đại Đoàn kết (2012), Cơ chế công khai minh bạch, kiểm soát tài sản là rất khó, Báo Đại đoàn kết, Hà Nội.
5. Báo Người Lao động (13/11/2013), Tham nhũng vặt tràn lan, Hà Nội.
6. Báo Sài gòn Tiếp thị, Tham nhũng vốn ODA, mất thể diện quốc gia, Sài Gòn 7. Báo Tiền phong (31/10/2013), 70% vụ hối lộ ở Việt Nam do doanh
nghiệp chủ động, Hà Nội.
8. Báo Trí thức trẻ (01/11/2013), Ngành nào tham nhũng lớn nhất, Hà Nôi. 9. Phạm Văn Beo (2009), Luật hình sự Việt Nam - Quyển 1 (Phần chung),
Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Bộ Tư pháp (2012), Đề cương định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự số 7724/ĐC-BSTBLHS(SĐ) ngày 24/9/2012 của Ban Soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Hà Nội
11. Can Ueda (1994), Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, Hà Nội.
12. Lê Văn Cảm (2000), Chế định các nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, (3), Hà Nội.
13. Lê Văn Cảm (chủ biên) (2001, tái bản 2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tái bản năm 2007.
14. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Lê Cảm (chủ biên) (2005), Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
16. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Hà Nội.
18. Trần Văn Dũng (2013), Nội dung hóa các điều khoản bắt buộc của công ước Phòng, chống tham nhũng trong Bộ luật hình sự - Vấn đề còn nhiều thách thức, Tạp chí Thanh tra, (5) Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6
“Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Ngọc Điện (2012), Hoàn thiện công cụ pháp lý phòng chống tham nhũng: đảm bảo minh bạch tài sản và thông tin, Nghiên cứu lập pháp, 9 (18), Hà Nội.
22. Nguyễn Trường Giang, GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh (2005), Công ước của Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các nghị định thư bổ sung, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
23. Ngô Minh Giang (2012), Phòng, chống tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi là nội dung trọng tâm trong tự phê bình, phê bình. Tạp chí Xây dựng Đảng, (6), Hà Nội.
24. Thu Hằng (2014), Công bố chỉ số PAPI 2013: Nhức nhối nạn hối lộ trong lĩnh vực công, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
25. Phạm Hồng Hải (chủ biên) (2000), Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.