Đơn vị g/km
Loại động cơ Bụi SO2 NO2 CO2
Tải lượng hệ số phát thải ô nhiễm đối với xe máy
Động cơ < 50 cc, 2 thì 0,12 0,36S 0,05 10
Động cơ > 50 cc, 2 thì 0,12 0,6S 0,08 22
Động cơ > 50 cc, 4 thì 0,76S 0,3 20
Tải lượng hệ số phát thải ô nhiễm đối với xe ô tô chạy ngoài đô thị
Động cơ < 1.400 cc 0,05 0,80S 2,06 6,99
Động cơ 1.400 - 2.000 cc 0,05 0,97S 2,31 6,99
Động cơ > 2.000 cc 0,05 1,17S 3,14 6,99
(Nguồn: Rapid inventory technique in environmental control,WHO 2005) Ghi chú: S là tỉ lệ % của lưu huỳnh có trong nhiên liệu. thông thường trong xăng có chứa 0,039 - 0,15 %, trong dầu Diezen có chứa 0,2 - 0,5%.
Qua các số liệu trong bảng 4.3, cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong khói thải các phương tiện giao thông khá cao. Tuy nhiên, do sự ra vào các phương tiện giao thông này là không tập trung và phân bố đều theo không gian và thời gian nên các khí thải trên sẽ nhanh chóng bị hòa loãng vào không khí.
- Quá trình đốt than trong lò sấy và nung:
Quá trình đốt than sẽ tạo ra một lượng bụi và khí thải có chứa các khí như CO, SO2, NOx,… các khí này khi đi vào khí quyển sẽ là một trong những
tác nhân gây nên hiệu ứng nhà kính, đồng thời cũng là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng và các loại cây trồng trong khu vực nếu như Nhà máy không có giải pháp kiểm soát và xử lý thích hợp.
Chất thải rắn:
-Chất thải rắn sinh hoạt:
Lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính bình quân đầu người hằng ngày là 0,3kg/người/ngày đêm (Theo nguồn Giáo trình Quản lý chất thải rắn”- NXB
xây dựng - GS.TS Trần Hiếu Nhuệ).
Với 500 cán bộ công nhân làm việc tại Nhà máy, lượng chất thải rắn sinh hoạt hằng ngày tạo ra sẽ là:
500 x 0,3 = 150 kg/ngày đêm
Chất thải rắn này bao gồm các chất hữu cơ, giấy các loại, nilon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hằng ngày bị hư hỏng khi thảivào môi trường mà không được thu gom xử ký thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống. Khí thải vào môi trường, các chất thải này sẽ phân hủy hoặc không phân hủy làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại… làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ vi sinh đất, các sinh vật thủy sinh trong nước.
-Chất thải rắn sản xuất:
Quá trình sản xuất của Nhà máy sản xuất gạch công nghệ cao sẽ tạo ra một số chất rắn mà chủ yếu là xỉ than, gạch hỏng. Gạch nung phế phẩm chiếm 0,5% sản phẩm, Xỉ than khoảng 5 -6 m3/ ngày.
Tuy nhiên các phế liệu này sẽ được đưa quay lại làm tái chế làm nguyên liệu sản xuất của Nhà máy nên không phát thải ra ngoài môi trường.
Như vậy nguồn chất thải rắn trong quá trình sản xuất chỉ có bao bì đựng sản phẩm bị lỗi, rách,… Chúng sẽ được thu gom và bán cho cơ sở tái chế.
-Chất thải rắn khác
+ Bùn thải từ hệ thống cống thoát nước, hố ga, bể tự hoại,… Tuy nhiên lượng chất thải này sẽ được thu gom và xử lý theo định kỳ;
+ Lá cây rụng tại nơi có cây xanh: Khối lượng không đáng kể;
+ Chất thải nguy hại: Bao gồm dẻ lau dính dầu mỡ (tại các khu vực nhà để xe), bóng đèn neong cháy hoặc hỏng,… với khối lượng phát sinh tối đa khoảng 15kg/ tháng.
Tiếng ồn:
-Tiếng ồn do các phương tiện vận tải ra vào Nhà máy:
Có khoảng gần 21.716 lượt xe ra vào Nhà máy mỗi năm để chuyên chở nguyên, nhiên liệu sản xuất và sản phẩm đi bán. Với cường độ như trên sẽ làm cho mức ồn trên tuyến đường vào Nhà máy sẽ tăng cao hơn nhiều so với hiện nay. Ngoài ra với cường độ dòng xe tăng cao sẽ tác động đến độ bền vững của tuyến đường và an toàn giao thông.